Xây dựng thương hiệu thành công nên bắt đầu từ đâu?

 

      Nội dung bài viết:

    I. 
Đảm bảo tính thống nhất trên các nền tảng mạng xã hội

    II. Logo và màu sắc thương hiệu

III. 
Tạo ra một câu chuyện hấp dẫn cho thương hiệu

 

Xây dựng thương hiệu luôn là công việc mà nhiều chủ doanh nghiệp muốn thực hiện. Tuy nhiên, đối diện với các thách thức và rủi ro, việc xây dựng thương hiệu nên bắt đầu như thế nào?

 

Theo dòng thời gian, các sản phẩm sẽ hết hạn và lỗi thời, bao bì dù có tinh xảo đến mấy cũng không còn hợp xu hướng, các đối thủ cạnh tranh trong ngành liên tục xuất hiện. Với những doanh nghiệp cho rằng chỉ nên quan tâm đến sản phẩm chưa chắc sẽ đứng vững trên thị trường nếu các tình huống ở trên xảy ra. Tuy nhiên, với một doanh nghiệp chú trọng xây dựng thương hiệu bên cạnh đầu tư sản phẩm thì không dễ bị thay thế. Bởi họ sẽ tạo ra được hình ảnh đẹp, có giá trị và chất lượng, nhận được sự tin tưởng và lòng trung thành cao từ khách hàng. Đọc kỹ bài viết sau đây để có thể xây dựng một thương hiệu thành công cho doanh nghiệp của bạn nhé.

 

Đảm bảo tính thống nhất trên các nền tảng mạng xã hội

 

Thương hiệu Pantene đã từng nói rằng xây dựng thương hiệu không phải là chuyện ngày một ngày hai có thể hoàn thành. Theo Brandchannel, hãng Nike phải mất đến 15 năm để củng cố vị thế của thương hiệu, thông qua việc tập trung vào duy trì “360 độ delivery”. Điều này để chắc chắn rằng Nike là nhãn hàng nhất quán về sản phẩm, dịch vụ, quảng cáo, bao bì và chăm sóc khách hàng.

 

Với lối tư duy đó, khi xây dựng thương hiệu vững mạnh và nhất quán qua những nền tảng mạng xã hội là yếu tố quan trọng. Hình ảnh profile thương hiệu khi hiện diện trên Facebook, Instagram, Twitter hoặc bất cứ nền tảng online nào thì nên được nhất quán, thích hợp với bản chất của thương hiệu đó và có định hướng phong cách rõ ràng.

 

Nguồn: VietnamBiz

 

Cụ thể, bạn có thể đảm bảo tính nhất quán qua phong cách graphic (đồ họa), màu sắc, ngôn ngữ truyền đạt hay thói quen đăng tải bài viết. Chẳng hạn như bạn có thể đăng các câu quote (trích dẫn) vào thứ hai, bài viết về sản phẩm/vụ vào mỗi thứ 5 hoặc là bất cứ điều gì mà bạn muốn người dùng xem được. Hãy giữ sự nhất quán để người theo dõi (follower) biết được rằng họ đang mong đợi điều gì nhé.

 

Logo và màu sắc thương hiệu

 

Logo được ví von như là mỏ neo của thương hiệu và thiết kế logo nên được đại diện cho triết lý thương hiệu. Trong quá trình thiết kế, doanh nghiệp nên xem xét kỹ lưỡng rằng logo sẽ thể hiện cho yếu tố nào, tránh nói về cái gì.

 

Nguồn: Marketing Registrado

 

Hơn nữa, màu sắc sẽ đem lại cho thương hiệu đặc điểm và ý nghĩa riêng biệt. Tương tự như yếu tố đồ họa cho các sự kiện, dùng màu sắc để tác động nhận thức người tham gia, giúp thương hiệu thu thú sự chú ý của khách hàng mục tiêu. Đặc biệt, màu sắc cũng nên đồng bộ trên các nền tảng online và offline, đảm bảo sự nhất quán và chuyên nghiệp cho thương hiệu.

 

Vào năm 2015, thị trường Yến sào tại Khánh Hòa chiếm lĩnh thị phần trên toàn quốc. Thế nhưng, người tiêu dùng vẫn lo lắng và băn khoăn khi không biết đâu thật đâu giả. Trong đó, nhãn hàng Yến Sào Phú Yên có ưu thế với sản phẩm thật cùng mức giá phải chăng. Mục tiêu của thương hiệu này chính là truyền tải cho khách hàng biết ưu thế đó và không còn hoài nghi về chất lượng của sản phẩm. Theo đó, quá trình triển khai và thực hiện logo và màu sắc thương hiệu như sau:

 

  • Tên thương hiệu: Người Gọi Yến - mô tả lợi điểm bán hàng độc nhất của Yến sào Phú Yên;
  • Câu định vị thương hiệu: Một mái nhà, ngàn yến vun tổ (bám sát và hỗ trợ cho tên thương hiệu)
  • Logo: được sáng tạo và thiết kế dựa vào câu chuyện: Bàn tay gọi yến về tổ. Cùng đó là hai màu sắc chủ đạo đỏ và vàng.

 

Nguồn: Richard Moore Associates

 

Sau quá trình triển khai trên, chủ của thương hiệu này đã phản hồi kết quả hơn cả mong đợi: “Khách hàng đến với Người Gọi Yến, không còn đặt ra nghi ngờ và câu hỏi về chất lượng của sản phẩm nữa.”

 

Brand voice & style - Định hình tông giọng và phong cách của thương hiệu

 

Sản phẩm/dịch vụ cùng với nhân khẩu học của các khách hàng mục tiêu chính là thước đo hoàn chỉnh cho Brand voice & style - tông giọng và phong cách của thương hiệu. Bạn có thể tưởng tượng rằng thương hiệu giống như con người thiệt và có các yếu tố như: độ tuổi, giới tính, tính cách, sở thích,...

 

Nguồn: Salesforce

 

Bạn có thể thấy các quảng cáo của Apple dễ dàng nhận dạng, bởi nhờ vào hình ảnh đơn giản kèm với nội dung độc đáo. Ngôn ngữ mà hãng chọn với hình ảnh có sự ngắn gọn và được sắp xếp vị trí cẩn thận. Ở trên website, brand voice & style luôn rõ ràng qua ngôn ngữ đơn giản, trực tiếp vào vấn đề và cởi mở đến khách hàng.

 

Một phong cách thường thấy nữa của Apple chính là họ không bao giờ “đào sâu” vào kỹ thuật thiết bị khi tương tác với khách hàng. Những giải pháp mà hãng đưa ra luôn dễ hiểu, giải quyết pain point (vấn đề) của khách hàng về sản phẩm, trong khi họ vẫn duy trì được tông giọng của thương hiệu mình.

 

Hãy giao tiếp với khách hàng như những người bạn

 

Nếu như đặc điểm của thương hiệu đã được hình thành, bạn nên dùng đặc điểm đó để xây dựng thương hiệu mà mọi người có thể tin tưởng. Trên các nền tảng online, một cách thức thành công được minh chứng trong suốt thời gian vừa qua chính là thương hiệu nên giao tiếp với khách hàng như một người bạn thật sự.

 

Nguồn: Az Solutions

 

Nếu giao tiếp với khách như người bạn với đặc điểm và cá tính riêng sẽ giúp thương hiệu gần gũi hơn. Và nếu bạn tương tác khéo léo và thông minh, mang tính giải trí cao thì rất có thể cuộc giao tiếp đó trở nên phổ biến và lan truyền nhanh hơn đến người dùng khác.

 

CEO chuỗi khách sạn Meliá từ Tây Ban Nha đã có các hoạt động vô cùng sôi nổi trên mạng xã hội, điều đó đem đến kết quả hơn mong đợi cho thương hiệu này. Các khách hàng trên khắp toàn cầu có thể trực tiếp hỏi các vấn đề cùng với vị CEO này qua hashtag #AskCEOMelia. Cách làm này đã khiến cho lượt truy cập website của hãng tăng 30%, số người theo dõi trên mạng xã hội tăng và phát triển hơn về độ nhận thức thương hiệu.

 

Nguồn: Twitter

Tạo ra một câu chuyện hấp dẫn cho thương hiệu

 

Một thương hiệu sẽ lôi cuốn đối tượng mục tiêu hơn khi kể những câu chuyện thú vị về doanh nghiệp, hoặc các câu chuyện gắn kết với khách hàng. Hãy thêm khách hàng vào trong câu chuyện của thương hiệu, để khách hàng trở thành một phần quan trọng trong câu chuyện mà doanh nghiệp kể.

 

Hakuhodo Singapore - công ty quảng cáo và quan hệ công chúng đã đưa ra một ý tưởng cho video để tiếp cận khách hàng, nhằm giới thiệu sản phẩm Bioré UV Body Care Serum – kem dưỡng có thành phần chống nắng và bụi bẩn. Thông qua video với hình thức storytelling, chiến dịch đã thúc đẩy người xem trải nghiệm và đắm mình vào nội dung với việc đưa một ngón tay bất kỳ chạm vào giữa video qua màn hình.

 

Nguồn: Cargo

 

Đoạn video này hướng đến đối tượng là những phụ nữ làm việc ở văn phòng. Trước thời điểm họ nghỉ trưa, điện thoại sẽ là “người bạn đồng hành” nhắc nhở và giải thích để hiểu sự quan trọng của việc bảo vệ da khỏi tia UV, tránh tình trạng khô tróc trên da. Thông điệp và nội dung của chiến dịch đã lan truyền rộng rãi qua các kênh digital và các kênh truyền thông truyền thống. Sau 3 tháng, đoạn video này đã thu về 80 nghìn lượt xem, 31 nghìn giờ theo dõi và tốc độ tương tác là 47.5%.

 

Đó là những thông tin để giúp bạn giải đáp câu hỏi xây dựng thương hiệu thành công nên bắt đầu từ đâu? Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nhãn hàng “nhảy vào” internet như một trào lưu nhất thời khiến công cụ marketing như một “mớ hỗn độn”. Hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng các kênh quảng bá để xây dựng thương hiệu đúng cách, đem lại sự hiệu quả để nổi bật trên thị trường và níu chân khách hàng một cách tài tình nhất.


 

Xem thêm:

TRÒN HOUSE