5 lỗi khi dùng props trong chụp ảnh món ăn khiến bộ hình không có sức hút

     
Nội dung bài viết:


           I. Props trong chụp ảnh món ăn là gì?

           II. 
5 lỗi khi sử dụng props mà bạn nên chú ý khi chụp ảnh food

 

Việc chọn lọc và sưu tầm props chụp ảnh food chưa bao giờ là điều dễ dàng. Bất cứ ai dấn thân vào con đường Food Photography, dù là người mới hay người lâu năm kinh nghiệm, đều nói rằng việc chọn mua và sử dụng props trong khung hình đều phải tính toán thật kỹ lưỡng. Có thể bạn đã tốn khá nhiều thời gian để chọn đạo cụ chụp ảnh món ăn, tiêu khá nhiều tiền vào những lần chọn sai props,... Đừng lo lắng, TRÒN HOUSE đã có mặt ở đây để giải quyết giúp bạn vấn đề này, với 10 lỗi sai khi chọn mua và dùng props trong các dự án chụp đồ ăn. Từ đó, bạn có thể tiết kiệm chi phí và thời gian cũng như tạo ra được bộ ảnh ưng ý nhất.

 

Props trong chụp ảnh món ăn là gì?

 

Nếu xem mỗi tấm hình là một câu chuyện, món ăn là nhân vật chính, thì các đồ vật props/ đồ trang trí chính là những “diễn viên phụ” hỗ trợ đắc lực đối với mỗi dự án chụp food cho mỗi nhiếp ảnh gia/ food stylish. Đặc biệt, những vật trang trí này không những giúp cho món ăn thêm ngon miệng hơn, mà chúng còn truyền đạt được thông điệp mà nhiếp ảnh gia muốn thể hiện.

 

5-loi-khi-dung-props-trong-chup-anh-mon-an-khien-bi-hinh-food-khong-co-suc-hut-tron-house-co-lua-dao-khong

 

Nguồn: Bea's cookbook

 

5 lỗi khi sử dụng props mà bạn nên chú ý khi chụp ảnh food

 

Không ít những lần sai sót khi bạn bắt đầu với dự án food, cụ thể là việc sử dụng phù hợp các props như thế nào cho chuẩn. Thế nên, hãy điểm danh qua 5 lỗi sai để lưu lại và chú ý cho những lần triển khai dự án chụp ảnh món ăn bạn nhé!

 

Không lên kế hoạch trước khi mua props

 

Đây được xem là một lỗi phổ biến! Chẳng hạn như, bạn có thể đi khắp những cửa hàng bán đạo cụ, chỗ nào thấy có vật nào đẹp hay vừa mắt thì mua vài cái về để dành. Nhưng sau cùng, chúng ta sẽ sở hữu một kho props như một “mớ hỗn độn”, không có vật nào kết hợp ăn khớp với nhau. Việc làm này cũng tương tự như bạn đi chợ mua nguyên liệu nấu ăn, nhưng lại không biết nấu món gì, thế là công sức một buổi đi chợ mua sắm trở nên công cốc.

 

chup-hinh-mon-an

 

Nguồn: Tròn House

 

Do đó, nếu đã cất công đi lựa chọn props, bạn hãy lên kế hoạch mua sắm cái gì/ vật gì phù hợp với concept/ style buổi chụp. Sau đó, mới bắt đầu tìm kiếm cửa hàng bán các props này hợp với phong cách mà bản thân đang tìm kiếm. Việc này không những tối ưu hóa cho bạn công sức mà còn chắt lọc ra được những props không cần mua mà tiết kiệm chi phí hơn.

 

chup-hinh-mon-an

 

Nguồn: Tròn House

 

Chỉ mua bát đĩa duy nhất một kích cỡ và nhiều họa tiết

 

Tùy thuộc vào từng món ăn mà sẽ có yêu cầu những loại bát đĩa với hình dáng, kích cỡ và mục đích sử dụng khác nhau. Bạn không thể nào dùng một chiếc đĩa đựng cốc/ ly và cho món salad vào đó, điều này hoàn toàn không hợp lý chút nào. Khoan vội hãy để ý đến họa tiết được in trên bát đĩa, bạn hãy lưu ý vào kích thước đầu tiên. Bởi lẽ, để có cách chụp hình món ăn hấp dẫn và tạo nên một ảnh food không nhàm chán, khung hình cần phải có sự đa dạng về kích cỡ của bát đĩa để tạo nên sự thú vị và hấp dẫn cho người xem.

 

chup-hinh-mon-an

Nguồn: Tròn House

 

Nếu bạn chọn những loại bát đĩa có nhiều họa tiết, đặc biệt là những kiểu hình dễ thương như: hoạt tiết hoa văn cổ điển, nhân vật hoạt hình, thú vật,... thì thường rất kén concept chụp và chỉ sử dụng được từ 1-2 lần là tối đa. Điều này cũng khiến cho việc tái sử dụng ít đi và gia tăng thêm chi phí cho những lần mua props sau này.

 

Không những thế, việc bát đĩa sở hữu quá nhiều họa tiết cũng khiến người xem phân tâm, không chú ý vào món ăn là “nhân vật chính”. Ngoại trừ dự án với mục đích chính là tạo nên điểm nhấn cho bát đĩa hay ly cốc. Nếu không thì những đồ vật này bạn nên chọn loại nào ít họa tiết càng tốt, đó là lựa chọn đảm bảo an toàn và giúp tôn lên hình ảnh cho món ăn.

 

chup-hinh-mon-an

 

Nguồn: Tròn House

 

Dao, nĩa, thìa có kích cỡ quá "khổ"

 

Khi bạn chụp những dự án rustic food, những vật như dao/ thìa/ nĩa phong cách cổ điển thường khá khó tìm, đặc biệt là ở thị trường Việt bởi văn hóa Á Đông ít khi dùng các đồ dùng này. Nếu tìm mua, bạn chỉ có thể tìm thấy ở những cửa tiệm bán đồ secondhand, đồ cũ,...

 

Thế nhưng, vấn đề thường gặp nhất chính là việc dùng những vật này sai mục đích ban đầu. Ví dụ như sử dụng thìa ăn súp đạt bên cạnh cốc cà phê, hay sử dụng con dao cắt để cắt bánh,... Hãy biết đâu là “chừng mực” và phù hợp khi sử dụng props cho từng chủ thể. Tùy vào từng gu của photographer hay food stylist mà bố cục ảnh food sẽ được thêm vào các props như thế nào, thế nhưng bạn hãy nhớ rằng: to chưa hẳn là tốt, phù hợp và vừa đủ mới chính là “chân ái”.

 

chup-hinh-mon-an

 

Nguồn: Tròn House

 

Sử dụng khăn lau bếp thành khăn ăn

 

Tuy nghe có thể liên quan đến nhau, nhưng khăn ăn sẽ mang trên mình chất liệu và họa tiết nổi bật hơn nhiều những loại khăn lau bếp. Một loại khăn ăn tốt thì cầm vào sẽ thấy sự mềm mại, chất liệu đa phần từ cotton phối thêm polyester, kết cấu không quá thô ráp, sợi vải được dệt kỹ và không quá to. Thế nên, chiếc khăn ăn như những người bạn hoàn hảo trong mọi khung hình giúp dự án chụp ảnh thức ăn đẹp mắt hơn. Một số màu sắc thường dùng cho khăn ăn chụp food đó là: ghi xám, xanh da trời nhạt hay đậm,...

 

Chọn mua các props mà "ai ai cũng có"

 

Trong marketing, sự hiếm có và độc đáo chính là những yếu tố khiến cho người xem khởi lên tâm lý muốn sở hữu. Và đó cũng chính là lý do mà đa số những nhiếp ảnh gia food/ food stylist đều đầu tư không ít thời gian đi tìm kiếm props nào “độc lạ”, nhưng vẫn đảm bảo được đồ vật này đúng concept và style của dự án chụp ảnh món ăn. Kể cả những dự án mà bạn chụp theo ý tưởng tối giản nhất, thì những bộ props “sang xịn mịn” hiếm có và khó tìm cũng giúp bộ ảnh của bạn trở nên ấn tượng hơn so với các đối thủ.

 

chup-hinh-mon-an

 

Nguồn: Tròn House

 

chup-hinh-mon-an

 

Nguồn: Tròn House

 

Nói tóm lại, việc chọn mua và sưu tầm props chính là một quá trình dài “đằng đẵng” và đòi hỏi nhiều công sức của mỗi Food Photographer/ Food Stylist. Thế nhưng, với các gợi ý trên từ TRÒN HOUSE, bạn có thể biết được thông tin hữu ích và hạn chế được các tình huống thử nghiệm dẫn đến trường hợp sai sót. Từ đó, bạn sẽ tiết kiệm công sức và chi phí hơn cho những việc quan trọng khác. TRÒN HOUSE chúc bạn tạo ra được bộ ảnh món ăn tuyệt đẹp và “gây bão” nhé.

 

Xem thêm:

TRÒN HOUSE