5 tips làm phim giới thiệu doanh nghiệp gây ấn tượng với người xem
[English Below] Theo thống kê, có đến 45% số người trên thế giới dành ít nhất một tiếng đồng hồ để xem video trên Youtube và Facebook mỗi ngày. Nắm bắt được “sự lên ngôi” của video, các doanh nghiệp đã bắt tay vào thực hiện các video giới thiệu doanh nghiệp nhằm mang hình ảnh thương hiệu trở nên gần gũi hơn với khách hàng.
Tuy nhiên, việc sở hữu một phim giới thiệu doanh nghiệp hấp dẫn người xem chưa bao giờ là điều dễ dàng.
Hãy cùng Tròn House khám phá 5 tips làm phim giới thiệu doanh nghiệp gây ấn tượng và thu hút tất cả mọi người nhé!
Photo By Oneproductions.com
1. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Một điều vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện phim giới thiệu doanh nghiệp chính là xác định đối tượng khách hàng mà thương hiệu của bạn muốn hướng tới. Bạn nên tập trung vào đối tượng khách hàng cụ thể, cho họ biết công ty và sản phẩm của bạn sẽ mang đến những lợi ích gì cho họ. Bởi mỗi đối tượng khách hàng sẽ có nhu cầu, sở thích và thị hiếu khác nhau.
Photo By Business First Magazine
Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp của bạn kinh doanh lĩnh vực bất động sản, nội dung video của bạn cần phải thể hiện được sự chuyên nghiệp và uy tín, quy mô của những công trình đẹp, chất lượng mà bạn đã xây dựng và mang lại cho khách hàng. Bởi họ sẽ phải bỏ ra một khoảng tiền lớn để sở hữu những sản phẩm của bạn.
Chính vì vậy, tùy vào đối tượng khách hàng mà bạn sẽ cần lựa chọn nội dung video sao cho phù hợp và nắm bắt tâm lý khách hàng.
Video Giới Thiệu Doanh Nghiệp - Đất Xanh Group
Video By Tròn House
2. Kiểm soát độ dài video
Mỗi ngày, khách hàng của bạn sẽ phải tiếp nhận rất nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Do đó, họ không thể dành quá nhiều thời gian để chỉ xem một đoạn video nhàm chán. Điều bạn cần ở đây chính là truyền tải được thông điệp chính của video trong thời gian ngắn. Bởi nếu một video ôm đồm quá nhiều thông tin, phô diễn quá mức về mọi mặt của doanh nghiệp sẽ cực kỳ tốn thời gian và khiến người xem cảm thấy chán ngán, khó chịu. Vì vậy, bạn chỉ nên đưa những điểm nổi bật nhất của doanh nghiệp vào video để tránh lãng phí thời gian của khách hàng.
Photo By ShutterStock
3. Truyền đạt bằng hình ảnh
Hình ảnh có thể thay cho cả ngàn ngôn từ. Nếu chỉ tập trung quay một người giới thiệu về công ty, sử dụng lời nói nhiều hơn là đưa ra những thước hình ảnh về sản phẩm, văn phòng, quy mô doanh nghiệp,...sẽ gây nên sự nhàm chán đối với người xem. Một trong những thiếu sót lớn nhất trong quá trình làm video giới thiệu doanh nghiệp là việc lạm dụng quá nhiều thuật ngữ chuyên ngành, làm cho người xem cảm thấy nhàm chán và khó hiểu. Khách hàng của bạn sẽ muốn được hiểu hơn về doanh nghiệp thông qua những thước phim, hình ảnh mô tả cụ thể chứ không phải chỉ là những bài diễn văn.
Photo By Marriam Webster
The making of Corèle V. lingerie
. Photo By Tròn House
4. Truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng
Video doanh nghiệp của bạn cần truyền tải một thông điệp rõ ràng đến với khách hàng. Một câu chuyện thú vị về quá trình hình thành doanh nghiệp sẽ hấp dẫn người xem ngay lập tức. Tại sao người xem nên quan tâm đến thương hiệu của bạn? Hãy trả lời câu hỏi này trong video giới thiệu doanh nghiệp nhé. Cho khách hàng biết thương hiệu của bạn uy tín và chuyên nghiệp như thế nào, có gì khác biệt với những đối thủ khác trên thị trường. Hãy khiến khách hàng có một niềm tin mãnh liệt vào doanh nghiệp của bạn sau khi xem hết đoạn phim.
LDG Group by Tròn House
5. Tránh kịch bản nhàm chán và đơn điệu
Khi quay một video giới thiệu doanh nghiệp, điều quan trọng nhất là phải tránh gây nhàm chán cho khán giả. Đừng dùng những kịch bản đơn giản như tổ chức một buổi phỏng vấn hay quay một bài phát biểu của chủ doanh nghiệp. Có thể bạn sẽ tiết kiệm nhiều chi phí nhưng sự thật là video của bạn sẽ không thu hút được người xem.
Thực tế thì hãy cố gắng đưa ra những background thật hoành tráng, những cảnh quay nhân viên nườm nượp ra vào, hoặc không gian văn phòng chuyên nghiệp. Người xem sẽ dễ bị choáng ngợp và thu hút bởi những cảnh “hoành tráng” này.
Victoria Hotels & Resorts 20th Anniversary by Tròn House
Nếu bạn không có quá nhiều kinh phí thì ít nhất hãy chọn nền background có chiều sâu cũng như chịu khó đầu tư nhiều hơn cho kịch bản video. Lựa cẩn thận những góc quay có thể “show” được văn phòng làm việc chuyên nghiệp. Tốt nhất là hãy bàn trước với ekip quay phim để kết quả cuối cùng đúng như mong muốn của bạn.
Phim giới thiệu doanh nghiệp là một trong những “cầu nối” giúp hình ảnh của doanh nghiệp trở nên gần gũi và uy tín hơn trong mắt khách hàng. Bởi thông qua những thước phim, khách hàng sẽ thấu hiểu hơn về hành trình xây dựng thương hiệu, văn hóa và những giá trị mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Chính vì vậy, việc đầu tư để thực hiện một video giới thiệu doanh nghiệp ấn tượng là điều quan trọng mà mọi doanh nghiệp ở thời đại 4.0 cần phải làm.
Sau khi đọc bài viết trên, chắc hẳn bạn cũng đã “góp nhặt” thêm các tips làm phim doanh nghiệp thú vị rồi đúng không? Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình thực hiện phim quảng cáo doanh nghiệp, hãy liên hệ với Tròn House để được tư vấn chi tiết nhé!
TỔNG HỢP BỞI TRÒN HOUSE
Đọc thêm:
Sức mạnh thực sự của hình ảnh trong chiến lược xây dựng thương hiệu
Quá trình chụp ảnh chân dung thể thao
TIẾP CẬN NGAY 300 TRIỆU KHÁCH HÀNG QUỐC TẾ TRÊN AMAZON - BẠN ĐÃ SẴN SÀNG?
5 TIPS FOR MOVIES INTRODUCING ENTERPRISES IMPRESSIVE TO VIEWS
According to statistics, up to 45% of people in the world spend at least an hour to watch videos on Youtube and Facebook every day. Knowing the "rise" of the video, businesses have embarked on introducing business videos to bring the brand image closer to customers.
However, owning a business-intro movie has never been easy.
Let's Tron House explore 5 tips to make business introductions that impress and attract everyone!
Photo By Oneproductions.com
1.Identify target customers
One of the most important things in the process of making a movie about your business is to identify the type of customers your brand wants to target. You should focus on specific customers, let them know the benefits of your company and product. Because each customer will have different needs, interests and tastes.
Photo By Business First Magazine
For example, if your business is in the real estate sector, your video content needs to show the professionalism and prestige, the scale of the beautiful, quality works that you have built and brought. back to the customer. Because they will have to spend a large amount of money to own your products.
Therefore, depending on the audience, you will need to select video content accordingly and capture the psychology of customers.
Video Giới Thiệu Doanh Nghiệp - Đất Xanh Group
Video By Tròn House
2. Control video length
Every day, your customers will have to receive a lot of information from many different sources. Therefore, they cannot spend too much time just watching a boring video. What you need here is to convey the main message of the video in a short time. Because if a video is packed with too much information, displaying too much in all aspects of the business will be extremely time-consuming and make viewers feel bored and uncomfortable. Therefore, you should only include the best features of your business in the video to avoid wasting customers' time.
Photo By ShutterStock
3. Convey by image
Images can replace thousands of words. If you only focus on one person introducing yourself to the company, using more words than producing images of products, offices, business sizes, ... that will cause boredom for with viewers. One of the biggest shortcomings in the process of making a business introduction video is the abuse of too many specialized terms, making viewers feel boring and difficult to understand. Your customers will want to know more about your business through specific videos and images, not just speeches.
Photo By Marriam Webster
The making of Corèle V. lingerie
. Photo By Tròn House
4. Convey the message of the business to customers
Your business video needs to convey a clear message to customers. An interesting story about the process of forming a business will appeal to viewers immediately. Why should viewers care about your brand? Answer this question in your business introduction video. Let customers know how reputable and professional your brand is, what is the difference with other competitors in the market. Make customers have a strong belief in your business after watching the entire video.
LDG Group by Tròn House
5. Avoid boring and monotonous scripts
When filming a business introduction video, the most important thing is to avoid boring the audience. Do not use simple scripts such as holding an interview or filming a business owner speech. You may save a lot of money, but the truth is that your video will not attract viewers.
In fact, try to come up with spectacular backgrounds, scenes of crowded staff in and out, or professional office space. Viewers will be easily overwhelmed and attracted by these "monumental" scenes.
Victoria Hotels & Resorts 20th Anniversary by Tròn House
If you do not have too much funding, then at least choose a background with depth as well as be more invested in video scripts. Choose carefully the angles that can "show" the office work professionally. It is best to talk in advance with the filming crew so that the end result is exactly what you want.
Business introduction film is one of the "bridges" to help the image of the business become closer and more prestigious in the eyes of customers. Because through the footage, customers will better understand the journey of branding, culture and the values that businesses want to aim for. Therefore, investing in making an impressive business introduction video is important that every business in the 4.0 era needs to do.
After reading the above article, surely you have "collected" more interesting business movie tips, right? If you are having difficulties in the process of making a commercial movie, please contact Tron House for detailed advice!
BY TRON HOUSE
Read more:
Sức mạnh thực sự của hình ảnh trong chiến lược xây dựng thương hiệu
Quá trình chụp ảnh chân dung thể thao
TIẾP CẬN NGAY 300 TRIỆU KHÁCH HÀNG QUỐC TẾ TRÊN AMAZON - BẠN ĐÃ SẴN SÀNG?