Bước đi “khôn khéo” của nhiều doanh nghiệp khi bán hàng online hậu Covid-19

 

    Nội dung bài viết:

       I. 
Hiểu rõ tâm lý mua sắm của người tiêu dùng

 
       II. 
Truyền cảm hứng cho "người dùng thế hệ mới"

 

 

Tuy Covid-19 không đẩy doanh thu bán hàng online cao như dự đoán bởi người dùng thắt chặt chi tiêu hơn. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp đã có bước đi khôn ngoan ứng với bối cảnh hiện tại.

 

Trong giai đoạn sau dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và cả về doanh thu của mình. Thế nên, việc tìm ra “đường đi nước bước” sao cho phù hợp với bối cảnh hiện tại chính là một bài toán khó nhằn của nhiều tổ chức. Hiện nay, việc ngăn chặn sự bùng phát của dịch đã được kiểm soát, nhưng nhiều doanh nghiệp cũng đã có những động thái để lường trước những rủi ro trong tương lai. Đó là chọn phương án bán hàng online - một phương án đang là xu hướng nở rộ trong cộng đồng. Vậy các doanh nghiệp đã ứng phó như thế nào khi bán hàng online hậu Covid-19?

 

Hiểu rõ tâm lý mua sắm của người tiêu dùng

 

Theo một thống kê thì có đến 70% người dùng Việt nói rằng họ chưa xác định muốn gì, mua sắm sản phẩm như thế nào khi “đi dạo” các gian hàng trực tuyến. Nguyên do đến từ hành vi mua sắm online đa số được truyền cảm hứng từ những hoạt động khám phá trên internet, cụ thể như sau: Mạng xã hội và video ngắn 45%; Ứng dụng nhắn tin 12%, Video trung bình 30%, Trò chơi 5%, Video dài 4%.

 

Vì lẽ đó, thị trường xuất hiện thế hệ tiêu dùng online được gọi là “thế hệ khám phá”. Với 47% đơn hàng bắt nguồn từ các hoạt động tìm tòi và hứng thú, thay vì biết bản thân muốn gì để chủ động tìm kiếm sản phẩm.

 

Nguồn: Customer Love your Brand

 

Ở thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, người dùng Việt vẫn theo dõi sát sao tình hình, nhanh chóng thay đổi thói quen tiêu dùng để bảo vệ cho chính mình và cộng đồng. Cụ thể về ngành hàng tiêu dùng nhanh, trong năm 2020 chỉ số tăng trưởng đã giảm sâu nhất từ trước đến nay. Trong đó, 45% người dùng trữ thực phẩm tại nhà; 50% người dùng giảm tần suất đi siêu thị, chợ và tạp hóa. Tuy nhiên, có đến 25% lượng người dùng tăng trong hoạt động mua sắm online và 25% giảm sử dụng dịch vụ ăn uống bên ngoài.

 

Do có sự thay đổi trong chi tiêu, nên việc mua sắm thời trang và du lịch đã giảm hẳn. Một số nhà bán hàng cũng dựa vào tâm lý đó để tiếp thị online các mặt hàng chăm sóc cá nhân nhiều hơn. Đỉnh điểm trong giai đoạn dịch bùng phát, người dùng có xu hướng mua những mặt hàng chăm sóc sức khỏe và ngăn ngừa dịch bệnh.

 

Nguồn: Tạp chí Công Thương

 

Những yếu tố trên đã giúp cho kinh tế internet là “điểm sáng” trong bối cảnh đại dịch tại Việt Nam, ghi nhận sự tăng trưởng ở mức 50% trong toàn khu vực ASEAN. Có thể kể đến một loạt những nhóm hàng tăng trưởng mạnh mà nhiều nhà bán hàng online kinh doanh trên TMĐT như: thực phẩm, điện tử, dịch vụ giáo dục,...

 

Truyền cảm hứng cho "người dùng thế hệ mới"

 

Chính bởi sự có mặt của thế hệ khám phá, cùng đó là sự phát triển mạnh của hình thức mua sắm online, nên nhiều doanh nghiệp mà đặc biệt là SMEs (vừa và nhỏ) đứng trước cơ hội lớn để có thể phát triển hơn trong việc kinh doanh.

 

Một số chuyên gia kinh tế đưa ra lời khuyên rằng doanh nghiệp nên có định hướng và xem xét chuyển hướng qua loại hình “Thương mại khám phá”. Đây là hình thức phù hợp để phục vụ được thế hệ người dùng này.

 

Nguồn: Subiz

 

Theo đó, “thương mại khám phá” là tiếp cận người dùng ở nền tảng họ sử dụng để tìm nguồn cảm hứng nhiều nhất, đó có thể là: website, mạng xã hội, video,... Vì thế, doanh nghiệp cần tạo nên một “hệ sinh thái”, cung cấp dịch vụ và sản phẩm theo định dạng kỹ thuật số nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh trên các nền tảng này.

 

Không những thế, doanh nghiệp cũng lưu ý thu thập những lý do mà người dùng sẵn sàng đổi mới thương hiệu quen thuộc hoặc sản phẩm hay sử dụng. Chẳng hạn như, doanh nghiệp bạn cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng hơn, có nhiều lựa chọn về giá thành hơn,...

 

Có thể người tiêu dùng đang chưa biết mình cần gì và tìm sản phẩm gì, thế nên doanh nghiệp hãy nhanh trí giới thiệu sản phẩm của mình đến họ. Bạn có thể tìm cách gợi ý “khôn khéo” những điều thú vị về sản phẩm, thông điệp có giá trị và tạo nguồn cảm hứng, có thể đó là yếu tố khiến cho người dùng mua sản phẩm của bạn.

 

Nguồn: Medium

 

Khi hãng giày Nike tung ra chiến dịch “hãy hành động” nổi tiếng trên toàn cầu. Thông điệp đã đánh trúng tâm lý những vận động viên, người hâm mộ thể thao, người chạy bộ,... Câu nói “hãy hành động” không đề cập gì đến ưu thế của giày. Thế nhưng, người dùng sau khi mua sản phẩm sẽ tự cảm nhận được công nghệ mà giày Nike mang lại (Nike Air/Airmax, Nike Zoom,...) và trải nghiệm thực tế về sản phẩm. Chiến dịch này của Nike vừa truyền cảm hứng đến người dùng vừa giúp hãng tạo được sự tin cậy về chất lượng sản phẩm.

 

Truyền cảm hứng đến người tiêu dùng là bước đi đầu tiên của hình thức “thương mại khám phá”. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể sử dụng livestream hay người nổi tiếng để quảng cáo cho sản phẩm,... để có thể tạo ra cảm hứng đến họ sâu sắc hơn.

 

Đại dịch Covid-19 đã khiến cho sự thay đổi rõ rệt về xu hướng tiêu dùng, đó cũng là lý do phù hợp để thị trường mua sắm online trỗi dậy mạnh mẽ. Khi đó, phần thắng sẽ thuộc về những ai biết thay đổi và nắm bắt cơ hội nhanh nhất.

 

Covid-19 xảy ra làm thay đổi xu hướng tiêu dùng và là một cái cớ vô cùng hợp lý để môi trường mua sắm online bùng nổ. Phần thắng sẽ thuộc về doanh nghiệp biết thay đổi nhanh chóng và nắm bắt cơ hội nhanh nhất. Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn có cái nhìn cận cảnh về việc bán hàng online hậu Covid, từ đó có những sự đổi mới cho doanh nghiệp của mình sao cho phù hợp nhất.

 

 

Xem thêm:

TRÒN HOUSE