Vì sao bây giờ là "cơ hội chỉ đến 1 lần" cho các doanh nghiệp Việt Nam lên sàn Amazon?

 

     Nội dung bài viết:

    I. Thị trường Amazon là cơ hội “vàng” cho doanh nghiệp Việt
    II. Vì sao nói hiện tại là thời điểm phù hợp để kinh doanh trên Amazon?


Hơn một năm kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng nổ và diễn biến phức tạp khắp thế giới, điều này đã gây ra nhiều trắc trở cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Việt ra thị trường quốc tế. Với thách thức đó, việc kinh doanh và xuất khẩu theo hình thức trực tuyến thông qua những sàn thương mại điện tử, đặc biệt là Amazon với quy mô toàn cầu là một phương án cấp thiết. Đó không chỉ là giải pháp “chữa cháy” tạm thời, mà sẽ mở ra thêm nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt. Trong bài blog này, Tròn sẽ cùng bạn phân tích lý do Amazon là “mảnh đất vàng” để kinh doanh và xuất khẩu, giúp tăng vọt doanh số sau bối cảnh “bình thường mới” từ dịch Covid-19 nhé.

 

1. Thị trường Amazon là cơ hội “vàng” cho doanh nghiệp Việt

 

Amazon được xem như là “ông hoàng” trong ngành bán lẻ trực tuyến đứng đầu trên thế giới hiện nay. Sàn thương mại điện tử (TMĐT) này là một sự lựa chọn lý tưởng để trở thành đầu ra đưa sản phẩm của các doanh nghiệp và nhà bán hàng Việt ra thị trường thế giới, góp phần  tăng doanh thu khởi sắc hơn trong tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Vậy lý do nào mà Amazon được mệnh danh như vậy cho một sàn TMĐT?

 

Theo đó, doanh số TMĐT toàn thế giới của Amazon đã đạt 416,48 tỷ USD vào năm 2020, nghĩa là họ đã nghiễm nhiên xếp vị trí thứ 1 với các trang TMĐT khác với thị phần chiếm khoảng 38,7%. Tính đến hiện tại, Amazon đã có mặt trên 185 quốc gia và vùng lãnh thổ, sở hữu 20 trang web bán hàng ở những thị trường lớn như: châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản,...

 

Nguồn: Seller Union

 

Không những thế, Fulfillment Center - Trung tâm hoàn thiện đơn hàng của Amazon hiện tại đã vượt 175 kho hàng và dự đoán con số này vẫn tiếp tục tăng không ngừng. Theo một thống kê, Amazon đã kiếm được 4722 USD/giây, 283 nghìn USD/phút và 17 triệu USD/giờ. Đặc biệt hơn, từ đầu năm 2020 đến nay, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, giá trị vốn hóa thị trường (tổng giá trị của số cổ phần của một công ty niêm yết) của Amazon đạt 570 tỷ USD.

 

Với phạm vi thị trường rộng lớn khi có mặt ở 185 quốc gia và vùng lãnh thổ, Amazon dễ dàng đưa các loại hàng hóa/ sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp và nhà bán hàng đến khắp nơi trên toàn cầu. Đặc biệt hơn, khi biết bao thị trường “điêu đứng” bởi dịch Covid-19, sàn TMĐT này vẫn tăng trưởng doanh thu đến kinh ngạc.

 

Nguồn: VietnamPlus

 

Hơn thế nữa, khi doanh nghiệp Việt đang bị mắc kẹt đầu ra bởi gia công hay sản xuất cho các đối tác nước ngoài, do tình hình dịch phức tạp nên họ không còn đặt hàng. Do đó, Amazon còn cung cấp loại hình dịch vụ FBA - Fulfillment By Amazon, hỗ trợ bạn từ công đoạn đóng gói cho đến khâu vận chuyển, từ đó doanh nghiệp sẽ mở rộng thị trường nhanh chóng, có thêm cơ hội bán hàng và tăng doanh thu cao hơn.

 

Việc kinh doanh trên Amazon, các doanh nghiệp và nhà bán hàng Việt không chỉ đơn thuần là kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ tại thị trường Mỹ, mà còn đang tham gia vào “sân chơi” lớn hơn đó là bán hàng quốc tế. Tức rằng, độ phủ sóng và sức ảnh hưởng của thương hiệu và sản phẩm/ dịch vụ cũng sẽ tăng lên cao hơn.

 

2. Vì sao nói hiện tại là thời điểm phù hợp để kinh doanh trên Amazon?

 

Hiện nay, tình hình dịch bệnh vẫn diễn ra phức tạp trên cả thế giới. Tuy Việt Nam đã nhập về vacxin điều trị nhưng chưa được phổ biến rộng rãi, bởi sẽ phải trải qua nhiều lần thử nghiệm để có thể sử dụng an toàn cho mọi người dân.

 

Theo như dự đoán thì phải đến năm 2022 thì tình hình dịch Covid-19 may ra mới có thể kiểm soát. Vì thế, các doanh nghiệp và nhà bán hàng Việt nên tìm ra một “đường đi nước bước” trước để ứng phó trong bối cảnh như thế, có thể xem xét và cân nhắc chọn Amazon là nơi để kinh doanh và xuất khẩu.

 

Tuy là một “mảnh đất màu mỡ” để bạn có thể tham gia kinh doanh bán hàng, thế nhưng việc tạo tài khoản người bán trên Amazon là một trong những quy trình khó khăn nhất, đòi hỏi bạn phải có sự kiên nhẫn để hoàn tất những thủ tục trên sàn TMĐT này. Chưa hết, khi đã đăng ký được tài khoản thì bạn chưa bán được sản phẩm/ dịch vụ của mình liền, phải trải qua việc tìm hiểu và nghiên cứu việc vận chuyển hàng hóa, tạo danh mục sản phẩm lên gian hàng. Vì thế, việc tự bán hàng gần như là không thể thực hiện được ngay lập tức như các sàn TMĐT Shopee hay Lazada.

 

Nguồn: Canal Midi

 

Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, nếu bạn hiểu được phương châm trong kinh doanh của Jeff Bezos - CEO Amazon đã từng chia sẻ rằng: “Chúng tôi không kiếm tiền từ việc bán hàng. Chúng tôi kiếm tiền từ việc giúp khách hàng đưa ra quyết định mua sắm”, thì Tròn tin rằng bạn sẽ hiểu phần nào lý do mà Amazon lại có động thái kiểm soát và thắt chặt việc lập tài khoản bán hàng đến như thế.

 

Nguồn: 9Kudos

 

Với Amazon, khách hàng là sự ưu tiên hàng đầu, do đó nhà bán hàng sẽ bị kiểm duyệt kỹ càng và gắt gao trong từng khâu, để có thể đem đến sản phẩm/ dịch vụ và trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng. Hơn nữa, những loại hàng hóa muốn xuất hiện trên Amazon đều phải trải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt nhằm đảm bảo sự an toàn cho người dùng.

 

Vì những lẽ đó, nếu doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm/ dịch vụ của mình lên sàn TMĐT này, cũng đồng nghĩa rằng vị thế của thương hiệu đã được khẳng định. Từ đó, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh cũng sẽ tăng lên cao hơn.

 

Không chỉ dừng lại ở đó, theo như Amazon Global Selling (chương trình bán hàng toàn cầu của Amazon) tại Việt Nam, TMĐT xuyên quốc gia đã và đang phát triển trong nhiều năm gần đây. Đặc biệt hơn, khi trong năm 2020, nhờ vào sự dịch chuyển mạnh mẽ của xu hướng tiêu dùng, cụ thể là thay đổi từ hình thức mua sắm trực tiếp chuyển sang mua sắm trực tuyến.

 

Nguồn: TechTimes

 

Hơn nữa, khi hoạt động xuất khẩu theo kiểu truyền thống gặp khó khăn, thì xuất khẩu trực tuyến qua các sàn TMĐT lại mở rộng, trở thành phương án được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, giúp người dùng mua sắm sản phẩm/ dịch vụ an toàn và hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt xuất khẩu thuận lợi. Trong đó, không thể không kể đến Amazon, khi sàn TMĐT này đang đẩy mạnh tại thị trường Việt, hỗ trợ cho các doanh nghiệp và nhà bán hàng Việt có thể thuận lợi tham gia kinh doanh bán hàng với phạm vị trên toàn cầu.

 

Với sàn TMĐT quốc tế như Amazon, bạn chỉ cần chuyển hàng hóa đến kho của Amazon, các việc còn lại sẽ được sàn TMĐT này giải quyết. Đó là các khâu thủ tục, kho hàng, đóng gói, lưu trữ, vận chuyển, thanh toán và đổi trả, dịch vụ hậu mẫu với các khách hàng với phạm vi toàn thế giới.

 

Nguồn: Ldaily

 

Thông qua chương trình Amazon Global Selling, các doanh nghiệp Việt sẽ được trực tiếp tiếp cận đến hơn 300 triệu tài khoản người mua hàng, trong đó có đến 100 triệu khách hàng ở phân khúc cao cấp và hàng triệu đại lý mua hàng sỉ. Hơn thế nữa, Amazon còn có các website TMĐT ở 20 quốc gia với hỗ trợ 27 ngôn ngữ đa dạng, có 175 trung tâm hoàn thiện đơn hàng trên khắp toàn cầu, hỗ trợ vận chuyển sản phẩm đến người mua ở 185 quốc gia và vùng lãnh thổ.

 

Nguồn: Amazon Global Selling Vietnam Fanpage

 

Chưa hết, việc xuất khẩu trực tuyến thông qua Amazon cũng đem đến cơ hội lớn, nhất là cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ với khả năng tài chính cũng như nhân lực hạn hẹp. Do đó, để có sự thành công khi kinh doanh trên Amazon, các doanh nghiệp việt cũng sẽ được hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời.

 

Khi bán hàng trên phạm vi thị trường quốc tế, các doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều thách thức khác nhau. Thế nên, trong những tháng đầu năm 2021, T&T Hoa Kỳ sẽ cung cấp gói tư vấn hoàn toàn miễn phí cho các doanh nghiệp Việt để giải quyết những sự cố khi lưu trữ kho hàng theo FBA - Fulfillment by Amazon. Song đó, triển khai tư vấn miễn phí nghiên cứu thị trường, giúp đỡ các doanh nghiệp kết nối với những cơ quan chính phủ và phi chính phủ, luật sư quốc tế, nhà cung cấp, vận chuyển, hải quan và giảm 50% phí tư vấn thành lập doanh nghiệp, văn phòng, chi nhánh đại diện tại Mỹ trong năm 2021.

 

Ngoài ra, trong lộ trình hợp tác với sàn TMĐT Amazon, ngân hàng SHB sẽ có chương trình đào tạo và hỗ trợ doanh nghiệp Việt trong hoạt động kinh doanh & xuất khẩu trên nền tảng TMĐT. SHB cũng sẽ hỗ trợ gói tín dụng 3000 tỷ VND cho việc vay vốn để tham gia bán hàng trên Amazon, cùng đó là sự hỗ trợ về quản lý tài khoản, thanh toán,...

 

Trong chương trình Amazon Global Selling, T&T Group cùng Ngân hàng SHB đã và sẽ tiếp tục thành lập những hệ thống trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Việt xuất khẩu, nằm ở những điểm giao dịch tại ngân hàng SHB trên toàn quốc. Triển khai phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) để đào tạo miễn phí cho tối thiểu 1000 doanh nghiệp Việt về những kỹ năng bán hàng trên Amazon, kỹ năng trong các hoạt động tiếp thị số.

 

Nguồn: SHB Bank

 

Chưa dừng lại ở đó, đại diện chương trình Amazon Global Selling cho biết rằng vừa thành lập ra đội ngũ chuyên trách thứ 2 tại thị trường Việt. Điều này nhằm tăng cường thêm sự hỗ trợ cho cộng đồng người bán hàng Việt trên toàn quốc.

 

Cùng với đội ngũ tại TP. Hồ Chí Minh được thành lập vào 2019, với văn phòng mới đặt tại thủ đô Hà Nội đầu năm 2021 mới đây sẽ chịu trách nhiệm đào tạo và dẫn dắt những doanh nghiệp Việt phát triển một lộ trình bài bản để bán hàng thuận lợi nhất trên Amazon trên toàn thế giới, thúc đẩy chuyển đổi số, tối ưu hóa hiệu quả trong việc kinh doanh và phát triển các gian hàng trên sàn TMĐT này.

 

Đồng thời, Amazon còn tăng cường thêm hỗ trợ chuyên biệt cho những doanh nghiệp tại địa phương. Amazon Global Selling đặt mục tiêu tạo ra chuỗi chương trình đào tạo chuyên sâu về những lĩnh vực như: đăng ký tài khoản, vận hành các gian hàng, đưa ra giải pháp logistics, marketing cho thương hiệu.

 

Amazon cũng nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc cung cấp các giải pháp chuyên biệt để hỗ trợ cho các doanh nghiệp bán hàng thuận lợi nhất. Trong tháng 12/2020 vừa qua, Amazon đã phát hành tài liệu tiếng Việt với mục đích hỗ trợ đắc lực nhất trong quy trình bán hàng cho doanh nghiệp Việt. Đây là động thái tích cực nhất của sàn TMĐT này, khi giúp cho các nhà bán hàng có thể tự chủ động quản lý tài khoản Amazon của mình.

 

Song đó, Amazon cũng sẽ tổ chức thêm các chuỗi chương trình đào tạo Quảng cáo dành riêng cho cộng đồng người bán hàng Việt, giải đáp các thắc mắc về quy trình tối ưu hóa những công cụ và hỗ trợ xây dựng, phát triển thương hiệu “vươn ra” toàn cầu.

 

Đặc biệt, kể từ tháng 4/2021 trở đi, Amazon Global Selling chính thức hủy bỏ việc giới hạn số lượng cấp ASIN (Mã số định danh chuẩn Amazon) cho tất cả sản phẩm FBA. Cụ thể, lượng hàng hóa tồn kho sẽ được mở rộng với mức Storage-type level (Cấp loại lưu trữ), theo giới hạn dựa vào doanh số bán hàng trước đó và dự báo của nhà bán hàng. Từ đó, các doanh nghiệp có thể linh hoạt hơn trong việc quản lý những lô hàng gửi đến kho hàng Amazon.

 

Việc Amazon có động thái đẩy mạnh hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt chính là một cơ hội lớn trong thời điểm hiện tại, nhất là ở bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra. Một điều cần nói đến ở đây nữa, đó là không phải lúc nào cũng có “thời cơ” như thế, bởi Amazon Global Selling - Bán hàng toàn cầu của Amazon chưa đưa ra thông báo chính thức để ngừng chương trình. Do đó, các doanh nghiệp và nhà bán hàng việt nên nắm lấy cơ hội lớn này càng sớm càng tốt.

 

Nói tóm lại, những lợi ích khi bán hàng trên Amazon là điều mà không phải bất kỳ sàn TMĐT nào cũng có thể triển khai và thực hiện được. Với vị thế khá khiêm tốn, các doanh nghiệp Việt chưa thể tạo ra được sân chơi của riêng mình, thì tại sao không thử sức với sân chơi lớn mà lại có tiềm năng “màu mỡ” như Amazon?

 

Mong rằng bài blog mới nhất này, Tròn đã giúp bạn hiểu rõ về việc bán hàng trên Amazon, song song với cơ hội tham gia chương trình Amazon Global Selling đầy tiềm năng và hứa hẹn cho doanh nghiệp Việt.

 

Nếu bạn cần thêm sự tư vấn về việc kinh doanh Amazon, hãy click vào link sau đây, thực hiện form để đội ngũ Amazon hỗ trợ bạn tốt hơn.

 

Nếu bạn cần thêm sự tư vấn hoặc có nhu cầu sở hữu hình ảnh đạt chuẩn quốc tế để bán hàng trên Amazon, đừng ngần ngại liên lạc Tròn House nhé! Hẹn gặp lại bạn trong bài kinh doanh Amazon tiếp theo!

 

 

Xem thêm:

TỔNG HỢP : TRÒN HOUSE