Cách đánh sáng 3 điểm trong chụp ảnh profile hoàn hảo mọi ánh nhìn
Thiết lập nguồn ánh sáng phù hợp chính là thành phần quan trọng trong việc chụp ảnh lẫn quay phim. Trong đó, phương pháp bố trí ánh sáng căn bản và thường được dùng phố biến hiện nay chính là kỹ thuật đánh sáng 3 điểm. Không ngoa khi nói rằng đây là cách chiếu sáng “dễ thích nghi” và không quá khó để bạn có thể áp dụng vào việc chụp ảnh profile. Hãy cùng TRÒN HOUSE tìm hiểu về phương pháp này, cùng đó hướng dẫn 2 setup chụp ảnh chân dung hiệu quả nhất nhé!
Thế nào là kỹ thuật chiếu sáng 3 điểm?
Theo đó, kỹ thuật chiếu sáng 3 điểm sẽ bao gồm ba nguồn sáng như sau: Key Light (nguồn sáng chính), Fill Light (nguồn sáng phụ) và Backlight (nguồn sáng phụ phía sau). Dưới đây là diễn giải chi tiết về từng nguồn sáng cho bạn dễ hiểu hơn.
Nguồn: Videomaker |
Key Light (Nguồn sáng chính)
Key Light cung cấp phần lớn nguồn ánh sáng chiếu lên một chủ thể nào đó trong buổi chụp ảnh profile. Thường được đặt chệch hướng một góc 45 độ phía bên phải hoặc trái chủ thể, cao 45 độ và hướng trực tiếp vào khuôn mặt chủ thể.
Trên thực tế, không phải lúc nào chúng ta cũng nên căn chỉnh sao cho đúng chuẩn 45 độ, bởi con số này không phải là tiêu chuẩn chính xác trong mọi trường hợp. Trong từng tình huống chụp khác nhau, bạn nên điều chỉnh thông số này phù hợp cho buổi chụp nếu cần thiết nhé.
Fill Light (Nguồn sáng phụ)
Nhiệm vụ chính của nguồn sáng phụ là làm sao đảm bảo được phần shadow (bóng của chủ thể) do nguồn sáng chính tạo ra không quá tối. Thông thường, Fill Light sẽ sở hữu độ sáng bằng khoảng ¼ độ sáng của Key Light, tức rằng tối hơn 2 stop - điểm dừng.
Trong quá trình chụp, bạn đặt Fill Light nằm phía đối diện Key Light, với độ cao ngang tầm với máy ảnh. Bạn nên lưu ý rằng, tạo shadow cho khuôn mặt chủ thể nên có sự khác nhau, nên bạn cũng có thể đặt Fill Light ở góc 15 độ hoặc 25 độ và điều chỉnh sao cho hợp với gu thẩm mỹ là được.
|
Backlight (Nguồn sáng phụ phía sau)
Backlight cũng có thể gọi với cái tên là “kicker”, có nhiệm vụ chiếu sáng bộ phận đầu và phần vai của chủ thể từ phía sau ở góc trên, với góc cũng tầm khoảng 45 độ. Nguồn sáng phụ phía sau sẽ tạo cho chủ thể chút “ánh hào quang”, tách chủ thể khỏi những yếu tố phía sau họ, thường người ta sẽ gọi là đánh tóc/đánh ven.
Công dụng dễ thấy nhất từ nguồn sáng phụ phía sau chính là bạn chụp hình profile cho chủ thể có mái tóc đen trên phông nền tối. Bởi nếu không dùng Backlight, phần tóc sẽ “dính liền” vào phông nền, để lại một khuôn mặt hiện lên trông rất kỳ quặc trên khung hình.
Điểm qua một vài thiết bị hỗ trợ cần sử dụng
Phương pháp để tạo ra được bức ảnh chân dung/ ảnh profile đẹp với cách chiếu sáng 3 điểm, chúng ta sẽ cần đến sự hỗ trợ của những thiết bị khác nhau. Theo đó, bạn sẽ cần đến bộ đèn Profoto, cụ thể bao gồm: 01 đèn B1x 500 AIRTTL, 01 đèn B2 250 Air TTL, 01stripbox 1×3 OCF, 01 Softbox 2×3 OCF, 01 grid OCF.
Với trường hợp bạn chụp ảnh profile trong môi trường studio không có sự ảnh hưởng bởi nguồn sáng từ bên ngoài, bạn hoàn toàn có thể tạo ra được sản phẩm hình ảnh tương tự chỉ với việc dùng đèn speedlight. Thậm chí, có những nhiếp ảnh gia dày dặn kinh nghiệm còn có thể sử dụng 02 đèn và 01 reflector.
Hai cách setup chụp ảnh profile kết hợp đánh sáng 3 điểm
Với kỹ thuật chiếu sáng 3 điểm, những nhiếp ảnh gia sẽ dễ dàng để tạo ra các hình ảnh theo xu hướng cổ điển, hoặc thông qua cách căn chỉnh hay di chuyển vị trí của đèn cũng mang đến cá tính mạnh mẽ cho tấm ảnh profile đẹp hơn. Khám phá 2 cách setup mà TRÒN HOUSE gợi ý cho bạn sau đây nhé!
Setup 1: Chụp hình profile cổ điển
Trước tiên, đặt đen background light có gắn grid sau lưng chủ thể để tạo ra được một quầng sáng bên trong khung nền. Sau đó, sử dụng đèn separation light với stripbox 1x3 đặt ở phía sau, không chiếu trực tiếp vào chủ thể, chỉ đánh viền nhằm tách chủ thể ra khỏi phông nền tốt hơn. Sau cùng, bạn đặt đèn key light được đặt với góc 45 độ với chủ thể và hướng xuống 45 độ để tạo được khối cho khuôn mặt.
|
Lưu ý rằng, khi chụp với chủ thể là nữ, bạn nên đưa đèn ra hướng chính diện nhằm tạo được ánh sáng có shadow ít hơn, cho độ mềm mỏng và nữ tính hơn.
|
Setup 2: Áp dụng kỹ thuật Fill Light
Ở cách setup 2, bạn vẫn giữ nguyên vị trí của đèn key light như cách setup 1. Với đèn có gắn stripbox 1x3 sẽ di chuyển lên trước mặt chủ thể để dùng làm đèn fill light, với công dụng giảm thiểu được các vùng tối trên khuôn mặt và sự “kịch tính” cho bức ảnh. Còn đối với loại đèn được gắn grid sẽ trở thành separation light có nhiệm vụ tách chủ thể ra khỏi phông nền.
Nguồn: TRÒN HOUSE |
Với cách chiếu sáng 3 điểm theo setup 2, chúng ta sẽ nhận thấy được khuôn mặt chủ thể được chiếu sáng đều, vùng tối bên phải khuôn mặt cùng tiêu giảm thấy rõ, nhưng phông nên sẽ không còn vùng sáng như kiểu chụp 1.
Nguồn: TRÒN HOUSE |
Cái hay của kỹ thuật đánh sáng 3 điểm chính là tính đa dạng về “thần thái” cho tấm ảnh, đó là nhờ vào việc di chuyển hướng chiếu sáng của mỗi loại đèn. Thế nhưng, cho dù công dụng của 3 loại đèn như thế nào, sự sáng tạo của nhiếp ảnh gia mới chính là thành phần chủ chốt để tạo nên một tấm ảnh profile hoàn hảo.
Với bài viết về kỹ thuật chiếu sáng 3 điểm chụp ảnh profile mà TRÒN HOUSE giới thiệu, mong rằng bạn sẽ hiểu hơn về phương pháp này và ứng dụng phù hợp nhất vào công việc của mình. Đừng quên truy cập vào website của TRÒN HOUSE trong mục Blog để đón đọc thêm những bài viết cung cấp thông tin hữu ích khác nữa bạn nhé!
Xem thêm:
- 3 KIỂU CHỤP ẢNH SẢN PHẨM SỬ DỤNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI TĂNG TƯƠNG TÁC "ĐỈNH CAO"
- NHỮNG TIÊU CHUẨN HÌNH ẢNH BÁN HÀNG TRÊN AMAZON NĂM 2021
- CHỤP ẢNH THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN - “NGƯỜI ĐẠI DIỆN” TRUYỀN THÔNG HOÀN HẢO
TRÒN HOUSE