Covid trở lại, người kinh doanh nên làm gì?
Nội dung bài viết:
I. Tình hình Covid hiện tại - Báo động “đỏ” và diễn biến phức tạp
II. Thời điểm hiện tại, chủ doanh nghiệp kinh doanh cần phải làm gì?
III. Kinh doanh truyền thống “lùi bước”, chuyển đổi số “lên ngôi” mạnh mẽ
Thời điểm hiện tại, một điều đáng lo ngại tại Việt Nam là Covid-19 bắt đầu bùng phát trở lại và tình hình có phần phúc tạp hơn rất nhiều. Vậy người kinh doanh nên làm gì ngay lúc này?
Đại dịch Covid-19 đang làm thay đổi cục diện trên toàn cầu, tác động theo cách tiêu cực và trực tiếp vào nền kinh tế - thương mại thế giới. Ở trong tình hình hình cấp thiết này, cần phải khẩn trương nghiên cứu, thực hiện các chính sách, đưa ra giải pháp thích hợp và các doanh nghiệp phải biết cách ứng phó trong bối cảnh “bình thường mới” này. Theo một số chuyên gia phân tích, kiểm soát dịch bệnh chính là điều kiện tiên quyết để mang lại sự tăng trưởng. Tuy nhiên, nếu không có sự tính toán kỹ lưỡng, những giải pháp phòng chống dịch bệnh sẽ ảnh hưởng mạnh đến việc kinh doanh. Giữa bối cảnh này, những xu hướng nào được đề xuất cho người kinh doanh tại Việt Nam?
Tình hình Covid hiện tại - Báo động “đỏ” và diễn biến phức tạp
Vào thời điểm hiện tại khá “nhạy cảm” với tất cả mọi người, khi đại dịch Covid-19 cứ diễn biến phức tạp và chưa thấy có dấu hiệu ngừng lại. Tình hình tại Việt Nam, mỗi ngày xuất hiện trung bình tầm 40-50 ca, nguy cơ tiềm ẩn còn khá cao do khả năng lây nhiễm từ việc thực hiện cách ly không tuân thủ đúng cách. Khả năng lây nhiễm nhanh bởi sự nhập cảnh trái phép từ những nước lân cận; nhiều người dân không mang khẩu trang và tập trung đông người trong kỳ nghỉ lễ 30/4-01/05 vừa qua; việc kiểm soát nhập cảnh và quản lý cách ly còn gặp nhiều sơ hở.
Các chuyên gia phân tích rằng, đợt dịch bùng phát lần thứ 4 được xác định sẽ khó khăn và phức tạp hơn, do bởi sự xuất hiện của những biến chủng mới, đặc biệt là biến chủng B.1617 được tìm thấy tại Ấn Độ. Chúng có khả năng lây truyền nhanh đến “chóng mặt”, mạnh mẽ hơn cùng triệu chứng bệnh được cho là nghiêm trọng hơn.
Nguồn: RFI
Như chúng ta thấy, trong 4 lần dịch bùng phát tại Việt Nam, thì chỉ cách nhau khoảng 2-3 tháng là một đợt dịch lại xuất hiện. Vậy câu hỏi được đặt ra đó là “chu kỳ dịch trở lại” này đến khi nào mới tới hồi kết? Để trả lời cho thắc mắc này quả thật khó, bởi tình hình này sẽ cứ kéo dài cho đến khi nào Việt Nam có vaccine chính thức và phổ biến rộng rãi, thì may ra mới có cơ hội “tạm dập tắt” dịch Covid-19.
Thời điểm hiện tại, chủ doanh nghiệp kinh doanh cần phải làm gì?
Với mùa dịch Covid-19, có nhiều công ty, chủ hộ kinh doanh từ lớn đến nhỏ hầu như điêu đứng và đối diện với vô vàn khó khăn, thách thức và hệ lụy. Vậy thì tác động của đợt dịch lần này có sự ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế? Các xu hướng nào dành cho người kinh doanh trong bối cảnh phức tạp như vậy?
Sự tác động của đợt dịch lần 4 đến nền kinh tế tại Việt Nam
Mức độ tác động và ảnh hưởng đến nền kinh tế từ đợt dịch này sẽ phụ thuộc vào diễn biến của đợt dịch cũng như biện pháp khống chế. Ở đây, ta sẽ thấy được hai mặt của vấn đề. Thứ nhất, những hoạt động kinh tế đã quen với tình hình dịch bệnh và vẫn tiếp tục diễn ra. Thứ hai, các doanh nghiệp nào bị ảnh hưởng nặng nề, gặp tình trạng suy yếu không thể hồi phục, tỷ lệ doanh nghiệp đóng cửa xảy ra liên tục không ngừng.
Các chuyên gia về kinh tế - tài chính đều thống nhất rằng Covid-19 là một tác nhân khiến cho các hoạt động thương mại trong và ngoài nước lâm vào khủng hoảng chưa từng xảy ra. Có hơn 87% doanh nghiệp gồm tư nhân trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.
Đặc biệt, từ tháng 9/2020 đến nay, có hơn 70 nghìn doanh nghiệp phải đóng cửa và tạm dừng hoạt động, hầu hết là những doanh nghiệp SMEs (nhỏ và vừa), hộ kinh doanh cá thể và ảnh hưởng đến hơn 31 triệu người lao động lâm vào tình trạng thất nghiệp.
Bên cạnh đó, nếu xét về tâm lý tiêu dùng trong trường hợp dịch Covid-19 diễn ra trong 1-2 tháng, thì người dân sẽ tạm ngưng tiêu dùng ở một thời gian ngắn, sau khi đại dịch được kiểm soát thì nhu cầu và thói quen tiêu dùng vẫn tiếp tục như cũ. Mặt khác, nếu dịch bệnh kéo dài liên tục không có dấu hiệu ngừng, rất có thể sẽ làm thay đổi hành vi tiêu dùng, khi đó họ sẽ dành ưu tiên cho tiết kiệm nhiều hơn.
Kinh doanh truyền thống “lùi bước”, chuyển đổi số “lên ngôi” mạnh mẽ
Những biến động trên đã hình thành một nhận thức mới và khuynh hướng tiêu dùng cũng thay đổi lớn. Cụ thể, thị trường xuất hiện những ngành nghề kinh doanh trực tuyến dựa vào kinh tế số. Điều này buộc các doanh nghiệp phải thích ứng nhanh chóng, để có thể vực dậy sau cú sốc Covid-19 “mang lại”.
Một điểm dễ nhận thấy nhất là về khối ngành thương mại điện tử và việc ứng dụng số hóa trong nhiều hoạt động kinh doanh. Kể cả khi chưa xuất hiện Covid-19 thì khuynh hướng TMĐT và số hóa vẫn diễn ra, chỉ là Covid-19 đã khiến đẩy nhanh hai xu hướng này hơn.
Theo đó, thương mại đang trên đà phát triển mạnh mẽ, theo báo cáo của một số tổ chức quốc tế, có các mặt hàng TMĐT đã tăng đến 300% trên toàn cầu. Thời gian trước, TMĐT có thể mang tính chất tạm thời, nhưng trong bố cảnh Covid-19 kéo dài, hình thức này đã trở thành thói quen, từ đó tạo “đà” cho sự tăng trưởng của TMĐT.
Theo như số liệu được công bố bởi Amazon Global Selling tại Việt Nam, hiện có đến hàng nghìn doanh nghiệp Việt đưa hàng hóa của mình qua kênh bán hàng Amazon, thu về doanh thu cho năm 2020 vượt con số 1 triệu USD, tăng đến 3 lần so với năm 2019.
Nguồn: TechTimes
“Hy vọng thông qua sàn thương mại điện tử Amazon, doanh nghiệp có thể tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng. Dịch COVID-19 ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giao thương trực tiếp. Chúng tôi hy vọng khi mang các sản phẩm thủ công mỹ nghệ lên kênh Amazon sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, sản phẩm đến được thẳng tay người tiêu dùng cuối cùng". Lời chia sẻ từ ông Trần Quốc Toản - Giám đốc Công ty TNHH Cờ Đỏ, là doanh nghiệp phân phối các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, xuất khẩu đến thị trường 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Số hóa không còn là một khuynh hướng tất yếu, thế nhưng những doanh nghiệp SMEs hay hộ kinh doanh nhỏ gặp các tình trạng: hạn hẹp tài chính, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực,... Vì lẽ đó, quá trình chuyển đổi số hiện tại sẽ khó khăn hơn. Hiểu được “nỗi khổ” này, việc chuyển đổi hóa sẽ dễ dàng hơn khi các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp được tung ra để giải quyết “bài toán” trên.
Theo đó, ngân hàng VPBank đã kết hợp với những công ty Mắt Bão, Chili, ODS, Mifi, Navee để cho ra mắt giải pháp trọn gói Ecompay/Simplify nhằm hỗ trợ hết mức cho các doanh nghiệp chuyển sang hình thức kinh doanh trực tuyến.
Gói giải pháp Ecompay/Simplify sẽ hỗ trợ cho người kinh doanh thiết lập ra một gian hàng hoặc website bán hàng online tiêu chuẩn, kèm theo đó là một số các dịch vụ được miễn phí hoàn toàn như: tên miền, server, ưu đãi phí sử dụng, tích hợp sẵn cổng thanh toán,...
Nếu doanh nghiệp hay chủ kinh doanh nhỏ lẻ có nhu cầu nâng cấp website, VPBank sẽ hỗ trợ xây dựng giao diện website chuyên biệt hơn, miễn phí tên miền hoặc giảm từ 30% tên miền tùy chọn, có tích hợp cổng thanh toán EcomPay, được ưu đãi phí sử dụng.
Nguồn: Brands Vietnam
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng được hỗ trợ marketing online, quảng cáo đa kênh nhằm tăng lượng khách hàng. Các bước hỗ trợ được phân loại và sắp xếp theo một trình tự hợp lý, thích hợp với quy trình vận hành kinh doanh. Từ đó, giúp cho các doanh nghiệp rút ngắn 80% thời gian và ngân sách đầu tư so với việc tự triển khai.
Chưa hết, VPBank sẵn sàng đáp ứng nguồn vốn lưu động bằng việc cấp vốn thấu chi hạn mức đến 5 tỷ đồng, thẻ tín dụng doanh nghiệp VPBiz hạn mức 4 tỷ đồng và hỗ trợ tận dụng nguồn vốn miễn lãi từ 45 - 55 ngày. Thêm nữa, doanh nghiệp cũng được hưởng các chương trình hoàn tiền đến 5% nhằm tối ưu hóa chi phí và dòng tiền kinh doanh.
Ngoài ra, theo báo cáo của Vietnam Report trong khảo sát Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam vào 10/03/2021 vừa qua, tỷ lệ ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh chiếm 54,5%. Đó cũng là một trong những ưu tiên chiến lược để vượt qua thách thức tăng trưởng trong thời gian này.
Nguồn: EyeEm
Nói tóm lại, những đơn vị bán lẻ, người kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần phải nhanh chóng rút ra bài học từ các hình thức tiêu dùng mới này. Từ đó, xây dựng nên một chiến lược kinh doanh thích hợp với trọng tâm là xu hướng TMĐT và số hóa, để vươn lên mạnh mẽ và phát triển vượt bậc hơn sau khi đại dịch Covid-19 đi qua.
Mong rằng với bài viết trên, Tròn đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin “đắt giá” trong thời kỳ đại dịch đang diễn biến phức tạp trở lại tại Việt Nam. Hãy chung tay đẩy lùi dịch bệnh với việc tuân thủ các chỉ định từ Bộ Y tế, ứng dụng những xu hướng mới vào trong kinh doanh để cùng vượt qua thời điểm khó khăn này bạn nhé.
Xem thêm:
- VÌ SAO BÂY GIỜ LÀ "CƠ HỘI CHỈ ĐẾN 1 LẦN" CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM LÊN SÀN AMAZON?
- BƯỚC ĐI “KHÔN KHÉO” CỦA NHIỀU DOANH NGHIỆP KHI BÁN HÀNG ONLINE HẬU COVID-19
- BÁN HÀNG ONLINE CÓ CÒN "DỄ XƠI" SAU ĐẠI DỊCH?
TRÒN HOUSE