TRANH CÃI SỰ CHÊNH LỆCH MÀU SẮC: CÂU CHUYỆN KHÔNG CÓ HỒI KẾT
[English belơ] 5 năm trước, cư dân mạng trên toàn giới từng có màn tranh cãi kịch liệt xung quanh một chiếc váy với câu hỏi: nó có màu xám-xanh hay vàng-trắng? Dạo gần đây, lịch sử lặp lại lần nữa với một đôi giày cùng câu hỏi tương tự: đôi giày này thực sự màu gì? Tại sao những điều rõ mười mươi như màu sắc (trừ những người bị mù màu) nhưng lại gây ra những luồng ý kiến trái chiều như vậy, còn Tròn House tìm hiểu nhé!
Xuất phát từ một bài đăng trên Twitter sau đó lan rộng ra toàn thế giới, hẳn chúng ta vẫn còn nhớ con sốt khủng khiếp mà chiếc váy này mang lại. Dù màu thực sự của chiếc váy này là mùa xanh-xám và đã có rất nhiều bài viết lý giải câu chuyện này, từ đứng trên phương diện sinh học đến đồ họa photoshop để giải thích. Tuy nhiên, có giải thích thế nào vẫn không thể thay đổi sự nhìn nhận màu sắc của từng cá nhân. Người nhìn ra vàng trắng vẫn giữ vững quan điểm không thay đổi.
Lượng ánh sáng mắt hấp thụ và sự quyết định của não bộ chính là những yếu tố then chốt. Những người nhạy cảm với ánh sáng xanh sẽ chỉ nhìn thấy màu xanh đen. Ngược lại, các cá nhân ít nhạy cảm với sắc xanh thì sẽ thấy chiếc váy này vàng trắng.
Bên cạnh đó, cách pha trộn màu trong não cũng là nhân tố gây nên sự nhầm lẫn màu sắc khi nhìn nhận. Chiếc váy gây tranh cãi có màu sắc phức tạp, không phải trộn giữa ba màu cơ bản của bộ màu RGB là đỏ, xanh nước biển và xanh lá thuần chất. Vì vậy, não bộ gặp rất nhiều khó khăn khi định hình màu sắc thật của chúng. Điều này dẫn tới việc mỗi người nhìn thấy váy một màu khác nhau.
Đối với đôi giày gây tranh cãi của hãng Vans, đến nay vẫn chưa có câu trả lời ngã ngũ về màu sắc của nó. Cư dân mạng chia thành 2 phe, có người nói nó màu hồng trắng, trong khi phe còn lại quả quyết là xám xanh. Có người còn hoang mang hơn khi nhìn thấy hồng trắng, lúc sau lại biến thành xám xanh. Rõ ràng đây là những màu sắc riêng biệt không hề liên quan hay trùng tông với nhau, thế nhưng tranh cãi vẫn không ngừng nổ ra. Tại sao lại có điều này?
Theo Wally Thoreson - giáo sư khoa học thị giác từ ĐH Y Nebraska (Mỹ), có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn màu sắc trên của não bộ, trong đó chủ chốt là ánh sáng xung quanh vật thể. Theo đó, những người nhìn thấy màu trắng hồng sẽ thấy ánh sáng xanh ở nền sau, trong khi người thấy màu xám xanh lại thấy ánh sáng nền có màu trắng. Cũng có ý kiến cho rằng, bạn thuận bên não nào sẽ quyết định đến màu sắc được nhìn thấy. Nếu thuận não trái, bạn sẽ nhìn thấy đôi giày màu xám xanh và ngược lại, nếu sở hữu não phải vượt trội sẽ thấy màu hồng trắng. Dù chưa có bất kỳ lý giải chính xác hay bằng chứng cụ thể nhưng những dẫn chứng phía trên phần nào thuyết phục quan điểm của mỗi cá nhân.
Ngoài hai sự vật phía trên, còn vô số những tranh cãi màu sắc khác đánh lừa người xem bởi ảo ảnh thị giác nó gây ra. Sự quyết định của não bộ khiến mắt chúng ta chỉ thấy được điều não bộ muốn thấy dù chủ nhân của bức ảnh đã đăng tải câu trả lời chính xác.
Tương tự vậy, có nhiều hình ảnh sản phẩm bị nhìn nhận khác với thực tế, khiến chúng ta lầm tưởng rằng những hình ảnh này truyền tải không đúng màu sắc thực tế. Ánh sáng hoặc phông nền trong ảnh khiến não bộ chúng ta tự động suy luận thành một màu khác và bạn cũng mặc định đây là màu của sản phẩm. Dù chủ sản phẩm và người thực hiện bộ ảnh lên tiếng phân trần, màu A là màu đúng, nhưng bạn lại thấy một màu B, vậy liệu ai mới đúng?
Sự chênh lệch màu sắc hình ảnh sản phẩm là vấn đề nan giải những người thực hiện hình ảnh đang tích cực thực hiện để giảm thiểu việc truyền tải màu sắc sai lệch đến người xem. Tuy nhiên, không có việc nào có thể đảm bảo hoàn hảo tuyệt đối, và điều kể trên cũng vậy. Sự nhận thức của não bộ khách hàng là điều doanh nghiệp không thể điều chỉnh hay bắt buộc nó phải thay đổi. Thế nên, thỉnh thoảng vẫn sẽ có những sự chênh lệch màu sắc không mong muốn xảy ra.
Những cuộc tranh cãi màu sắc kịch liệt tạo sự hào hứng, thích thú với những người tham gia. Tuy nhiên, với doanh nghiệp và những người thực hiện hình ảnh, đôi khi điều này gây ra sự bất tiện bởi màu sắc không được tiếp cận chính xác đến khách hàng. Việc tối ưu hóa màu sắc, truyền tải màu sắc chân thực đến người xem cần một quá trình dài cải tiến và thay đổi, chứ không phải dễ dàng hoàn thành ngày một ngày hai. Nếu bạn có đang gặp những vấn đề về màu sắc hình ảnh sản phẩm, hãy liên hệ với Tròn House nhé!
Sự chênh lệch màu sắc hình ảnh giữa các thiết bị: Chuyện không của riêng ai
Kinh nghiệm sử dụng màu sắc trong chụp hình sản phẩm
Tips chụp ảnh sản phẩm với nước bạn không thể bỏ qua
TRÒN HOUSE
COLOR STANDARD PICTURE: STORY WITHOUT ANSECTION
Five years ago, netizens around the world had a fierce debate around a dress with the question: is it gray-blue or yellow-white? Lately, history has been repeating a pair of shoes with the same question: what color are these shoes really? Why is it that things are as clear as color (except for those who are colorblind) but cause such mixed opinions, Let’s Tron House finds out!
Starting from a post on Twitter that spread throughout the world, we still remember the terrible fever this dress brought. Although the actual color of this dress is blue-gray and there have been many articles explaining this story, from a biological standpoint to a photoshop graphic to explain. However, there are explanations how it is still not possible to change the color perception of each individual. People who look out at white yellow still hold on to the same position.
The amount of eye light absorbed and the brain's determination are the key factors. People who are sensitive to blue light will only see dark blue. Conversely, individuals who are less sensitive to blue will find this dress white and yellow.
Besides, the way the color mix in the brain is also a factor that causes color confusion when viewed. The controversial dress has a complex color, not having to mix the three basic colors of the RGB color set are red, blue and pure green. So the brain has a lot of difficulty shaping their true colors. This led to everyone seeing the skirt a different color.
As for the controversial shoes of Vans, so far there is no real answer about its color. Netizens split into 2 camps, some say it's pink and white, while the other side is determined to be blue-gray. Some people are even more confused when they see pink and white, later they turn into blue gray. Obviously these are separate colors that are unrelated or overlapping, but arguing continues. Why is this?
According to Wally Thoreson, a professor of visual science at Nebraska Medical School, there are many factors that influence the decision on the color of the brain, the key being the light surrounding objects. Accordingly, those who see pink and white will see blue light in the background, while those who see gray blue will see white background light. There is also an opinion that which part of your brain determines which color is seen. If left-handed, you will see gray blue shoes and vice versa, if you possess superior right brain will see pink white. Although there is not any exact explanation or specific evidence, the evidence on the part convinces the opinion of each individual.
In addition to the above two things, there are countless other color controversies that deceive viewers by the visual illusion it causes. The decision of the brain makes our eyes see only what the brain wants to see even if the owner of the photo has posted the correct answer.
Similarly, there are many product images that are perceived as different from reality, leading us to mistakenly believe that these images do not convey true colors. The lighting or background in the image makes our brain automatically deduce into a different color and you also default to this is the color of the product. Although the product owner and the person who made the photo said that, color A is the right color, but you see a B color, so who is right?
Differences in product image colors are a problem. Image creators are actively working to minimize the transmission of false colors to viewers. However, no job can guarantee absolute perfection. The perception of the customer brain is something that businesses cannot adjust or force it to change. So, sometimes there will be unwanted color differences occur.
Intense color battles create excitement and interest for participants. However, for businesses and image creators, sometimes this causes inconvenience because colors do not have accurate access to customers. Optimizing colors, conveying true colors to viewers takes a long process of improvement and change, rather than being easily completed on a day or two. If you are having color problems with product images, please contact Tron House!
Sự chênh lệch màu sắc hình ảnh giữa các thiết bị: Chuyện không của riêng ai
Kinh nghiệm sử dụng màu sắc trong chụp hình sản phẩm
Tips chụp ảnh sản phẩm với nước bạn không thể bỏ qua
TRÒN HOUSE