Những lỗi sai khi chụp hình sản phẩm thương mại điện tử mà ít ai để ý

   Nội dung bài viết:

      I. 
Chụp ảnh sản phẩm low-end cho sản phẩm high-end

      II. 
Không đầu tư chụp ảnh các chi tiết "đắt giá" trên sản phẩm

      III. Chiến lược hình ảnh đi theo lối mòn

 

Theo thống kê từ DigitalCommerce360, có 51% người dùng ưa chuộng mua sắm online qua TMĐT. Trong đó, hình ảnh sản phẩm chính là công cụ giúp thương hiệu tăng tỷ lệ chuyển đổi, tuy nhiên nếu dùng hình ảnh không phù hợp hay không đẹp có thể giảm mạnh về lượt “click mua hàng”. Do đó, việc sử dụng ảnh là một điều kiện bắt buộc nếu bạn muốn tăng doanh số khi sử dụng kênh thương mại điện tử (TMĐT). Trong bài blog sau, TRÒN HOUSE sẽ mách bạn những lỗi sai mà có thể bạn từng mắc phải khi chụp hình sản phẩm kinh doanh trên sàn TMĐT. Theo dõi chi tiết hơn trong phần tiếp theo bạn nhé!

 

Chụp ảnh sản phẩm low-end cho sản phẩm high-end

 

Khi mua sắm trực tuyến, khách hàng thường đặt niềm tin nhiều vào sản phẩm của thương hiệu đó, chẳng hạn như: gam màu đẹp, kích cỡ chuẩn, đường nét tỉ mỉ,... Đó được xem là một số trách nhiệm mà doanh nghiệp phải làm, nếu không muốn “gánh trên đôi vai của mình” những đánh giá tiêu cực từ khách hàng..

 

loi-sai-khi-chup-anh-tmdt

 

Nguồn: TRÒN HOUSE

Ví như một sản phẩm cao cấp như một chiếc túi hiệu nhưng lại có hình ảnh chất lượng quá kém, thì khách hàng sẽ tự cho rằng đây là “hàng giả, hàng nhái”.

Thường thì khách hàng sẽ gắn chất lượng của hình ảnh tương đương cho chất lượng sản phẩm. Vì lẽ đó, nếu muốn đầu tiên là “giữ chân” họ tại gian hàng và sau đó là khiến họ phải click mua hàng, thương hiệu phải chụp ảnh sản phẩm thật chỉn chu để họ thấy được sự chuyên nghiệp và tin tưởng mua hàng của bạn.

 

loi-sai-khi-chup-anh-tmdt

 

Nguồn: TRÒN HOUSE

Không đầu tư chụp ảnh các chi tiết "đắt giá" trên sản phẩm

 

Nhiều người nghĩ rằng các chi tiết nhỏ có trên sản phẩm không quá quan trọng, và kết quả là họ đã mất đi cơ hội tăng thêm doanh thu do bởi suy nghĩ này. Ví dụ, nếu bạn đặt mua chiếc túi xách vì thích một chi tiết khắc chữ thương hiệu khá thú vị trên chiếc khuy kéo, đến khi nhận được sản phẩm thì lại không hề có chi tiết này, bạn sẽ khá thất vọng. Và tất nhiên, nếu bạn có trạng thái này thì các khách hàng của bạn không phải là ngoại lệ.

 

loi-sai-khi-chup-anh-tmdt

 

 

Nguồn: TRÒN HOUSE

Do đó, khi sản xuất ảnh sản phẩm thương mại điện tử, hãy chú trọng đến những chi tiết sản phẩm. Việc này sẽ giúp khách hàng “săm soi” sản phẩm kỹ hơn, họ sẽ hiểu rõ rằng bản thân sẽ mua hàng vì cái gì và phần trăm đánh giá tiêu cực về sản phẩm sẽ không quá cao sau khi nhận hàng. Xây dựng sự tin tưởng cho người mua hàng online với các bức ảnh chụp chi tiết sản phẩm là cách tối ưu nhất, khi bạn không thể thuyết phục họ trực tiếp ngay tại cửa hàng.

 

loi-sai-khi-chup-anh-tmdt

 

Nguồn: TRÒN HOUSE

Quảng bá bộ ảnh sản phẩm khác xa thực tế

 

Hầu hết những trường hợp “hoàn trả sản phẩm đã mua” là do mặt hàng đó khi khách hàng nhận và xem trực tiếp quá khác so với hình ảnh trên mạng. Vì thế, ở tình huống này khách hàng cảm thấy như đã bị thương hiệu lừa, khiến họ “một đi không bao giờ trở lại”, không còn niềm tin vào thương hiệu và sẽ tìm mua các sản phẩm tương tự của đối thủ.

 

loi-sai-khi-chup-anh-tmdt

 

Nguồn: TRÒN HOUSE

Có nhiều doanh nghiệp còn áp dụng Photoshop sau khi chụp hình sản phẩm để “phù phép” cho bộ ảnh được đẹp mắt hơn. Tuy đây là bước hậu kỳ phải thực hiện, nhưng nếu chỉnh sửa “quá đà” sẽ phản tác dụng và hậu quả cũng không nằm ngoài trường hợp như TRÒN HOUSE đã nói ở trên.

 

Thế nên, đừng để người dùng nghĩ rằng thương hiệu của bạn làm ăn không chuyên nghiệp, lừa dối họ bằng các hình ảnh sản phẩm lung linh, nhưng thực tế lại khác biệt đến không chấp nhận được.

 

loi-sai-khi-chup-anh-tmdt

 

Nguồn: TRÒN HOUSE

Chiến lược hình ảnh đi theo lối mòn

 

Để tạo ra một sản phẩm nổi bật trên thị trường, đặc biệt là trên sàn TMĐT là việc không mấy dễ dàng. Đa số những ai kinh doanh trên kênh này đều cố hoàn thiện những bộ ảnh sản phẩm thật đẹp đẽ, độc đáo và hào nhoáng. Tuy nhiên, bạn cũng phải biết rằng ảnh sản phẩm kinh doanh trên sàn TMĐT cũng có quy tắc nhất định.

 

loi-sai-khi-chup-anh-tmdt

 

Nguồn: TRÒN HOUSE

Điển hình như sàn TMĐT Amazon đã cập nhật các quy định về việc đăng tải hình ảnh sản phẩm, bắt buộc những ai kinh doanh trên kênh này đều phải thực hiện sát sao để có thể được “duyệt bán hàng” từ Amazon. Cụ thể như:

  • Kích thước ảnh tối thiểu 1600 pixel và tối đa 10.000 pixel;
  • Chấp nhận các định dạng ảnh JPEG (.jpg), TIFF (.tif), GIF (.gif) nhưng ưu tiên nhất là JPEG (.jpg);
  • Ảnh đại diện phải chụp sản phẩm trên phông nền trắng (hệ màu RGB 255,255,255).
  • Hình ảnh đại diện chỉ xuất hiện đúng duy nhất sản phẩm được kinh doanh;
  • Tiêu đề sản phẩm bán hàng phải phù hợp với sản phẩm được bán;
  • Các hình ảnh nên thể hiện đầy tính chất sản phẩm (bao gồm: kích thước, tính năng, màu sắc,...).

 

loi-sai-khi-chup-anh-tmdt

 

Nguồn: TRÒN HOUSE

Qua đó cho thấy, người kinh doanh trên sàn TMĐT không những phải chú trọng đầu tư hình ảnh sản phẩm đẹp mắt, mà còn phải tuân theo quy tắc của mỗi kênh bán, trên đây TRÒN HOUSE đưa ra ví dụ cụ thể về Amazon cho bạn đọc dễ hiểu hơn.

 

Và bạn cũng hãy luôn ghi nhớ rằng hình ảnh là một công cụ quan trọng để giao tiếp dễ dàng với khách hàng. Khi đã tạo được sự tin cậy cho họ bằng bộ hình ảnh sản phẩm chuyên nghiệp, thì hiệu quả tăng vọt về doanh số sẽ không còn là điều xa vời.

 

Hy vọng bài blog này từ TRÒN HOUSE sẽ giúp bạn có thêm thông tin về cách chụp hình sản phẩm trên TMĐT sao cho đúng đắn, tránh các lỗi sai phổ biến để có thể kinh doanh thuận lợi nhất nhé!

 

Xem thêm: 

TRÒN HOUSE

 

---

ENGLISH

COMMON MISTAKES IN E-COMMERCE PRODUCT PHOTOGRAPHY THAT FEW NOTICE

   Outline:

     
I. Taking low-quality photos for high-end products

      II. Neglecting to invest in capturing "high-value" details of the product

      III. Conventional image strategy

 

According to statistics from DigitalCommerce360, 51% of users prefer shopping online through e-commerce platforms. Among them, product images are the key tool that helps brands increase conversion rates. However, using inappropriate or unattractive images can significantly decrease 'click-to-buy' rates. Therefore, using images is a prerequisite if you want to boost sales through e-commerce channels. In the following blog post, TRÒN HOUSE will enlighten you on the common mistakes you might have made when photographing business products on e-commerce platforms. Stay tuned for more details in the next section!

 

Taking low-quality photos for high-end products

 

When shopping online, customers often place a lot of trust in the products of that brand, such as appealing color schemes, standard sizes, meticulous detailing, etc. This is considered some of the responsibilities that businesses must fulfill if they do not want to bear the weight of negative reviews from customers on their shoulders.

 

loi-sai-khi-chup-anh-tmdt

 

source: TRÒN HOUSE

For instance, if a high-end product like a designer handbag has extremely poor-quality images, customers may automatically assume it is a 'counterfeit or fake' item.

Customers often associate the quality of the images with the quality of the product itself. Therefore, if a brand aims to first 'capture' their attention at the storefront and subsequently compel them to click and make a purchase, it's imperative for the brand to capture well-presented product images. This way, customers can perceive professionalism and trust in your products, encouraging them to make a purchase.

 

loi-sai-khi-chup-anh-tmdt

 

Nguồn: TRÒN HOUSE

Neglecting to invest in capturing "high-value" details of the product

 

Many people believe that small details on a product are not overly important, and as a result, they miss out on opportunities to increase revenue due to this mindset. For instance, if you place an order for a handbag because you liked a particular brand-engraved detail on the zipper, but upon receiving the product, that specific detail is missing, you'll likely feel disappointed. Naturally, if you feel this way, your customers won't be an exception either.

 

loi-sai-khi-chup-anh-tmdt

 

 

source: TRÒN HOUSE

Therefore, when creating e-commerce product images, pay attention to the product details. This will enable customers to scrutinize the product more thoroughly, helping them understand precisely what they're buying, thereby reducing the likelihood of a high percentage of negative reviews post-purchase. Building trust for online buyers through detailed product images is the optimal approach, especially when you can't directly persuade them in a physical store.

 

loi-sai-khi-chup-anh-tmdt

 

source: TRÒN HOUSE

Misrepresenting the product image set from reality

 

Most cases of 'returning purchased items' occur because the received product differs significantly from its online representation. In this situation, customers feel deceived by the brand, leading them to feel 'once bitten, twice shy,' losing trust in the brand and seeking similar products from competitors.

 

loi-sai-khi-chup-anh-tmdt

 

source: TRÒN HOUSE

Many businesses resort to using Photoshop after taking product photos to 'enhance' the images to make them more appealing. While this post-processing step is necessary, excessive editing can backfire, leading to consequences similar to what TRÒN HOUSE previously mentioned.

 

Therefore, don't let users perceive your brand as unprofessional, deceiving them with glamorous product images that diverge significantly from reality, which is unacceptable.

 

loi-sai-khi-chup-anh-tmdt

 

source: TRÒN HOUSE

Conventional image strategy

 

To create a standout product in the market, especially on e-commerce platforms, is no easy feat. Most individuals conducting business through this channel strive to perfect visually stunning, unique, and glamorous product image sets. However, it's crucial to recognize that there are specific rules for product images in e-commerce.

 

loi-sai-khi-chup-anh-tmdt

 

source: TRÒN HOUSE

For instance, the e-commerce platform Amazon has updated regulations regarding the uploading of product images, mandating that all businesses operating on this platform must strictly adhere to these rules to be eligible for 'selling approval' on Amazon. Specifically:

- The minimum image size is 1600 pixels and a maximum of 10,000 pixels;

- Accepted image formats include JPEG (.jpg), TIFF (.tif), GIF (.gif), with JPEG (.jpg) being the most preferred;

- The main image should showcase the product against a white background (RGB color system 255,255,255);

- The main image should only display the exact product being sold;

- Product listing titles must be relevant to the item being sold;

- Images should accurately depict product characteristics (including size, features, color, etc.)

 

loi-sai-khi-chup-anh-tmdt

 

source: TRÒN HOUSE

Thus, it's evident that businesses on e-commerce platforms not only need to focus on investing in appealing product images but also must adhere to the guidelines specific to each selling channel. The specific example provided by TRÒN HOUSE about Amazon serves as a clear illustration for readers to better understand.

 

And always remember, images are a vital tool for easy communication with customers. Once you've established trust with them through a set of professional product images, achieving a significant increase in sales effectiveness will no longer be out of reach.

 

I hope this blog post from TRÒN HOUSE has provided you with additional information on how to capture product images on e-commerce platforms correctly, avoiding common mistakes, and enabling you to conduct your business more smoothly!

 

Readmore: 

TRÒN HOUSE