Quay video dự án doanh nghiệp: Quy trình sản xuất đúng chuẩn từ A đến Z

 

         Nội dung bài viết:
I.
Giai đoạn trước khi sản xuất và xây dựng ý tưởng quay video dự án doanh nghiệp 
II. Pre-production - Giai đoạn sản xuất tiền kỳ
  III. Post-production - Giai đoạn sản xuất hậu kỳ

 

Khi khởi quay video dự án doanh nghiệp, dựa vào từng dự án lớn hay nhỏ mà công ty sẽ hợp tác với một đơn vị phụ trách toàn bộ, từ những công đoạn sản xuất cho đến thành phẩm được giao. Đó là sự kết hợp của những bộ phận: Agency là đơn vị tư vấn, Production House là đơn vị sản xuất và Client là khách hàng (doanh nghiệp). Theo đó, họ đã có những bước làm việc như thế nào? Công việc cụ thể của từng đơn vị cụ thể ra sao? Cùng Tròn “đào sâu” chi tiết hơn về quy trình quay video quảng cáo trong bài viết dưới đây nhé.

 

Giai đoạn trước khi sản xuất và xây dựng ý tưởng quay video dự án doanh nghiệp

 

Mỗi dự án quay phim quảng cáo doanh nghiệp được triển khai với những ý tưởng, mục tiêu khác nhau. Thế nên, để đạt được thống nhất giữa những đơn vị làm việc, thông thường sẽ có bản nội dung yêu cầu chi tiết công việc, được gọi là Brief. Theo đó, các khách hàng sẽ cung cấp đến agency một số thông tin chủ chốt về sản phẩm/dịch vụ, mục tiêu truyền thông. Việc này sẽ giúp cho Agency hiểu được tường tận các yêu cầu của Client, từ đó triển khai video hay chiến dịch sẽ suôn sẻ hơn.

 

phim-doanh-nghiep

Nguồn: Facebook

 

Khi đã nhận bản Brief từ phía Client, Agency sẽ tiến hành họp nội bộ thảo luận để đưa ra được những ý tưởng chính thích hợp cho video. Bước làm này nhằm tưởng như vài gạch đầu dòng trên giấy khá đơn giản, thế nhưng lại mất nhiều công sức để tìm ra được một concept mà đáp ứng được những mong muốn từ phía Client.

 

Pre-production - Giai đoạn sản xuất tiền kỳ

 

Sau bước triển khai concept đã được chấp nhận, đơn vị Production House sẽ bắt đầu tham gia trong giai đoạn sản xuất tiền kỳ, thực hiện những khâu sản xuất sao cho tối ưu và hiệu quả nhất.

 

chuan-bi-phim

Nguồn: Medium

Chọn bối cảnh

Ở Việt Nam sở hữu nhiều phong cảnh đẹp mê hoặc lòng người từ Bắc chí Nam, các nhà làm phim quảng cáo doanh nghiệp có thể dựa vào để chọn lọc và tìm vị trí phù hợp nhất. Mặt khác, một video quảng cáo thường sẽ từ 15-60 giây, thế nên việc chọn bối cảnh cần phải thực hiện kỹ lưỡng trước khi bấm máy.

 

Khi triển khai quay video quảng cáo về doanh nghiệp, chọn địa điểm quay nên phù hợp với nội dung, mục đích và tiêu chí đã đặt ra ngay từ ban đầu. Chẳng hạn như một phim quảng cáo doanh nghiệp sẽ thực hiện các góc máy tại các bối cảnh như: trụ sở chính, tòa nhà, văn phòng làm việc, nhà máy... Nếu bạn chỉ ra được cho đối tác và khách hàng thấy về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng thì việc tạo niềm tin cho họ sẽ vững chắc hơn.

 

Đạo cụ và trang phục

Những đạo cụ độc đáo hỗ trợ quay luôn làm tăng thêm sự thú vị và đặc sắc hơn cho bối cảnh. Tuy nhiên, đôi khi các nhà làm phim cũng gặp khó khăn trong việc chọn bối cảnh đúng ý đồ, nên những họa sĩ thiết kế sẽ phải làm ra các đạo cụ khác nhau.

 

Bên cạnh đó, một yếu tố không thể thiếu và tạo nên sự thành công về mặt hình ảnh khi quay video quảng cáo, chính là: trang phục và phụ kiện. Những loại quần áo, giày dép, phụ kiện khác nhau sẽ thể hiện nền văn hóa, tính cách, tạo hình riêng biệt cho nhân vật trong video. Từ đó, video của doanh nghiệp sở hữu điểm nhấn ấn tượng đến người xem nhiều hơn.

 

Tuyển chọn diễn viên (Casting)

Việc sau cùng trong giai đoạn Pre-production chính là tuyển chọn diễn viên hay KOLs thích hợp với ngoại hình và tính cách của nhân vật trong video. Ngoài việc chọn những diễn viên tương xứng với tiêu chí, một số thương hiệu cũng có xu hướng sử dụng người nổi tiếng để thu hút cộng đồng người hâm mộ của họ nhằm quảng bá sản phẩm tiếp cận nhiều người dùng hơn.

 

Production - Sản xuất video dự án doanh nghiệp

Nhằm thực hiện hóa các nội dung từ kịch bản, nhà sản xuất sẽ tạo ra một ekip làm việc gồm nhiều bộ phận đảm trách những công việc khác nhau để triển khai sản xuất quay video dự án doanh nghiệp.

 

san-xuat-phim

Nguồn: Toppr

 

Bộ phận sản xuất

Là những người có chức vụ và trách nhiệm cao nhất trong ekip làm phim quảng cáo doanh nghiệp, bao gồm: Executive Producer (Nhà sản xuất), Producer, Production Manager. Bộ phận này sẽ điều phối chung cho toàn bộ các tổ làm việc trong quá trình sản xuất.

 

Bên cạnh đó, tổ sản xuất sẽ nắm việc quản lý kinh phí, liên lạc từng bộ phận, công tác hậu cần, quản lý diễn viên, lên lịch trình cho ekip. Tuy không phải là những người “nhúng tay” trực tiếp vào công việc liên quan đến nghệ thuật, nhưng họ có kinh nghiệm và làm bệ đỡ cho toàn bộ ekip phối hợp nhịp nhàng, ăn ý và thực hiện đúng với ý tưởng mà Agency đưa ra.

 

Bộ phận đạo diễn

Là những người kiểm soát chung cho tất cả những vấn đề về nghệ thuật của video: đạo diễn (Director), trợ lý đạo diễn, thư ký trường quay,... Theo đó, đạo diễn sẽ chỉ đạo diễn xuất và thổi hồn cho diễn viên, giúp họ có thể nhập vai vào nhân vật tốt hơn và tạo ra các cảnh quay ưng ý nhất.

 

Không giống với các bộ phim truyền hình hay điện ảnh, quay phim quảng cáo doanh nghiệp thì sự sáng tạo của đạo diễn và ekip làm việc phải thuộc khuôn khổ đúng theo yêu cầu từ khách hàng, đảm bảo thông điệp truyền thông của cả chiến dịch không bị sai định hướng ban đầu.

 

hinh-anh-san-xuat-phim

Nguồn: Backstage

 

Bộ phận mỹ thuật

Có người từng nói rằng chi tiết sẽ tạo nên sự đẳng cấp. Theo đó, sự tỉ mỉ trong từng yếu tố nhỏ như: đạo cụ, văn hóa vùng miền, kiểu tóc, kiểu makeup,... đều tăng thêm phần chất lượng cho video. Với bộ phận này là sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các vị trí như: Giám đốc mỹ thuật (Art director), thiết kế đạo cụ (Prop Maker), thiết kế Bối cảnh (Set Decorator), phục trang (Stylist), trang điểm và làm tóc (Make up),...

 

Bộ phận quay phim

Là những người nắm giữ vai trò kiểm soát khung hình, ánh sáng khi quay video dự án doanh nghiệp: đạo diễn hình ảnh (Director of photography), Quay phim (CamOp), Focus. Cùng một chủ thể những với các góc máy quay và thao tác quay khác nhau sẽ làm cho video trở nên hấp dẫn và chân thực hơn.

 

Bộ phận kỹ thuật

Tùy theo ngân sách làm phim quảng cáo doanh nghiệp mà đội ngũ sản xuất sẽ chọn được những thiết bị quay phù hợp, đó có thể là: thiết bị ray đẩy, robot điều khiển, thiết bị timelapse, boom 13m, Gimbal system, Steadicam,... Những thiết bị tân tiến sẽ góp phần tạo được sự hiệu quả nhất định, cùng đó là sự cống hiến thầm lặng của các kỹ thuật viên đằng sau những cảnh quay. Sau quá trình này, video của doanh nghiệp sẽ nằm ở phiên bản Footage quay thô.

 

Bộ phận ánh sáng

Khi quá trình làm phim diễn ra không phải lúc nào thời gian và thời tiết cũng thuận lợi. Nhà làm phim thường sẽ tạo ra những chi tiết giả để đúng theo mong muốn từ kịch bản, chẳng hạn như: giả nắng, giả mưa, giả đêm quay vào ban ngày, giả ngày quay vào ban đêm,... Tất cả những yếu tố đó được thực hiện hòa nhờ các thiết bị ánh sáng: đèn led, đèn kỹ xảo, thiết bị hắt sáng,...

 

Post-production - Giai đoạn sản xuất hậu kỳ

Đến giai đoạn sản xuất hậu kỳ quay phim quảng cáo doanh nghiệp, nhà sản xuất sẽ thực hiện các công việc để trau chuốt và chỉn chu cho sản phẩm thô với những bước làm sau đây.

 

chinh-sua-phim

Nguồn: Careers In Film

 

Kỹ xảo, chỉnh màu

Visual Effect là hiệu ứng hình ảnh sẽ tạo ra các khung hình sáng tạo và đầy sức kinh ngạc cho người xem, đặc biệt là việc này lại không thể nào làm được trên trường quay. Bên cạnh đó, màu sắc sẽ mang đến cho khán giả đa dạng mọi cung bậc cảm xúc xen lẫn những điều thú vị. Mỗi thương hiệu sẽ chọn ra cho mình gam màu đặc trưng nhằm hình thành phong cách riêng hợp nhất cho nhãn hàng.

 

Thuyết minh, âm nhạc

Để giúp khán giả dễ dàng hiểu được nội dung doanh nghiệp truyền tải, thuyết minh cũng là yếu tố nên có ở những phân đoạn trong video quảng cáo. Trường hợp người xem không hoàn toàn tập trung vào video, họ có thể nghe tiếng nói để hiểu được thông điệp này. Doanh nghiệp nên lựa chọn giọng đọc thuyết minh lôi cuốn, điều này sẽ giúp điều mà bạn muốn nói dễ dàng đi sâu vào tâm trí của người tiêu dùng hơn.

 

Âm nhạc cũng là thành phần không thể thiếu khi làm phim quảng cáo doanh nghiệp. Những bài hát dễ thuộc, dễ nhớ sẽ trở thành một phương tiện mạnh mẽ giúp khán giả ghi nhớ lời bài hát và hơn hết là thông điệp bạn lồng ghép bên trong. Từ đó, người dùng sẽ tăng thêm nhận thức thương hiệu và yêu thích nhãn hàng bạn một cách tự nhiên không gượng ép.

 

Giai đoạn phát hành

Sau những công đoạn trên, bước cuối cùng của quy trình quay video dự án doanh nghiệp chính là giai đoạn phát hành. Các doanh nghiệp có thể chuyển video quảng cáo của mình đến các đài truyền hình như: VTV, HTV, TVAD,... và thương thảo với họ trong việc lên sóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể xuất bản video của mình trên website công ty, các trang mạng xã hội (Facebook, Instagram, Youtube,...).

 

quang-cao-san-pham

Nguồn: ColorMedia

 

Mong rằng những chia sẻ trong bài viết trên về quy trình quay video quảng cáo doanh nghiệp sẽ phần nào giúp bạn có cái nhìn cận cảnh, hiểu chi tiết và sâu sắc hơn về các bước thực hiện một sản phẩm truyền thông chuyên nghiệp.

 

Trong thời đại công nghệ 4.0, video quảng cáo được các thương hiệu lựa chọn trong chiến dịch tiếp thị. Đó cũng chính là sự lựa chọn thông minh để giúp doanh nghiệp tăng thêm sự tin cậy và giá trị lên một tầm cao mới, thúc đẩy doanh số khởi sắc hơn.

 

Tại Tròn House, bạn có thể tìm hiểu dịch vụ quay video quảng cáo trên website của chúng tôi để tham khảo và cân nhắc hợp tác. Tròn hy vọng nhận được sự cộng tác của các doanh nghiệp trong thời gian tới.

 

Xem Thêm:

TRÒN HOUSE