Đế Chế Tìm Kiếm Google hay Amazon

 

Khi có nhu cầu mua sắm online, bạn sẽ bắt đầu tìm kiếm thông tin sản phẩm từ đâu? Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chúng ta sẽ tìm đến “chuyên gia tìm kiếm” Google đầu tiên. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của NPR and Marist, Amazon mới thực sự là “ông lớn” trong cuộc chiến này. Hơn 44% người mua sẽ tìm kiếm trên Amazon khi họ có nhu cầu mua sắm online. So với Google, tỉ lệ này nhiều hơn đến 11%. Hơn thế, Amazon còn đang là một trong những thị trường lớn nhất hiện nay với hơn 300 triệu khách hàng đến từ 180 quốc gia, bao gồm cả người tiêu dùng đến từ Việt Nam.

 

 

Với những số liệu trên, Amazon thực sự là một mảnh đất kinh doanh màu mỡ đối với các doanh nghiệp Việt Nam - những người vẫn đang loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm. Tuy hấp dẫn là thế, việc bán hàng trên Amazon không thật sự dễ dàng như nhiều người nghĩ. Theo số liệu từ Bộ Công Thương, đến năm 2018 chỉ có hơn 200 doanh nghiệp Việt Nam đang bán hàng trên Amazon, con số quá nhỏ so với bất kỳ một trang thương mại điện tử nào khác.

 

Kết quả trên khá dễ hiểu bởi lẻ, bán hàng trên Amazon khó ở rất nhiều khâu: quy trình bán hàng nghiêm ngặt, vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam qua kho hàng của Amazon rất phức tạp, doanh nghiệp phải am hiểu về các vấn đề pháp lý, … vân vân và còn rất nhiều vấn đề khác.

 

Để giúp bạn bớt bối rối và cảm thấy khó khăn khi bán hàng trên Amazon, Tròn House sẽ mang đến cho bạn một vài hướng dẫn cũng như những điều cần lưu ý khi bán hàng trên nền tảng này.


  1. Sản phẩm của bạn có được phép kinh doanh trên Amazon hay không?

 

Amazon hiện có 20 nhóm sản phẩm không cần phải đăng ký xét duyệt.

Các nhóm sản phẩm đó bao gồm:

  1. Amazon Device Accessories (Phụ kiện thiết bị Amazon)
  2. Amazon Kindle (Máy đọc sách Amazon Kindle)
  3. Baby Products (Sản phẩm dành cho trẻ em)
  4. Beauty (Sản phẩm làm đẹp)
  5. Books (Sách)
  6. Camera & Photo (Máy chụp ảnh)
  7. Cell Phones (Điện thoại)
  8. Clothing & Accessories (Quần áo và phụ kiện)
  9. Electronics (Thiết bị điện tử)
  10. Handmade (Các sản phẩm thủ công)
  11. Health & Personal Care (Sản phẩm chăm sóc sức khỏe)
  12. Home & Garden (Sản phẩm chăm sóc nhà cửa)
  13. Musical Instruments (Nhạc cụ)
  14. Office Products (Văn phòng phẩm)
  15. Outdoors (Sản phẩm phục vụ hoạt động ngoài trời)
  16. Software & Computer Games (Phần mềm máy tính/game)
  17. Sports (Sản phẩm thể thao)
  18. Tools & Home Improvement (Sản phẩm chăm sóc nhà cửa)
  19. Toys & Games (Đồ chơi)
  20. Video Games & Video Game Consoles (máy chơi game/game)

 

Tuy nhiên, đối với các sản phẩm thuộc danh sách dưới đây, bạn cần phải được Amazon chấp thuận để được phép kinh doanh trên nền tảng này. Amazon giới hạn số lượng người bán trong 15 nhóm đặc biệt này vì muốn đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Nếu bạn tin rằng sản phẩm của bạn đủ sức cạnh tranh và muốn bán chúng trên Amazon, hãy tiến hành đăng ký và chờ Amazon xét duyệt trong khoảng 3 ngày. Sau đó, bạn bạn sẽ nhận được kết quả thông báo về việc Amazon có chấp thuận sản phẩm hay không. Trong một vài trường hợp, Amazon sẽ yêu cầu thêm các thông tin bổ sung để hỗ trợ việc xem xét phê duyệt sản phẩm của bạn.

 

Nhóm 15 sản phẩm này bao gồm:

  1. Automotive & Powersports (máy tự động và dụng cụ thể thao tổng quát)
  2. B2B Business Products (Sản phẩm kinh doanh cho doanh nghiệp)
  3. Collectible Coins (Bộ sưu tập tiền xu)
  4. Fashion Jewelry (Nữ trang)
  5. Fine Jewelry (Trang sức)
  6. Fine Art (tác phẩm nghệ thuật)
  7. Grocery & Gourmet Food (thực phẩm chuyên dùng)
  8. Industrial & Scientific (Sản phẩm công nghiệp/khoa học)
  9. Luggage & Travel Accessories (phụ kiện du lịch)
  10. Personal Computers (máy tính cá nhân)
  11. Professional Services (dịch vụ chuyên nghiệp)
  12. Shoes, Handbags, & Sunglasses (giày, túi, kính mát)
  13. Sports Collectibles (Bộ sưu tập về thể thao)
  14. Video, DVD, & Blu-Ray
  15. Watches (Đồng hồ)

 

  1. Chọn gói bán hàng phù hợp với quy mô kinh doanh

Amazon có 2 gói bán hàng: Professional (Chuyên nghiệp) và Individual (Cá nhân).

 

 

Với tài khoản Individual, bạn sẽ chịu một mức phí 0.99$ cho mỗi sản phẩm bán được trên Amazon, thêm vào đó là phí Variable Closing Fee - VCF (phí bổ sung cho các sản phẩm nằm trong danh mục Media) từ $0.45 đến $1.35.

 

Tài khoản Professional sẽ phải trả VCF và Referral Fee (Phí hoa hồng) giao động từ 6% đến 25% (trung bình khoảng 13%) trên các sản phẩm bán ra. Mức phí duy trì tài khoản này là $39.99/tháng và sẽ không phải trả phí 0.99$/sản phẩm như các tài khoản Individual.

 

Lưu ý: Nếu  bạn có sức bán ra thị trường hơn 40 sản phẩm/tháng thì nên xem xét về gói Professional. Ngược lại, nếu sức bán thấp hơn thì tài khoản Individual là một lựa chọn hợp lý cho bạn.

 

Tròn House sẽ thống kê lại cho bạn các đặc điểm về tài khoản Professional như sau:

  • Phí 39.99$ mỗi tháng (miễn phí cho tháng đầu)
  • Không giới hạn sản phẩm bán (Gói Individual chỉ được list tối đa 40 sản phẩm/tháng)
  • Amazon không tính phí 0.99$/sản phẩm cho gói này
  • Được hỗ trợ chạy các chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm

 

  1. Đăng ký tài khoản bán hàng và liệt kê sản phẩm

Để đăng ký tài khoản bán hàng trên Amazon, hãy vào "Amazon Seller Central" và chọn "Start Selling".

 

 

“Amazon Seller Central” chính là nơi để bạn quản trị tài khoản bán hàng của mình.

Sau khi tạo tài khoản bán hàng, hãy bắt đầu liệt kê các sản phẩm sẽ bán. Với tài khoản Individual, một lần bạn chỉ có thể thêm 1 sản phẩm vào danh mục. Nhưng với tài khoản Professional, bạn có thể thêm hàng loạt các sản phẩm cùng 1 lúc.

 

 

Ngoài ra, Bạn cần phải cho Amazon biết số lượng sản phẩm dự định bán, tình trạng sản phẩm cũng như phương thức vận chuyển giao hàng.

 

Trong trường hợp bạn muốn bán những sản phẩm chưa được liệt kê trên Amazon trước đây thì quy trình sẽ phức tạp hơn. Bạn cần cho Amazon biết UPC và SKU sản phẩm của bạn là gì. Sau đó, hãy liệt kê chi tiết tiêu đề, giá, mô tả... của sản phẩm.

 

4. Vậy UPC và SKU là gì?

UPC là một mã số gồm 12 chữ số kèm mã vạch. UPC code sẽ cho ta biết xuất xứ của hàng hóa. Loại mã này đã được phát triển và đưa vào lưu hành như một tiêu chuẩn trên toàn cầu. UPC sẽ được đính kèm cùng sản phẩm trong suốt vòng đời của chúng. Ví dụ: Mỗi hộp kem đánh răng P/S sẽ có cùng một UPC dù bán ở bất kì đâu.

 

SKU cũng tương tự như UPC, nhưng nó là một chuỗi các chữ, số riêng biệt để các nhà bán lẻ có thể xác định sản phẩm với từng đặc điểm như nhà sản xuất, giá cả, nhãn hiệu... Các nhà bán lẻ sẽ thường tạo mã SKU nội bộ để xác định chính xác, nhanh chóng. SKU cũng sẽ hỗ trợ dễ dàng hơn trong việc quản lí các sản phẩm tồn kho.

 

 

Và điều quan trọng nhất là đừng quên đầu tư vào hình ảnh sản phẩm

Trên các trang thương mại điện tử, khách hàng không được trực tiếp cầm hay xem tận mắt sản phẩm, vì thế họ lựa chọn và mua hàng chủ yếu dựa vào hình ảnh và nội dung giới thiệu sản phẩm. Chính vì vậy, hình ảnh sản phẩm là yếu tố quyết định để doanh nghiệp bán được hàng. Mỗi trang TMĐT sẽ có những tiêu chuẩn riêng về hình ảnh, tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, ngành nghề, loại sản phẩm. Tuy nhiên để được phép bán hàng trên Amazon, hình ảnh sản phẩm của bạn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về kỹ thuật sau:

 

  • Định dạng TIFF, JPEG, GIF hoặc PNG
  • Hình ảnh tối thiểu 1000 pixel
  • Chế độ màu sRGB hoặc CMYK
  • Tên tệp phải bao gồm số nhận dạng sản phẩm (Amazon ASIN, 13-digit ISBN, EAN, JAN hoặc UPC) theo sau là phần mở rộng tệp thích hợp (Ví dụ: B000123456.jpg hoặc 0237425673485.tif)
  • Không dùng dấu cách, dấu gạch ngang hoặc ký tự bổ sung trong tên tệp.

 

Ngoài ra hình ảnh của bạn còn phải đáp ứng được những điều kiện sau:

 

  • Ảnh phải là ảnh chụp của sản phẩm được bán. Các tranh vẽ minh họa sẽ không được chấp nhận
  • Hình ảnh không nên chứa các đối tượng không phải sản phẩm, gây nhiễu đối với người xem
  • Hình ảnh cần được lấy nét, đủ sáng với màu sắc trung thực.
  • Sách, DVD... phải là ảnh bìa trước lấp đầy 100% khung hình. Đối với nhóm sản phẩm khác nên lấp đầy 85% khung hình.
  • Hình nền phải là màu trắng (RGB 255,255,255)
  • Hình ảnh không chứa văn bản, đồ họa đính kèm.
  • Các tài liệu về khiêu dâm, bạo lực sẽ không được chấp thuận.

 

Amazon Standard Photo by Tròn House

 

  1. Làm sao để vận chuyển hàng hóa vào kho của Amazon

Đa số các doanh nghiệp kinh doanh trên Amazon đều gặp khó khăn với vấn đề này. Họ loay hoay không biết phải vận chuyển như thế nào ? Bằng phương tiện gì ? Chi phí mất bao nhiêu? Lỡ gặp trục trặc hay mất mát, hư hỏng hàng hóa thì phải làm sao ? ….

Hiện có 2 phương thức chính để gửi hàng hóa đến Amazon như sau:

 

Phướng thức thứ nhất: Doanh nghiệp tự gửi hàng hóa đến kho của Amazon tại Mỹ hoặc Anh

Phương thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải rất am hiểu về quy trình vận chuyển và phải đảm bảo được hàng hóa đáp ứng đủ tiêu chuẩn của amazon. Đối với các doanh nghiệp đã quen thuộc với quy trình của Amazon, họ sẽ làm được việc này rất nhanh và ít tốn kém chi phí. Tuy nhiên nếu bạn chỉ vừa mới bắt đầu kinh doanh trên Amazon, Tròn House khuyên bạn không nên dùng cách này vì sẽ dễ xảy ra những sai sót trong quá trình vận chuyển.

 

Phương thức thứ hai: Doanh nghiệp thuê dịch vụ vận chuyển trung gian. Chi phí có thể tốn kém hơn nhưng bù lại doanh nghiệp rất yên tâm vì công ty dịch vụ sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa, vận chuyển các kiện hàng qua kho Amazon nhanh chóng và chuyên nghiệp, đảm bảo hợp tiêu chuẩn Amazon đã đưa ra

 

  1. Bán hàng và quảng bá sản phẩm

Sau khi đã lựa chọn được phương thức giao hàng phù hợp, bạn đã sẵn sàng để bán hàng trên Amazon. Để tiếp cận và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng, hãy tạo ra danh sách các sản phẩm với tiêu đề ngắn gọn, súc tích. Mô tả rõ ràng và cụ thể các lợi ích khách hàng sẽ nhận được. Bên cạnh đó, đừng bao giờ bỏ quan việc đầu tư về mặt hình ảnh sản phẩm để thu hút nhóm khách hàng mục tiêu.

 

Amazon cũng sẽ hỗ trợ việc chạy quảng cáo trên nền tảng này. Bạn sẽ có thể tăng khả năng hiển thị của sản phẩm nhờ việc quảng bá. Quảng cáo của Amazon sẽ tính chi phí trên mỗi lượt nhấp vào. Họ cũng xây dựng một công cụ target tự động, sử dụng các thuật toán để đề xuất danh sách các từ khóa có khả năng sinh lợi mà bạn có thể đặt giá thầu, quảng bá sản phẩm của mình thông qua đó.

 

 

Một số lưu ý khi bán hàng trên Amazon:

Ở thị trường nước ngoài, khách hàng thường sẵn sàng thanh toán trước khi nhận hàng. Amazon sẽ là trung gian đứng ra thu tiền và chuyển đến cho người bán. Để quá trình này diễn ra nhanh chóng và tránh các vấn đề phát sinh, hãy mở một tài khoản ngân hàng tại Mỹ để nhận tiền từ Amazon.

 

Ngoài ra doanh nghiệp cần am hiểu kỹ về sản phẩm, hình thức vận chuyển cũng như các khoản phí xuất nhập khẩu hàng hóa qua Amazon. Thêm vào đó là vốn tiếng Anh cơ bản để có thể phản hồi khách hàng về sản phẩm hoặc xử lý các vấn đề phát sinh.

 

Nếu bạn đang quan tâm đến E-Commerce, Amazon cũng như đang bối rối trong việc lựa chọn hình ảnh như thế nào cho phù hợp với nền tảng này. Hãy liên lạc với Tròn House để chúng tôi có thể tư vấn và cung cấp thông tin hữu ích đến bạn.

 

Tròn House với dịch vụ cung cấp hình ảnh đạt chuẩn của Amazon sẽ là một người bạn đồng hành lý tưởng giúp sản phẩm của bạn vươn tầm quốc tế.

 

Kết luận
Tròn hy vọng bài viết sẽ đem đến những thông tin hữu ích trong hành trình bán hàng Amazon của bạn. Hãy tự tin đưa sản phẩm made in Việt Nam đến tay người dùng nhiều hơn nhé. Bằng cách thực hiện form sau đây, bạn có thể biết được liệu có nên kinh doanh trên Amazon!

 

Nếu bạn cần thêm sự tư vấn hoặc có nhu cầu sở hữu hình ảnh đạt chuẩn quốc tế để bán hàng trên Amazon, đừng ngần ngại liên lạc Tròn House nhé!

 

Video by Tròn House


TỔNG HỢP BỞI TRÒN HOUSE

 

Xem thêm : 

KINH DOANH AMAZON MÙA DỊCH COVID - BƯỚC ĐI “BÌNH THƯỜNG MỚI” 2021

KINH DOANH “TET HOLIDAY” TRÊN SÀN AMAZON - ĐÚNG SẢN PHẨM, NỔ DOANH SỐ

BÍ KÍP "BUÔN MAY BÁN ĐẮT" TRÊN AMAZON