Video animation - “Con đường tắt” để lấy lòng các khách hàng tiềm năng

 

     Nội dung bài viết:

       
 I. Video animation (hình động) là gì?

         II. 
5 bước sản xuất video animation làm phim quảng cáo doanh nghiệp

 

Theo một số thống kê, có 100 triệu người dùng internet trên toàn cầu xem video marketing/ngày, 60% trong số đó ưa chuộng xem video animation và 90% trong đó quyết định sẽ mua hàng ngay sau khi xem video. Từ các con số trên cho thấy rằng thể loại video animation đang là khuynh hướng tiếp thị được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Vậy video animation là gì? Bài viết sau đây là những tổng hợp thông tin xoay quanh việc quay video dự án doanh nghiệp theo dạng “hình động”. Cùng Tròn tìm hiểu chi tiết hơn bạn nhé.

 

Video animation (hình động) là gì?

 

Video Animation hay còn có cái tên gọi khác là Motion Graphic, giúp mô tả sản phẩm/dịch vụ hoặc thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến người dùng ở dạng hình ảnh động. Thông thường, loại video này sẽ có thời lượng dao động từ 2-3 phút.

 

Video animation - “Con đường tắt” để lấy lòng các khách hàng tiềm năng 

Nguồn: Fiverr

Thay vì các video khác với nội dung giới thiệu nhàm chán và khô cứng. Video animation sẽ truyền tải sống động, thú vị và hiệu quả hơn khi doanh nghiệp muốn nói điều gì đó đến khách hàng của mình.

 

Những đối tượng phù hợp với Video animation

 

Đầu tiên là đối tượng khách hàng tiềm năng. Với các doanh nghiệp sở hữu ngành hàng đặc thù, video animation được ví von như “cuốn catalogue” để người xem có thể hiểu rõ hơn về sản phẩm/dịch vụ của mình. Bởi lẽ, thông tin trong video này được đúc kết ngắn gọn, súc tích, nhiều sắc màu, hình ảnh sống động, âm thanh tươi vui và góp phần tăng nhận thức thương hiệu cao hơn. Bên cạnh đó, loại video này còn thu hút sự chú ý từ tệp khách hàng tiềm năng và nâng cao thêm khả năng mua hàng từ họ.

 

Lấy ví dụ cụ thể về video animation “Free Fire là gì” với mục tiêu là quảng bá cho trò chơi Free Fire. Thay vì nội dung video thể hiện phong cách kịch tính, bạo lực đúng như tinh thần của tựa game này. Thế nhưng, hãng 111 Dots Studio đã sản xuất video theo hướng thú vị và mới mẻ, nội dung tươi vui nhằm thu hút người chơi nhiều hơn.

 

Video animation - “Con đường tắt” để lấy lòng các khách hàng tiềm năng 

Nguồn: ITA Group

Những đối tượng tiếp theo là ứng viên tuyển dụng và nhân sự trong doanh nghiệp. Thông qua video hình động, những dữ liệu công ty không những truyền tải được ngắn gọn, đầy đủ mà còn dễ dàng tạo sự gần gũi và thân thiện hơn với các ứng viên và hệ thống nhân sự của doanh nghiệp.

 

Kế tiếp là những đối tác và các nhà đầu tư. Đây là cách phô diễn ra hết thông tin liên quan đến doanh nghiệp, tổng quan về thị trường,... Quay phim quảng cáo animation sẽ tác động hiệu quả trực tiếp đến khả năng ghi nhớ và cảm xúc của các nhà đầu tư, các đối tác tiềm năng.

 

Trong thời gian qua, dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh offline lẫn online của các doanh nghiệp. Hiểu được khó khăn đó, Kiotviet đã sản xuất một video animation về sản phẩm phần mềm bán hàng trực tuyến, giúp cho nhiều doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tăng vọt doanh số trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp. Với thông điệp chính ý nghĩa được truyền tải bằng video đầy sống động, Kiotviet không những tạo ấn tượng trong mắt khách hàng mà còn với các đối tác, nhà đầu tư tiềm năng.

 

Nên sử dụng video animation như thế nào?

 

Trong thời đại công nghệ số 4.0, các doanh nghiệp đừng bỏ qua các nền tảng phân phối video animation là các website và mạng xã hội. Với những sản phẩm/dịch vụ phức tạp, khách hàng thường có thói quen tìm thông tin trên internet với các công cụ tìm kiếm trước khi quyết định mua hàng. Bạn có thể phân phối video này ở những website được tối ưu SEO để giải thích thông tin cho khách hàng. Thêm nữa, video hình động cũng là một dạng nội dung hấp dẫn để bạn có thể đăng tải lên Facebook hay Youtube, tiếp cận nhiều đối tượng mục tiêu hơn và đặc biệt là thế hệ gen Z.

 

Video animation - “Con đường tắt” để lấy lòng các khách hàng tiềm năng 

Nguồn: 99Designs

Hãy phát sóng video của doanh nghiệp ở hệ thống cửa hàng, hội chợ triển lãm hay showroom. Khi sở hữu một video giới thiệu thể loại animation, cũng đóng vai trò như một “nhân viên tiếp thị”. Bởi thông tin trong đó đề cập đến sản phẩm/dịch vụ, hướng dẫn sử dụng,... Điều đó giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng tiềm năng và tăng khả năng ghi nhớ thương hiệu của bạn cho họ nhiều hơn.

 

Đối với các sự kiện và hội thảo, thay vì các bài thuyết trình rườm rà và khó diễn đạt, video animation sẽ là một công cụ lý tưởng cho các sự kiện khác nhau. Mục đích chính đó là tăng thêm sự thích thú của khán giả trong khán phòng với hình ảnh động và âm thanh ấn tượng.

 

5 bước sản xuất video animation làm phim quảng cáo doanh nghiệp

 

Để sản xuất ra một video animation chất lượng, từ nội dung cho đến hiệu ứng hình ảnh cũng phải trải qua một quy trình tiêu chuẩn. Đó là sự tham gia và tương tác làm việc của cả Client (khách hàng) và Agency (đơn vị cung cấp dịch vụ quay video quảng cáo). Phần tiếp theo sau là một quy trình cơ bản gồm 5 bước để hoàn thành một video hình động.

 

Nhận Brief

 

Công việc đầu tiên mà đơn vị sản xuất sẽ thực hiện chính là gửi đến khách hàng (doanh nghiệp) một số câu hỏi cần thiết cho một video animation. Sau khi đã thu thập được câu trả lời sẽ hoàn thành một bản hoàn chỉnh về mặt nội dung cơ bản, được gọi là brief.

 

Các doanh nghiệp nên cung cấp thông tin chi tiết, đầy đủ và chính xác. Bởi các nội dung đó sẽ được agency thực hiện và trình chiếu trong video animation. Đó là những thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ và đặc biệt là mục đích của toàn bộ video.

 

Viết kịch bản

 

Khi đã hoàn tất việc thu thập thông tin, đơn vị sản xuất sẽ phối hợp cùng doanh nghiệp để tạo ra được một kịch bản tổng quan nhất. Từ big idea (thông điệp chính), concept (ý tưởng) cho đến nội dung và lời bình cho video.

 

Video animation - “Con đường tắt” để lấy lòng các khách hàng tiềm năng 

Nguồn: Darvideo Animation Studio

Storyboard

 

Khi đã thống nhất được ý tưởng cho toàn bộ video, agency sẽ triển khai việc phác thảo storyboard cho từng phân đoạn trong video, sau đó gửi cho khách hàng xem và duyệt. Những hình ảnh bên trong storyboard sẽ gồm bối cảnh, nhân vật, cốt truyện,... Nếu đã hoàn thành được bản phác thảo này thì có thể bắt tay vào việc dựng video hình động.

 

Animate (Tạo chuyển động)

 

Những Animator (họa sĩ diễn hoạt) sẽ là người thực hiện các chuyển động của nhân vật và động tác máy của camera, từ đó tăng thêm sự chân thực và sống động cho nhân vật cũng như bối cảnh của video. Những việc làm này sẽ giúp cho khán giả có cảm giác rằng mình đang thực sự xem một bộ phim hấp dẫn, dựa vào storyboard đã được duyệt trước đó.

 

Dựng phim / Âm nhạc / Thuyết minh

 

Khâu cuối cùng sẽ là sự kết hợp của các chuyển động với lời bình, âm nhạc và phụ đề cho video. Khi đã hoàn tất bản demo và sau các lần feedback (phản hồi) chỉnh sửa từ khách hàng, video animation chất lượng được hoàn thành và có thể phục vụ cho các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp.

 

Video animation - “Con đường tắt” để lấy lòng các khách hàng tiềm năng

 

Nguồn: Lynda

Ở trên là những thông tin gói gọn về việc làm phim quảng cáo doanh nghiệp theo thể loại animation (hình chuyển động). Đây là hình thức được xem như là “con đường ngắn nhất” để giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn. Mong rằng bài blog mới nhất kỳ này từ Tròn sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về video hình động, từ đó có những ý tưởng sáng tạo để sản xuất ra video cho doanh nghiệp của mình.

 

 

Xem thêm:

TRÒN HOUSE