Những bài học "xương máu" từ Steve Jobs - Doanh nhân khởi nghiệp nào cũng nên đọc

 

       Nội dung bài viết:

    I. 
Hãy luôn tập trung vào sản phẩm tốt nhất

 

    II. Nếu bị thụt lùi, hãy gắng sức nhảy vọt

 

III. Thúc đẩy hướng đến sự hoàn hảo

 

 

Steve Job không những là người lãnh đạo có tầm nhìn, mà ông còn là bậc thầy trong diễn thuyết. Đó là những chất liệu ông để lại tạo thành những bài học sâu sắc khó quên.

 

Steve Jobs là vị CEO sáng lập ra thương hiệu Apple danh giá, được nhiều người dùng công nghệ khắp nơi trên thế giới yêu thích. Với tầm nhìn xa và các phát minh vĩ đại trong lĩnh vực công nghệ, những ảnh hưởng đó của ông đã có sự thay đổi to lớn trong ngành công nghiệp phần cứng và phần mềm máy tính. Để trở thành một nhà lãnh đạo uyên bác và tài ba, Steve Jobs đã trải qua nhiều biến cố trong cuộc đời. Cụ thể, ông có các bài học đắt giá mà các thế hệ sau cần phải học hỏi. Cùng Tròn điểm qua những kinh nghiệm “xương máu” mà ông để lại cho chúng ta nhé.

 

Hãy luôn tập trung vào sản phẩm tốt nhất

 

Khi Steve Jobs quay trở lại làm việc tại Apple vào năm 1997 sau 12 năm từ chức. Lúc này công ty đang tiến hành sản xuất máy tính và thiết bị ngoại vi, gồm nhiều phiên bản đa dạng của máy tính cá nhân Macintosh. Sau vài tuần cùng với những buổi đánh giá sản phẩm, ông đã nói với đội ngũ nhân viên phát triển rằng chỉ nên tập trung vào 4 sản phẩm tốt nhất và hãy hủy hết các sản phẩm còn lại. Chính việc chỉ tập trung vào sản xuất 4 dòng sản phẩm máy tính cá nhân, Steve Jobs đã cứu công ty đứng trước bờ vực phá sản.

 

Những bài học

Nguồn: Inc. Magazine

 

Giữ trách nhiệm từ đầu cho đến cuối

 

Nhà lãnh đạo này cho rằng cách tốt nhất nhằm đạt được sự đơn giản là hãy đảm bảo phần mềm, phần cứng và thiết bị ngoại vi được tích hợp liền mạch với nhau. Đó là cơ sở để tạo ra một Hệ sinh thái Apple danh giá như hiện nay. Chẳng hạn như chiếc iPod kết nối được với Macbook và đăng nhập dễ dàng trên iTunes, cho phép những thiết bị đồng bộ với nhau trơn tru hơn, ít gặp tình trạng “sập” bất ngờ hơn.

 

Những bài học

Nguồn: Investo

 

Do bởi có nhiều nhiệm vụ khá phức tạp, lấy ví dụ như tạo danh sách nhạc trên iPhone mới có thể đồng bộ và thao tác trên Macbook, đó là lý do mà iPhone hiện nay không cần nhiều phím bấm trên thiết bị. Steve Jobs cùng hãng Apple cũng dựa vào đó mà giữ trách nhiệm từ đầu cho đến cuối, giúp cho trải nghiệm của người dùng được tốt nhất. Đây cũng là điều mà hiếm có công ty nào làm được tốt như Apple.

 

Đơn giản nhất có thể

 

Sự tập trung “đỉnh cao” của Steve Jobs, kèm theo đó là sự tối giản hóa mọi thứ thông qua việc nhìn vào bản chất và loại bỏ các yếu tố không cần thiết, đó chính là khẩu hiệu tiếp thị đầu tiên của hãng Apple. Như ông đã từng nói rằng: “Sự đơn giản là sự tinh tế tối thượng".

 

Toàn bộ những phần mềm, phần cứng và sản phẩm của Apple dưới sự điều hành của Steve Jobs đều mang tính đơn giản và thuận tiện sử dụng. Đây là một minh chứng rõ ràng nhất cho triết lý mà ông theo đuổi suốt cuộc đời mình.

 

Nếu bị thụt lùi, hãy gắng sức nhảy vọt

 

Điểm ấn tượng của một công ty phát triển và sáng tạo công nghệ không chỉ dừng lại ở việc làm ra các ý tưởng trước thời đại, mà còn phải có sự nhảy vọt nếu không may gặp tình trạng bị thụt lùi. Trường hợp này xảy ra khi ông phát triển sản phẩm iMac đầu tiên. Steve Jobs đã tập trung hoàn thiện iMac, giúp sản phẩm hữu ích hơn trong việc quản lý ảnh video của người dùng. Tuy nhiên, iMac đã gặp lỗi khi xử lý phần âm nhạc.

 

Khi đó, người dùng sẽ thường tải nhạc về rồi nén vào bên trong đĩa CD, nhưng ổ đĩa của iMac lại không thể ghi đĩa. Thay vì bắt kịp xu hướng vào thời điểm đó với việc nâng cấp ổ CD cho iMac, ông đã quyết định làm ra hệ thống tích hợp giữa iTunes, iTunes Store và iPod. Cụ thể, người dùng sẽ được mua, quản lý, chia sẻ, lưu trữ và chạy nhạc tốt nhất khi sử dụng sản phẩm từ Apple. Đây là một hệ thống tích hợp mà sau này đã “thay chiếc áo mới” cho ngành công nghiệp âm nhạc.

 

Những bài học

Nguồn: The Times

 

Tạo động lực cho nhân viên

 

Một năng lực nổi tiếng của Steve Jobs đó là thúc đẩy và tạo động lực cho nhân viên làm nên những điều phi thường. Chẳng hạn như, khi ông ghé ngang vào phòng làm việc của Larry Kenyon - kỹ sư phụ trách hệ điều hành của Macintosh, Jobs đã phàn nàn rằng máy tính cá nhân này mất nhiều thời gian cho việc khởi động.

 

Sau đó, vị kỹ sư Kenyon giải thích và phản biện việc giảm thiểu thời gian khởi động của thiết bị là điều không thể. Tuy nhiên, Jobs đã ngắt lời ông và nói: "Nếu điều đó có thể cứu mạng người, liệu anh có thể tìm ra cách giảm 10 giây khởi động máy?”. Và ông cũng tiếp thêm lời, nếu có 5 triệu người dùng Mac giảm 10 giây khởi động máy/ngày, tổng thời gian tiết kiệm được là 300 triệu giờ/năm. Chỉ vài tuần sau thì kỹ sư Kenyon đã hoàn thành xong nhiệm vụ này và giúp máy khởi động nhanh hơn 28 giây.

 

Thúc đẩy hướng đến sự hoàn hảo

 

Trong quá trình phát triển của các sản phẩm của hãng Apple, Steve Jobs từng nhiều lần dừng lại và đánh giá, bởi ông cảm thấy chúng chưa thực sự hoàn hảo. Trong đó, iPhone chính là một ví dụ điển hình. Khi đó, thiết kế ban đầu của smartphone này chính là màn hình kính trên vỏ nhôm. Vào một sáng nọ, ông đến gặp Jonathan Ive - giám đốc thiết kế của Apple, rồi nói rằng: “"Đêm qua tôi không ngủ được vì tôi nhận ra rằng mình không thích thiết kế của nó". Ngay lập tức, Jonathan Ive nhận ra điều này hoàn toàn đúng.

 

Những bài học

Nguồn: GenK

 

Sau đó, ông nói với đội ngũ của Jonathan Ive: “Các bạn đã dành 9 tháng qua cho thiết kế này, nhưng chúng ta sẽ thay đổi nó. Chúng ta sẽ phải làm việc cả ngày lẫn đêm, cả cuối tuần". Nhưng thay vì ngồi phàn nàn, đội ngũ phát triển thiết kế đã đồng ý với đề xuất này của ông. Điều này cũng diễn ra tương tự khi ông và nhà thiết kế này hoàn tất diện mạo cho iPad.

 

Làm việc với người tốt nhất và khuyến khích tương tác trực tiếp

 

Steve Job còn được cho là người nóng nảy và khắc nghiệt với đồng nghiệp xung quanh mình. Điều này xuất phát từ việc đam mê và theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo của nhà lãnh đạo này, cùng đó là sự mong muốn cộng tác làm việc với những người tốt nhất. Ông nói: “Tôi nghĩ mình không thô lỗ với mọi người. Nhưng nếu có vấn đề, tôi sẽ nói thẳng vào mặt họ. Việc của tôi là phải trung thực”.

 

Dù ông là người phát minh công nghệ và sống trong thời đại số hóa, Steve Jobs vẫn hướng đến những buổi họp mặt, làm việc trực tiếp. Có người từng nói trong thời đại kết nối qua internet thì các ý tưởng sẽ được phát triển qua iChat và email. Tuy nhiên, ông cho rằng đó là điều không thể. Bởi sự sáng tạo thường sẽ đến từ những cuộc thảo luận, cuộc họp ngẫu nhiên. Đó cũng là cách mà ông phát minh ra những thiết bị làm thay đổi cả thế giới.

 

Những bài học trên đã minh chứng bằng những thành quả đạt được của nhà lãnh đạo uyên bác Steve Jobs. Các kinh nghiệm trên không những hữu ích cho những ai kế nhiệm thương hiệu Apple sau này, mà còn cho những nhà kinh doanh khác trên khắp thế giới. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm các triết lý của vị CEO này, từ đó áp dụng vào triết lý kinh doanh của mình sao cho phù hợp nhất.

  

Xem thêm:

TRÒN HOUSE