Experiential Marketing - Mách nhỏ 5 chiến lược Tiếp thị Trải Nghiệm cho nhãn hàng FMCG

 

Experiential Marketing - Tiếp thị Trải nghiệm đang là một xu hướng tiếp thị đáng chú ý hiện nay trong thời đại 4.0. Thế thì loại hình này ứng dụng như thế nào trong ngành hàng FMCG?

 

Có lẽ, Tiếp thị Trải nghiệm là một hình thức không còn quá lạ lẫm với marketer lẫn người tiêu dùng hiện nay. Tại Việt Nam, một số nhãn hàng lớn như Pepsi, Budweiser hay thậm chí là Lazada cũng áp dụng chiến lược marketing này. Chính bởi Experiential Marketing đem đến cho người tiêu dùng các hoạt động đời thực thú vị. Đặc biệt, đó cũng là cách nhằm tăng thêm độ nhận thức của khách hàng về thương hiệu cao hơn. Sau đây là 5 chiến lược Tiếp thị Trải Nghiệm cho nhãn hàng FMCG mà các marketer có thể cân nhắc áp dụng.

 

Đầu tư các cửa hàng Pop-up

 

Pop-up stores là các cửa hàng chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, ở một số địa điểm đặc biệt và đầy bất ngờ. Là một trong những xu hướng marketing thịnh hành tại Mỹ, Canada, Úc, Anh Quốc. Được nhiều người dùng ưa chuộng bởi thiết kế độc đáo, luôn bắt kịp xu hướng mới và có không gian mở để nhãn hàng có thể tương tác trực tiếp với khách hàng.

 

Không ít những nhà bán hàng online, doanh nghiệp đã tận dụng xu hướng này với mục đích đem đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm độc đáo. Song đó, các thương hiệu cũng thử nghiệm để biết rằng có nên đặt một cửa hàng cố định tại khu vực đó hay không, hoặc chỉ đơn giản là để thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng.

 

Một câu hỏi khó mà các doanh nghiệp FMCG sẽ phải đối mặt chính là địa điểm, vừa phải phù hợp ngân sách vừa phải được đặt ở nơi dễ thu hút khách hàng. Đồng thời, trong thời đại 4.0 thì chúng ta chứng kiến sự chuyển mình với các kênh bán online, khi đã tạo cho người dùng trải nghiệm mua sắm nhanh gọn và tiện lợi.

 

Thế nhưng, khi áp dụng cửa hàng pop-up để giải quyết bài toán doanh số, đó sự kết hợp lý tưởng của cả 2 hình thức mua sắm trên. Tạo cơ hội cho doanh nghiệp FMCG không tốn quá nhiều công sức để kết nối với đối tượng khách hàng tiềm năng, cũng như đầu tư quá nhiều tiền bạc và thời gian vào việc xây dựng một cửa hàng cố định.

 

Hơn thế nữa, với khả năng đem lại cho khách hàng các trải nghiệm mua sắm thú vị, những cửa hàng pop-up này sẽ thúc đẩy marketing truyền miệng nhằm thu hút sự chú ý hơn nữa của khách hàng tiềm năng. Với lĩnh vực FMCG, hoạt động Experiential Marketing này thường được các nhãn hàng đồ uống đóng chai, thương hiệu sữa áp dụng rất thành công.

 

Experiential Marketing - Mách nhỏ 5 chiến lược Tiếp thị Trải Nghiệm cho nhãn hàng FMCG

Nguồn: Chapter 5

 

Post-sale service - Cung cấp những dịch vụ hậu mãi trực tiếp

 

Việc cung cấp các dịch vụ hậu mãi trực tiếp giúp các thương hiệu lắng nghe và chăm sóc khách hàng chu đáo và chân thành hơn. Với cách làm này, nhãn hàng sẽ củng cố được sự uy tín nhất định, giúp người dùng có lòng tin vào thương hiệu một cách sâu sắc nhất.

 

Với tính chất đặc thù của ngành hàng tiêu dùng nhanh, dịch vụ hậu mãi không nên thực hiện như một hoạt động marketing riêng lẻ. Thay vào đó, các thương hiệu nên tích hợp chung vào những hoạt động Experiential Marketing tổng thể, điều này nhằm tối ưu hóa trải nghiệm và giá trị thụ hưởng mà người dùng nhận được.

 

Dịch vụ hậu mãi sẽ đảm bảo cho khách hàng nhận được những lợi ích và giá trị mà doanh nghiệp mang lại sau khi họ mua hàng. Đó có thể là hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc giới thiệu các tính năng mới mà doanh nghiệp đã ứng dụng trên sản phẩm của mình.

 

Lý do mà doanh nghiệp nên chú trọng vào dịch vụ hậu mãi, bởi đó là yếu tố có thể tác động đến lòng trung thành với thương hiệu và sự quyết định mua hàng trở lại của khách hàng. Với các khách hàng có sự hài lòng nhất định về doanh nghiệp, họ sẽ có xu hướng trở thành những khách quen trong tương lai.

 

Out-of-home Activation - Thực hiện những hoạt động kích hoạt thương hiệu ngoài trời

 

Theo một số nghiên cứu cho thấy, người dùng sẽ dễ bị lôi cuốn tương tác và tham gia những hoạt động kích hoạt thương hiệu ở ngoài trời. Đặc biệt hơn, khi các chương trình này được ứng dụng công nghệ số. Với sự tương tác 2 chiều như vậy, chiến dịch mà thương hiệu tạo ra sẽ đem đến sự ấn tượng cho khách hàng. Đó là nền tảng cho sự hình thành sự kết nối giữa nhãn hàng và khách hàng.

 

Experiential Marketing - Mách nhỏ 5 chiến lược Tiếp thị Trải Nghiệm cho nhãn hàng FMCG

Nguồn: Unica

 

Chiến lược Out-of-home Activation đặc biệt có lợi khi áp dụng cho lĩnh vực FMCG, bởi đây là một ngành hàng có tính đặc thù tương tác với khách hàng khá thấp. Thông qua việc tăng cường kết nối với người dùng, những thương hiệu FMCG sẽ “biến hóa” mình trở nên nổi bật hơn giữa vô số đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

 

Các marketer có thể tham khảo cách làm từ nhãn hàng Suntory của Nhật Bản cho đồ uống giải khát Lucozade của hãng. Họ đã áp dụng chiến lược này vào hoạt động marketing kết hợp rèn luyện sức khỏe. Cụ thể, khi mọi người đứng đợi xe buýt tại nhà chờ, hệ thống tự động bật lên bài tập thể thao trên màn hình LED và lôi cuốn những người ở đó tập theo. Chiến dịch đã được mọi người hưởng ứng rất tích cực, đặc biệt là những ai quan tâm về sức khỏe.

 

Experiential Marketing - Mách nhỏ 5 chiến lược Tiếp thị Trải Nghiệm cho nhãn hàng FMCG

Nguồn: Vimeo

 

Influencer - Kết nối với người có sức ảnh hưởng trong cộng đồng

 

Có ⅔ những chuyên gia tiếp thị và truyền thông Schlesinger Associates khảo sát cho rằng, sử dụng Influencer để quảng bá là một chiến lược marketing hiệu quả. Bởi lẽ, người dùng đang có khuynh hướng tin tưởng những đề xuất của cá nhân hơn là từ thương hiệu.

 

Không những vậy, những hoạt động Experiential Marketing nếu có sự góp mặt của Influencer, cũng giúp người dùng có cơ hội tham gia tương tác với thần tượng của họ. Những hình thức nội dung quảng bá như hình ảnh và video thường thu hút lượng tương tác cao, khi so với các hoạt động tiếp thị truyền thống.

 

Experiential Marketing - Mách nhỏ 5 chiến lược Tiếp thị Trải Nghiệm cho nhãn hàng FMCG

Nguồn: Advertising Vietnam

 

Sự “bắt tay” hợp tác giữa thương hiệu FMCG và người có sức ảnh hưởng không phải là điều gì quá xa lạ. Hiện nay, người dùng đã quen dần và đón nhận những sự kết hợp như: hoạt động quảng bá sản phẩm sữa uống liền với sự góp mặt của các ngôi sao bóng đá, các đại nhạc hội được tài trợ bởi thương hiệu đồ uống giải khát có sự tham gia của nghệ sĩ nổi tiếng,...

 

Trải nghiệm dùng thử và chương trình khuyến mãi

 

Những chương trình khuyến mãi là một thành phần không thể thiếu của các hoạt động tiếp thị, đặc biệt Experiential Marketing cũng không phải ngoại lệ. Việc các thương hiệu tặng voucher, tung coupon, giảm giá trực tiếp không những là động lực cho người dùng mua hàng lần đầu tiên, mà còn khuyến khích họ chọn nhãn hàng trong những lần mua sắm kế tiếp. Đây là một hình thức sẽ hiệu quả nếu áp dụng cho các sản phẩm FMCG trong nhóm đồ gia dụng như: các sản phẩm tẩy rửa, dụng cụ nhà bếp,...

 

Experiential Marketing - Mách nhỏ 5 chiến lược Tiếp thị Trải Nghiệm cho nhãn hàng FMCG

Nguồn: MobiWork DMS

 

Song song với những hoạt động khuyến mãi, trải nghiệm dùng thử là một loại hình marketing hấp dẫn người dùng. Có đến 80% trong số đó trả lời khảo sát rằng, được hướng dẫn sử dụng và dùng sản phẩm trực tiếp trong một hoạt động Tiếp thị Trải nghiệm sẽ có sự ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng.

 

Có thể lấy ví dụ cho hoạt động trải nghiệm sử dụng thử sản phẩm trong lĩnh vực FMCG từ thương hiệu PepsiCo, với sản phẩm Mountain Dew ở sự kiện Mountain Dew Energy Roadshow. Trong hành trình vòng quanh cả Anh Quốc, chiếc xe tải Mountain Dew cùng với nhóm đại sứ nhãn hàng đã tổ chức các give-away, một số cuộc thi, phân phát sản phẩm dùng thử đến tận tay người dân.

 

Experiential Marketing - Mách nhỏ 5 chiến lược Tiếp thị Trải Nghiệm cho nhãn hàng FMCG

Nguồn: Pinterest

 

Theo như Econsultancy công bố số liệu, chiến dịch này đã giúp hãng này thu về tỷ suất lợi nhuận ROI là 1,85 bảng Anh cho mỗi chi phí trên 1 bảng Anh. Cùng đó là 55% khách hàng là đối tượng mục tiêu quyết định mua sản phẩm, với hơn ⅓ trong số đó là người dùng mua sản phẩm Mountain Dew lần đầu.

 

Đó là những thông tin mà Tròn tổng hợp cho thấy rằng, Experiential Marketing là một hình thức giúp các thương hiệu và marketers trong lĩnh vực FMCG có thể lựa chọn trong hoạt động tiếp thị của mình. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có hiệu quả trong việc tăng lợi thế cạnh tranh trong ngành hàng đặc thù này.

 

 

Xem thêm:

TRÒN HOUSE