Cải thiện hình ảnh thương hiệu - 5 mấu chốt giúp doanh nghiệp khắc sâu vào tâm trí khách hàng
Nội dung bài viết:
I. Đảm bảo sự nhất quán
II. Chú trọng vào dòng sản phẩm/ dịch vụ chuyên biệt
III. Luôn nỗ lực tạo ra sản phẩm/ dịch vụ đặc biệt và độc đáo
Cốt lõi của việc cải thiện hình ảnh thương hiệu đó là khơi dậy cảm xúc và duy trì sự chú ý của người dùng. Hãy “bỏ túi” 5 mẹo sau giúp doanh nghiệp khắc sâu vào tâm trí khách hàng nhé.
Khi chọn một thương hiệu để mua sản phẩm, người dùng thường đặt niềm tin cao ở nhãn hàng và giá trị mà họ nhận lại được là gì. Vì thế, nếu như biết cách cải thiện thường xuyên và thúc đẩy quảng bá hình ảnh thương hiệu, người tiêu dùng sẽ có ánh nhìn khác về các sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp trên thị trường. Điều này cũng là yếu tố “mời gọi” người dùng đến với thương hiệu nhiều hơn và giúp giải quyết bài toán nâng cao doanh số. Sau đây là những hướng dẫn giúp cải thiện hình ảnh thương hiệu mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Đảm bảo sự nhất quán
Là một trong những yếu tố quan trọng để người tiêu dùng có thể nhận biết thương hiệu hơn là việc nhận diện một sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Ở thời điểm khởi đầu cho mối quan hệ với những khách hàng mới, niềm tin của họ với thương hiệu bạn khá “đơn sơ”. Vì thế, bạn phải tìm mọi phương án để cho khách hàng hàng thật sự có cảm giác tin tưởng về những sản phẩm/ dịch vụ và giá trị mà bạn tạo ra.
Để giúp bạn hình dung rõ nhất về yếu tố này, hãy xem qua cách làm của “ông lớn” trong ngành cà phê - Starbucks. Khi bước chân vào một cửa hàng của Starbucks, khách hàng thường mong muốn có trải nghiệm dịch vụ tuyệt vời, có không gian riêng tư để nhâm nhi tách cà phê mà mình yêu thích.
Nguồn: Global Expat Recruiting
Đó là một suy nghĩ của người dùng, đồng thời Starbucks đã làm rất tốt trong sự nhất quán tư duy đó cho hệ thống cửa hàng của họ. Bởi lẽ, khách hàng thường có kỳ vọng nhất định với những thương hiệu mà mình yêu thích.
Nguồn: Tạp chí Đẹp
Người dùng còn cho rằng để hình thành một thương hiệu có chỗ đứng trên thị trường, chủ doanh nghiệp đã phải nỗ lực không ngừng để xây dựng các giá trị cho khách hàng. Đó là sự tiếp nối và thực hiện lời hứa của doanh nghiệp đã cam kết, không chỉ ngày một ngày hai mà là cả một mục tiêu dài hạn trong tương lai.
Hãy nói đúng thực tế với khách hàng
Những sản phẩm/ dịch vụ sẽ thực sự trở thành một thương hiệu, nếu như doanh nghiệp cam kết lời quảng cáo đúng với công dụng thực tế. Đôi khi, sự khoa trương hay phóng đại trong tiếp thị là điều cần thiết, tuy nhiên điều đó có thể đem đến các hậu quả và hệ lụy nghiêm trọng nếu như doanh nghiệp lạm dụng quá đà.
Vì lẽ đó, hãy nói đúng thực tế với người dùng của bạn. Có thể trong thời gian đầu, doanh nghiệp sẽ gặp trường hợp mất lượng khách hàng tiềm năng. Thế nhưng “đường dài mới biết ngựa hay”, những ai ở lại chính là khách hàng trung thành nhất và họ thích giá trị chân thật mà thương hiệu của bạn đem lại.
Chú trọng vào dòng sản phẩm/ dịch vụ chuyên biệt
Một bước đi thông minh và sáng suốt nếu như thương hiệu tập trung nguồn lực để đánh mạnh vào phân khúc thị trường nhỏ trong thời gian nhất định, thay vì cố gắng lôi kéo tất cả mọi khách hàng. Thương hiệu nên tập trung xây dựng sản phẩm/ dịch vụ riêng cho những nhóm khách hàng đặc trưng với nhu cầu chuyên biệt khác nhau. Đồng thời, tìm phương pháp liên kết các nhóm người dùng này với nhau dưới cùng một thương hiệu.
Nguồn: OTO-HUI
Chẳng hạn như những nhà sản xuất xe ô tô trên thế giới đều áp dụng phương pháp này, khi họ tung ra các mẫu xe dành cho từng phân khúc khách hàng. Những thương hiệu xe hơi cố gắng tuân thủ những nguyên tắc trong thiết kế, luôn đổi mới công nghệ, tôn vinh giá trị của thương hiệu. Song đó, họ luôn tập trung đánh thẳng vào một số phân khúc riêng biệt, nhằm tạo sự hài lòng của khách hàng cũ và tìm thêm khách hàng tiềm năng mới.
Thường xuyên tạo hoạt động gắn kết với khách hàng
Thông thường, khách hàng thích kết nối với các cá nhân hay nhãn hàng nào có thể khơi dậy nguồn cảm hứng bên trong họ. Điển hình như các phim bộ kịch tính được khán giả ấn tượng và nhắc đến thường xuyên vì tạo ra cảm xúc mạnh cho họ.
Với việc cải thiện thương hiệu cũng tương tự, doanh nghiệp nên gắn kết với các giá trị cảm xúc của người tiêu dùng theo hướng tích cực và lành mạnh nhất. Nên chủ động chia sẻ với khách hàng các rắc rối và hướng dẫn cho họ tìm ra được hướng giải quyết.
Một case study “huyền thoại” nhất cho yếu tố này đó là cách làm của thương hiệu Nike. Hãng đã hiểu và liên hệ đến suy nghĩ của khách hàng, cho rằng việc có được chiến thắng và sự thành công là điều rất khó khăn, gian nan. Tuy nhiên, ai cũng có thể gặt hái được thành quả tốt đẹp nếu như “Just Do It - Cứ hành động”, và đó cũng là câu slogan (khẩu hiệu) của hãng Nike kể từ năm 1988.
Nguồn: ambothancottage
Luôn nỗ lực tạo ra sản phẩm/ dịch vụ đặc biệt và độc đáo
Một sản phẩm/ dịch vụ sẽ không thể trở thành đặc trưng thương hiệu nếu chỉ sở hữu các đặc điểm quá quen thuộc và không có sự độc đáo nào cả. Do đó, doanh nghiệp nên cố gắng tạo ra sản phẩm/ dịch vụ đặc biệt và mới lạ hơn. Trong quá trình tìm tòi và sáng tạo, bạn nên thường xuyên theo dõi và kiểm tra, việc này sẽ hạn chế tình trạng sai định hướng và làm mất đi sự thực tế trong sản phẩm
Khi bước chân vào ngành sản xuất máy tính, hãng Apple đã tính toán “đường đi nước bước” rất kỹ lưỡng, quyết tâm tạo ra các sản phẩm với khả năng nâng tầm trải nghiệm của người dùng.
Nguồn: Wylsacom
Nhờ vậy, ngay từ sản phẩm máy tính đầu tiên tung ra thị trường, Apple đã chứng tỏ sự độc đáo và đặc biệt của mình, vượt lên trên những đối thủ trực tiếp trong ngành, thu hút được sự quan tâm và chú ý của người dùng khắp nơi. Sau đó, thương hiệu này cũng phải duy trì liên tục sự khác biệt đó, không để cho các đối thủ bắt kịp công nghệ mà hãng đã dày công sáng tạo.
Đó là những mấu chốt giúp cho doanh nghiệp cải thiện hình ảnh thương hiệu tốt hơn trong mắt người tiêu dùng. Tất cả những yếu tố trên là cách thể hiện để giới thiệu doanh nghiệp đến với người dùng, cho họ biết bạn kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ gì và quản lý cách người dùng nhận ra bạn như thế nào trong mắt họ.
Hy vọng bài blog lần này đã giúp bạn đọc có thêm kiến thức hữu ích, đừng quên truy cập website Tròn House để đón đọc và tiếp nhận thêm các thông tin mới nhất trong ngành bạn nhé.
Xem thêm:
- "BỎ TÚI" 4 NGUYÊN TẮC TÂM LÝ HỌC CĂN BẢN - VẬN DỤNG ĐỂ HIỂU RÕ KHÁCH HÀNG
- BÀI HỌC VỀ XÂY DỰNG NIỀM TIN CỦA KHÁCH HÀNG VỚI HÌNH ẢNH SẢN PHẨM
- VIDEO ANIMATION - “CON ĐƯỜNG TẮT” ĐỂ LẤY LÒNG CÁC KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG
TRÒN HOUSE