Ánh sáng môi trường chụp ảnh quảng cáo - Kết hợp hài hòa có khó?
Nội dung bài viết:
I. Một số loại ánh sáng môi trường trong nhiếp ảnh
II. Những điều kiện ánh sáng môi trường trong từng không gian khác nhau
III. Một số loại ánh sáng môi trường trong nhiếp ảnh
Có bao giờ bạn tự hỏi rằng ánh sáng môi trường (ambient light) là những loại ánh sáng nào chưa? Vậy thì hãy cùng TRÒN HOUSE khám phá về yếu tố này áp dụng như thế nào trong chụp ảnh quảng cáo ở bài blog sau nhé!
Nếu bạn đã từng thắc mắc rằng “tạo nên không gian đủ ánh sáng môi trường, cho phép nguồn ánh sáng môi trường vào trong khung hình,...” thì để đạt được những điều này có khó không? Theo đó, đây là loại ánh sáng thường dùng để phân biệt với đèn ảnh, đèn chớp hay một số loại đèn khác nhau. Những nhiếp ảnh gia sẽ không tạo riêng những nguồn sáng từ ambient light, mà áp dụng những nguồn sáng sẵn có trong từng tình huống chụp cụ thể. Với bài viết sau, TRÒN HOUSE sẽ giới thiệu những thông tin chính xoay quanh về chụp ảnh quảng cáo với ánh sáng môi trường. Khám phá ngay bạn nhé!
Một số loại ánh sáng môi trường trong nhiếp ảnh
Một định nghĩa đơn giản nhất về ambient light chính là bất cứ nguồn ánh sáng nào sẵn có trong không gian chụp ảnh, trước khi nhiếp ảnh gia thêm vào các nguồn sáng nhân tạo. Những nguồn ánh sáng trong môi trường sẽ khá đa dạng về thể loại và đặc tính, đặc biệt là chúng sẽ xuất hiện một cách tự nhiên nhất trong khung hình của bạn. Cụ thể, ambient light sẽ được phân thành 3 loại ánh sáng khác nhau, đó là:
- Nguồn ánh sáng tự nhiên bên ngoài là một loại nguồn sáng ngoài trời, có thể là bắt nguồn từ cửa sổ, cửa ra vào đang mở, không gian ngoài trời,...;
- Nguồn ánh sáng tự nhiên bên trong, có thể là từ loại nến bạn đang dùng hay lò sưởi vào mùa đông sẽ được xem là ánh sáng tự nhiên trong căn nhà của bạn;
- Nguồn ánh sáng nhân tạo trong căn nhà, chúng ta có thể bắt gặp những loại ánh sáng này như: đèn spotlight, đèn trần, đèn để bàn, đèn tuýp,...
Nguồn: TRÒN HOUSE |
Những điều kiện ánh sáng môi trường trong từng không gian khác nhau
Trong lĩnh vực nhiếp ảnh, câu hỏi được quan tâm nhiều chính là chúng ta sẽ cần các nguồn sáng nào để đạt được bức ảnh quảng cáo sản phẩm như mong muốn? Chắc hẳn rằng không có quy luật nào áp dụng hoàn hảo cho mọi trường hợp, mà đó là sự phối hợp “nhịp nhàng” từ những nguồn sáng môi trường đa dạng, bất kể đó là loại ánh sáng thuộc thể loại nào.
Trong phần tiếp theo, hãy cùng TRÒN HOUSE theo dõi một số điều kiện ánh sáng môi trường được ứng dụng trong các không gian khác nhau bạn nhé.
Chụp ảnh quảng cáo nội thất
Có khá nhiều nhiếp ảnh gia thường dùng ánh sáng môi trường khi chụp quảng cáo nội thất, bởi đó là yếu tố giúp tạo nên cảm giác tự nhiên và sức sống hơn cho không gian. Bên cạnh đó, trong hình ảnh nội thất, các loại đèn flash sẽ được sử dụng nhằm đánh điểm vào một vài vùng quá tối, hoặc “nhấn nhá” như thế nào đó theo gu thẩm mỹ của người chụp.
Ở đa số mọi trường hợp, nhiếp ảnh gia có thể cần dùng đến một chân máy để điều chỉnh tốc độ màn trập thấp hơn, việc này nhằm hạn chế tình trạng cháy tối ở các vùng thiếu ánh sáng trong khung hình.
Bạn nên chọn lọc lượng ánh sáng môi trường khi cho vào khung hình và loại bỏ các nguồn sáng “thừa thãi” trong không gian, để có thể cân bằng và có sự hài hòa cho bức ảnh hơn.
Một vài thông số mà bạn có thể tham khảo khi chụp ảnh nội thất: f/5.6 – f/8, ISO 2000 – 4000, tốc khoảng 1/30s – 1/100s. Bạn lưu ý rằng các con số này sẽ tùy thuộc vào lượng ánh sáng tự nhiên và thời gian trong ngày, nên bạn cũng có thể linh động điều chỉnh sao cho ưng ý nhất nhé.
Chụp ảnh quảng cáo cho sự kiện
Với thể loại ảnh sự kiện, ánh sáng môi trường có sự tác động không nhỏ đến việc dẫn dắt cảm xúc, tạo không khí và chiều sâu cho hình ảnh. Thông thường, những buổi event thường khá đông đúc, do đó các nhiếp ảnh gia thường không mang theo quá nhiều thiết bị. Cụ thể, nhiều photographer sẽ trên tay một chiếc máy ảnh và một loại đèn speedlight khi đi tác nghiệp.
Nguồn: TRÒN HOUSE |
Bạn có thể cho ánh sáng môi trường ở buổi event “lọt” vào khung hình, bởi đó là chìa khóa để bắt trọn được không khí của sự kiện. Theo đó, những nguồn sáng này có thể là loại đèn chăng dây, đèn trang trí, đèn sân khấu,...
Khi chụp ảnh quảng cáo cho sự kiện, bạn có thể điều chỉnh những thông số như f/4 – f/5.6, ISO có thể sẽ cao rơi vào khoảng 3200-6400, tốc độ chậm khoảng 1/60s – 1/100s nhằm bắt được nhiều nguồn ánh sáng từ môi trường hơn.
Chụp hình quảng cáo cho sản phẩm
Trong ảnh quảng cáo sản phẩm, ambient light có thể là ánh nắng tự nhiên từ mặt trời chiếu vào. Để có thể đạt được bộ ảnh ưng ý nhất, bạn nên dùng thêm một tấm tản sáng, hắt sáng hoặc một tường nền nào đó.
Nguồn: TRÒN HOUSE |
Mặt khác, đôi khi ánh nắng tự nhiên có thể sẽ không đủ do thời tiết hoặc phụ thuộc vào vị trí của Mặt Trời. Thế nên, dùng loại đèn flash chạy điện sẽ là lựa chọn lý tưởng mà bạn nên cân nhắc. Đèn flash điện loại bỏ tốt hiệu ứng từ ánh sáng môi trường, hoặc tạo điểm nhấn thêm cho hiệu ứng ánh sáng ở những vùng mà bạn muốn.
Nguồn: TRÒN HOUSE |
Tuy nhiên, kết quả hình ảnh cũng dựa vào các thông số mà nhiếp ảnh gia đặt cho những thiết bị. Bạn có thể tham khảo các chỉ số thường sử dụng khi chụp quảng cáo sản phẩm: f/2.8 – f/4, ISO 200 – 400, tốc 1/100s – 1/160s.
Hy vọng với bài blog mới nhất mà TRÒN HOUSE chia sẻ, bạn đọc phần nào đã biết thêm các kiến thức về ánh sáng môi trường khi chụp ảnh quảng cáo. Cùng đó là những cách thức cân bằng và tạo sự hài hòa cho hình ảnh ở những điều kiện ánh sáng “phức tạp”. TRÒN HOUSE chúc bạn đọc tạo ra được những bộ ảnh đẹp mắt và chất lượng nhất nhé.
Xem thêm:
- OUT-OF-HOME ADVERTISING - QUAY VIDEO QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI LÀ XU HƯỚNG MỚI TRONG TƯƠNG LAI?
- 7 THỂ LOẠI CHỤP HÌNH QUẢNG CÁO ĐỂ TIẾP THỊ THƯƠNG HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP
- THU HÚT MỌI ÁNH NHÌN KHI QUẢNG CÁO TRÊN MÀN HÌNH LED CÓ KHÓ KHÔNG?
TRÒN HOUSE