[ENGLISH BELOW] Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) đang định hình lại cách chúng ta tạo ra và tiêu thụ nội dung trực tuyến với tốc độ chóng mặt. Ban đầu, các chuyên gia từng dự đoán rằng đến năm 2030, 90% nội dung số trên mạng sẽ được tạo ra bởi AI. Tuy nhiên, thực tế đang diễn ra còn nhanh hơn nhiều so với hình dung. Nhiều nhận định gần đây cho thấy, cột mốc này có thể đến sớm hơn, thậm chí chỉ trong vòng vài năm tới.
Không chỉ là suy đoán, dữ liệu thực tế cho thấy hiện nay đã có tới 74% các trang web mới mang dấu vết của nội dung AI, trong khi tổng thể nội dung trên web hiện hành cũng có 30–40% là được AI hỗ trợ. Với tốc độ này, việc AI chiếm lĩnh phần lớn hệ sinh thái nội dung số không còn là viễn cảnh mà đang diễn ra hàng ngày, từng giờ.
Từ các tập đoàn lớn đến doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân sách dành cho GenAI đang tăng nhanh như chưa từng có, điều này phản ánh rõ nhận thức rằng AI không còn là lựa chọn, mà là nền tảng chiến lược không thể thiếu.
Nội dung bài viết
1. Mức độ đầu tư toàn cầu vào AI tăng mạnh:
2. Các doanh nghiệp ứng dụng AI vào sáng tạo nội dung:
3. Phản ứng của người tiêu dùng trước nội dung AI:
4. Kết luận:
1. Mức độ đầu tư toàn cầu vào AI tăng mạnh:
Mức đầu tư vào AI và GenAI đang tăng trưởng vượt bậc. Theo Menlo Ventures, chỉ riêng trong năm 2024, chi tiêu cho generative AI (bao gồm nội dung, lập trình, phân tích dữ liệu…) đã đạt 13,8 tỷ USD, gấp hơn 6 lần so với năm 2023.
Trong khi đó, báo cáo AI Index 2025 của Stanford HAI cho thấy tổng vốn đầu tư tư nhân toàn cầu vào AI đã lên tới 33,9 tỷ USD, và tỷ lệ tổ chức ứng dụng AI trong công việc cũng tăng mạnh từ 55% lên 78% chỉ sau một năm. Những con số này cho thấy GenAI đang không chỉ là công cụ thử nghiệm, mà là trọng tâm đầu tư thực sự trong chiến lược vận hành của doanh nghiệp.
[Nguồn: The 2025 AI Index Report]
![]() |
Đáng chú ý, hơn 60% các dự án GenAI được tài trợ trực tiếp từ ngân sách hoạt động thường niên, thay vì chỉ phụ thuộc vào quỹ nghiên cứu và phát triển (R&D), cho thấy GenAI đang ngày càng đóng vai trò thiết yếu trong vận hành doanh nghiệp.
2. Các doanh nghiệp ứng dụng AI vào sáng tạo nội dung:
- Unilever
Đầu năm nay, Unilever đã tích hợp nền tảng Omniverse của Nvidia để tạo ra bản sao kỹ thuật số của toàn bộ danh mục sản phẩm bao gồm biến thể, nhãn, bao bì và ngôn ngữ giúp đẩy nhanh và tiết kiệm đáng kể quá trình tạo hình ảnh. Các bản sao này được đưa vào hệ thống Gen AI Content Studios, nền tảng tạo nội dung AI do Unilever phát triển từ năm 2023.
![]() |
Nhờ đó, Unilever (đặc biệt với thương hiệu Dove) đã tạo ra hàng loạt ảnh và video cho các chiến dịch influencer marketing, linh hoạt chuyển đổi nội dung theo nền tảng và khu vực, mang lại hơn 3,5 tỷ lượt hiển thị và tiếp cận 52% khách hàng tiềm năng mới chỉ trong một chiến dịch.
- Zalando
Trong quý cuối năm vừa qua, Zalando đã tạo ra bước đột phá khi 70% hình ảnh biên tập trong các chiến dịch quảng cáo của họ được sản xuất bằng công nghệ AI, bao gồm cả ảnh kỹ thuật số và mô phỏng người mẫu ảo (“digital twins”).
![]() |
Việc áp dụng AI không chỉ giúp rút ngắn thời gian sản xuất từ 6-8 tuần xuống chỉ còn 3-4 ngày, mà còn giảm tới 90% chi phí so với quy trình truyền thống một minh chứng rõ nét cho khả năng tăng tốc và tối ưu hóa vượt trội của AI trong ngành marketing hình ảnh.
- Under Armour
Vào tháng 8/2023, Under Armour đã gây chú ý khi tung ra đoạn quảng cáo “The Ultimate Team Talk” nhằm hồi sinh chiến dịch huyền thoại “Protect This House” sau 20 năm. Điều đặc biệt nằm ở chỗ toàn bộ kịch bản của quảng cáo này được tạo bởi Chat GPT, mang đến một thông điệp mạnh mẽ, súc tích và đầy cảm xúc.
Với phần thể hiện của diễn viên Ashley Walters (phim Top Boy – Netflix), chiến dịch không chỉ đánh dấu sự kết hợp giữa công nghệ AI và sáng tạo thương hiệu, mà còn cho thấy tiềm năng thực tế của AI trong việc xây dựng nội dung truyền cảm hứng ở quy mô lớn.
- Kraft Heinz
Kraft Heinz đang ứng dụng các mô hình tạo nội dung của Google, như Imagen và Veo, thông qua nền tảng Vertex AI để rút ngắn đáng kể thời gian sản xuất chiến dịch – từ tám tuần xuống chỉ còn tám giờ.
![]() |
Sự chuyển đổi này không chỉ giúp tối ưu quy trình sáng tạo mà còn cho phép thương hiệu phản ứng nhanh hơn với xu hướng thị trường và triển khai các chiến dịch tiếp thị gần như theo thời gian thực, gia tăng độ linh hoạt và hiệu quả trong hoạt động truyền thông.
3. Phản ứng của người tiêu dùng trước nội dung AI:
- Người tiêu dùng “nhạy cảm” với nội dung AI
Một nửa người dùng tại Anh và Mỹ hiện có thể phát hiện chính xác nội dung do AI tạo ra (Bynder). Đặc biệt, thế hệ Millennials là nhóm nhạy cảm nhất với “nội dung máy móc”. Dù 56% thấy nội dung AI hấp dẫn nếu không biết nguồn gốc, thì hơn một nửa sẽ ngừng tương tác nếu họ phát hiện đó là do AI tạo. Gen Z thậm chí còn khắt khe hơn, với 55% ưu tiên nội dung do con người viết.
![]() |
Ví dụ: Hãng thời trang Úc Atoir đã vấp phải làn sóng chỉ trích từ người tiêu dùng khi bị phát hiện sử dụng hình ảnh người mẫu do AI tạo ra để quảng bá sản phẩm mà không công bố rõ ràng. Trên Reddit và các nền tảng xã hội, người dùng bày tỏ sự thất vọng vì hình ảnh AI mà hãng sử dụng không thể phản ánh chính xác chất liệu, độ rủ hay cảm giác thật khi mặc lên người. Atoir chỉ ghi chú rất nhỏ trong phần mô tả sản phẩm, dẫn đến sự mất lòng tin nghiêm trọng.
- Nội dung bằng AI thiếu chân thật sẽ đánh mất lòng tin khách hàng
Khái niệm “AI Slop” đề cập đến nội dung do AI tạo ra có chất lượng thấp, sản xuất hàng loạt nhưng thiếu chiều sâu, ý tưởng và giá trị thực sự. Đây là dạng nội dung “rác kỹ thuật số” không có sự giám sát hay kiểm soát chất lượng đầy đủ.
Theo khảo sát từ Techwyse cho thấy nhiều người cảm thấy mệt mỏi khi liên tục phải tiếp xúc với những bài viết hay video AI phong cách giống hệt nhau, làm giảm cảm xúc và đánh mất kết nối cảm xúc với thương hiệu họ bắt đầu bỏ qua, tẩy chay hoặc thậm chí hạn chế tương tác với các kênh sản xuất nội dung như vậy.
![]() |
Ví dụ: Video quảng cáo đến từ Queensland Symphony Orchestra (Úc), khi họ đăng tải một hình ảnh do AI tạo ra để quảng bá buổi hòa nhạc trên Facebook. Hình ảnh bị người xem chỉ trích vì có các chi tiết sai lệch như ngón tay thừa, tỷ lệ cơ thể méo mó và ánh sáng thiếu tự nhiên và bị mô tả là “không chuyên nghiệp” và “quảng cáo tệ nhất từng thấy”. Liên đoàn nghệ thuật MEAA cũng lên tiếng, cho rằng đây là “một trong những sản phẩm AI tệ nhất”.
![]() |
Không chỉ người dùng, YouTube cũng đã mạnh tay dọn dẹp nội dung “AI Slop” bằng việc tước quyền kiếm tiền của các kênh như Screen Culture và KH Studio vì tạo trailer phim giả mạo bằng AI, bị xếp vào dạng “nội dung rác/nhân bản”.
![]() |
Cũng từ ngày 15/7/2025, nền tảng này cũng chính thức cập nhật chính sách, cấm các video chỉ do AI tạo ra mà không có giá trị sáng tạo hoặc dấu ấn con người tham gia. Đây là bước đi quyết liệt nhằm bảo vệ chất lượng nội dung và trải nghiệm người xem, đồng thời nhấn mạnh rằng AI chỉ nên là công cụ hỗ trợ, không phải là người thay thế hoàn toàn cho sự sáng tạo thực thụ.
- Nội dung bằng AI chất lượng cao có thể chạm đến cảm xúc khách hàng
Ngược lại, khi nội dung AI được xây dựng một cách thông minh với ý tưởng sáng tạo, logic chặt chẽ và phù hợp với bối cảnh. Khi đó người xem không chỉ cảm thấy tin tưởng hơn mà còn sẵn sàng đón nhận và lan tỏa thông điệp đó.
Chiến dịch Nike’s “Never Done Evolving” là minh chứng điển hình, dưới sự hợp tác giữa Nike và AKQA, AI được sử dụng để mô phỏng hai phiên bản Serena Williams ở hai giai đoạn sự nghiệp, với phong cách chơi, quyết định và tốc độ được tái hiện một cách chân thực và hợp lý, thay vì dừng ở mức “giống như thật”.
Một câu chuyện được kể trọn vẹn, logic, đầy cảm xúc và truyền tải thông điệp mạnh mẽ về quá trình vươn lên không ngừng. Không chỉ giành giải Grand Prix Cannes, chiến dịch còn ghi nhận tăng 1.082% lượt tiếp cận tự nhiên và hơn 1,7 triệu lượt xem, cho thấy khả năng chinh phục cảm nhận và niềm tin của người dùng khi AI được sử dụng đúng cách.
- Yêu cầu bắt buộc về tính minh bạch AI
![]() |
Theo MIT Sloan, 84% chuyên gia đồng tình rằng các thương hiệu cần công bố rõ ràng nội dung AI. Không minh bạch đồng nghĩa với đánh mất lòng tin. Pinterest là một trong những thương hiệu tiên phong: gắn nhãn "AI modified", cho phép người dùng chọn “see fewer AI content”. Và theo phản hồi, người dùng cảm thấy trải nghiệm được cải thiện và độ tin cậy được nâng cao đáng kể nhờ tính minh bạch này.
4. Kết luận
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực sáng tạo nội dung, mang đến tốc độ, quy mô và hiệu quả chưa từng có. Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng vượt trội, AI cũng đặt ra không ít thách thức về sự chấp nhận của người tiêu dùng khi yếu tố chân thực, cảm xúc con người và độ tin cậy vẫn là những điều mà nội dung do máy móc tạo ra khó có thể thay thế hoàn toàn. Chính vì vậy, để khai thác hiệu quả sức mạnh của AI mà không đánh mất niềm tin từ người dùng, doanh nghiệp cần kết hợp giữa công nghệ và dấu ấn con người, đồng thời đảm bảo tính minh bạch trong cách tạo và sử dụng nội dung.
Xem thêm
Agentic AI và bước tiến trong công nghệ trí tuệ nhân tạo
Chiến lược tối ưu nội dung để website của bạn xuất hiện trong Google AI Overview
Sức mạnh các công cụ AI từ Meta & TikTok: Những cập nhật không thể bỏ lỡ
TRÒN
----------------------------
Artificial intelligence (AI) is rapidly reshaping how we create and consume online content. Experts once predicted that by 2030, 90% of digital content would be AI-generated but the reality is advancing much faster than anticipated. Recent reports suggest that we may reach this milestone within just a few years.
This shift is not merely hypothetical. Current data shows that over 74% of newly created websites already contain AI-generated content, while AI now supports 30–40% of all content across the internet. At this pace, AI’s dominance in the digital content ecosystem is no longer a future scenario it’s happening in real-time.
From global corporations to small and mid-sized businesses, budgets for generative AI are surging, signaling a clear understanding: AI is no longer optional it’s becoming a strategic foundation.
Content Articles
1. Soaring Global Investment in AI:
2. How Leading Brands Are Using AI in Content Creation:
3. Consumer Reaction: Skepticism Amid AI Saturation:
4. Conclusion:
1. Soaring Global Investment in AI:
Investment in AI and generative AI (GenAI) is skyrocketing. According to Menlo Ventures, spending on GenAI in 2024 alone reached $13.8 billion over six times more than in 2023.
Meanwhile, Stanford HAI’s 2025 AI Index Report reveals that global private investment in AI has climbed to $33.9 billion. The percentage of organizations integrating AI into their operations also jumped from 55% to 78% in just one year, proving that GenAI is moving from experiment to essential business function.
[Source: The 2025 AI Index Report]
![]() |
Remarkably, more than 60% of GenAI projects are now funded through core operating budgets rather than just R&D highlighting its role as a critical business tool rather than a niche innovation.
2. How Leading Brands Are Using AI in Content Creation:
- Unilever
Earlier this year, Unilever adopted Nvidia’s Omniverse platform to create digital replicas of its entire product line including labels, packaging, and localizations. These assets are fed into Unilever’s proprietary GenAI Content Studio, developed in 2023.
![]() |
The system has powered content creation for influencer campaigns, especially for Dove, enabling rapid adaptation across platforms and regions. One campaign alone reached 3.5 billion impressions and connected with 52% of new potential customers.
- Zalando
In late 2024, Zalando took a bold step by producing 70% of its editorial advertising visuals using AI-generated content, including digital photography and virtual model simulations (“digital twins”).
![]() |
Result: Production time dropped from 6–8 weeks to just 3–4 days, while costs fell by up to 90%. This showcases the massive efficiency gains AI can bring to visual marketing.
- Under Armour
In August 2023, Under Armour launched “The Ultimate Team Talk,” reviving its legendary “Protect This House” campaign after 20 years. What made this ad special was that the entire script was written by ChatGPT, delivering a powerful, succinct, and emotional message.
Featuring actor Ashley Walters (Netflix’s Top Boy), the campaign exemplified the powerful intersection of AI technology and brand storytelling demonstrating how AI can scale inspirational content without losing impact.
- Kraft Heinz
Kraft Heinz is harnessing Google’s content generation tools such as Imagen and Veo via the Vertex AI platform to drastically shorten campaign production times. What used to take eight weeks now takes just eight hours.
![]() |
This shift not only streamlines creative workflows but also allows for near-real-time responses to market trends boosting agility and marketing effectiveness.
3. Consumer Reaction: Skepticism Amid AI Saturation:
- Consumers Are Becoming More Sensitive to AI Content
Nearly 50% of users in the UK and US can now accurately detect AI-generated content (Bynder). Millennials are especially sensitive to “machine-like” content. While 56% find AI content appealing if they don’t know it’s AI over half would disengage once they find out. Gen Z is even stricter, with 55% preferring human-authored content.
![]() |
Atoir’s Backlash Over Transparency
Australian fashion brand Atoir faced heavy criticism not for using AI but for failing to disclose it clearly. Users on Reddit and other social platforms expressed frustration after discovering the brand used AI-generated model images to promote premium products without clearly stating so.
Comments like “A $400 dress and you only get an AI rendering before buying” flooded social threads. Many pointed out that AI could not faithfully portray fabric texture, drape, or real-life appearance. Atoir’s minimal disclosure buried at the end of product descriptions led to a serious loss of consumer trust.
- AI Slop: When AI Content Becomes Digital Junk
The term “AI Slop” refers to low-quality, mass-produced AI content that lacks depth, originality, or real value. This type of digital clutter floods social media, blogs, and ad channels exhausting viewers and diluting brand uniqueness.
A survey by Techwyse revealed that many users feel fatigued by formulaic AI-generated posts and videos. These repetitive formats fail to create emotional connections and drive users to ignore, boycott, or unfollow such channels.
![]() |
Real-World Example: Queensland Symphony Orchestra Ad
The Queensland Symphony Orchestra (Australia) sparked backlash by posting an AI-generated image for a concert ad. Viewers slammed the image for featuring distorted anatomy and unnatural lighting calling it “unprofessional” and “one of the worst AI ads ever.” The MEAA Arts Federation also criticized the execution, calling it a poor use of technology.
![]() |
YouTube Cracks Down on AI Slop
YouTube has also taken a firm stance against “AI Slop.” Channels like Screen Culture and KH Studio were removed from the YouTube Partner Program for publishing fake, AI-generated movie trailers classified as duplicate or low-value content.
![]() |
As of July 15, 2025, YouTube has updated its monetization policy: content solely generated by AI, without added human creativity or originality, is no longer eligible for monetization. This marks a clear commitment to protecting content quality and viewer trust.
- When AI Is Used Right: Emotional Impact & Creativity Win
On the flip side, AI-generated content when crafted thoughtfully can resonate deeply with audiences.
Nike’s “Never Done Evolving” Campaign
In a striking example, Nike partnered with AKQA to use AI in simulating two versions of tennis legend Serena Williams at different points in her career. The AI captured her playing style, decisions, and speed with uncanny precision not just mimicking her appearance, but authentically portraying her evolution.
The result was a powerful, emotionally compelling narrative of growth and perseverance. The campaign won the Grand Prix at Cannes, earned a 1,082% increase in organic reach, and over 1.7 million views proving that when used creatively, AI can truly move people.
-
Transparency Is Key
![]() |
According to MIT Sloan, 84% of experts agree: brands must clearly disclose AI-generated content. Lack of transparency erodes trust. Pinterest is leading the way labeling content with “AI modified” tags and allowing users to filter AI content. User feedback shows improved experiences and stronger brand credibility when transparency is prioritized.
4. Conclusion
AI is revolutionizing content creation with unmatched speed, scale, and efficiency. But its rise also brings challenges especially around authenticity, emotional resonance, and consumer trust. To unlock AI’s full potential without alienating audiences, brands must combine cutting-edge technology with human creativity, clear communication, and ethical responsibility.
TRÒN