Thị phần của Amazon tiếp tục tăng giữa đại dịch, ngành bán lẻ Mỹ “ngấp nghé” bờ vực

 

Covid-19 đang khiến cho ngành bán lẻ “khốn khổ”, khi người tiêu dùng đã thay đổi thói quen từ mua hàng trực tiếp sang mua hàng trực tuyến. Tháng 4 vừa qua, hơn 2 triệu nhân sự trong ngành bán lẻ đã mất việc do nhiều cửa hàng đã công bố phá sản hoặc đóng cửa ngừng kinh doanh. Dù cho ngành bán lẻ gặp nhiều khó khăn nhưng thị phần Amazon vẫn tiếp tục tăng giữa đại dịch, bào mòn đi lợi nhuận của nhiều nhà bán lẻ trong quý I năm 2020 vừa rồi.

 

Chính phủ Mỹ vừa mới công bố số liệu đáng kinh ngạc về thị trường bán lẻ hiện nay, giới phân tích đã nhìn ra được những tổn thất rõ rệt mà COVID-19 gây tác động. Đây chính là thời điểm tệ nhất của ngành bán lẻ, kể từ khi Đại chiến Thế giới lần thứ hai kết thúc.

 

Mấp mé trên bờ vực

 

UBS - Ngân hàng đầu tư đa quốc gia có trụ sở tại Thụy Sĩ đã dự báo rằng gần 100.000 cửa hàng bán lẻ sẽ đóng cửa trong vòng 5 năm tới, gấp 3 lần con số trong khủng hoảng tài chính. Giới phân tích Mỹ đã dự báo rằng làn sóng chuyển đổi sang thương mại điện tử sẽ tăng vọt trong thời gian tới, bào mòn thêm nhiều lợi nhuận và gây nên nhiều xáo trộn cho ngành bán lẻ tại Mỹ. Hiện nay, thương mại điện tử đang đóng góp khoảng 15% doanh số bán lẻ tại Mỹ; song trong tương lai gần, con số này có thể tăng thêm 10%.

 

Nguồn: doanhnhansaigon

 

Ngày 04 tháng 5 vừa rồi, “ông lớn” tập đoàn bán lẻ thời trang J.Crew Group của Mỹ đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản. Sau khi thỏa thuận với các chủ nợ về kế hoạch tái cơ cấu cấu nợ trị giá gần 2 tỷ USD thành vốn chủ sở hữu, lĩnh vực kinh doanh trực tuyến của J.Crew vẫn sẽ tiếp tục hoạt động, tuy nhiên chuỗi cửa hàng bán offline sẽ chính thức đóng cửa hoàn toàn.

 

Chuỗi bán lẻ hàng xa xỉ Neiman Marcus cũng đệ đơn phá sản do COVID-19. Dịch bệnh khiến công ty này phải đóng cửa tất cả 43 cửa hàng, bao gồm hơn 20 cửa hàng Last Call, và 2 cửa hàng Bergdorf Goodman tại New York. Hơn 14.000 nhân viên của chuỗi bán lẻ hàng xa xỉ này đã bị mất việc với tổng số nợ lên tới gần 5 tỷ đô la. Ngoài Neiman Marcus, các chuỗi bán lẻ khác như Macy, Nordstrom và J.C. Penney cũng đang tính nộp đơn bảo hộ phá sản để đảm bảo giữ được tiền trước các khoản nợ khổng lồ.

 

Nguồn: cloudinary

 

Các chuỗi bán lẻ này có tổng cộng gần 3.000 cửa hàng và gần 120.000 nhân viên. Việc các công ty này phá sản đồng nghĩa với việc hàng trăm ngàn người mất việc, hàng trăm nhà đầu tư “trắng tay” và hàng trăm đối tác điêu đứng. Nhà phân tích tại S&P Global Ratings đã nêu lên quan điểm: “Nếu không gọi giai đoạn hiện nay là tận thế của ngành bán lẻ, tôi không thể tìm ra từ nào khác”. Ước tính xác suất vỡ nợ của 19 hãng bán lẻ tại Mỹ là 50%, thậm chí là hơn con số đó.

 

Theo nhiều chia sẻ của người tiêu dùng, họ đã tiết kiệm được rất nhiều tiền bạc vì không mua thêm quá nhiều hàng thời trang trong mùa dịch. Họ cũng cắt giảm được nhiều khoản nhờ mua sắm trực tuyến, sử dụng các voucher hoặc các mã freeship. Đại dịch COVID-19 đã dạy họ cách chi tiền cho những thứ thật sự đáng mua và mua những sản phẩm cần mua với giá hợp lý nhất. Không chỉ vậy, nhiều người tiêu dùng cảm thấy hứng thú và tiện lợi khi mua sắm trực tuyến. Không cần phải mất công rời khỏi nhà, chỉ cần một chiếc smartphone hoặc laptop có kết nối mạng, họ đã có thể thoải mái đặt mọi thứ họ thích một cách nhanh chóng và dễ dàng với mức giá hợp lý. Chính điều này đã góp phần đẩy ngành bán lẻ tại Mỹ tới gần bờ vực.

 

Nguồn: amazonaws

 

Có thể ngay khi đại dịch được khống chế trên toàn thế giới, tình trạng tiêu dùng sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, nhiều nhà bán lẻ sẽ không đủ tiền để “cầm cự” đến ngày hôm đó. USB đã ước tính rằng trong tương lai, số cửa hàng bán lẻ tại Mỹ chỉ còn khoảng 782.000 trong 5 năm tới; sẽ có hơn 100.000 cửa hàng bán lẻ phá sản hoặc đóng cửa ngừng kinh doanh. Mức giảm sẽ ở mức không phanh, mạnh hơn rất nhiều so với khủng hoảng kinh tế. 

 

Amazon giữ vững phong độ

 

Trong khi ngành bán lẻ Mỹ “ngấp nghé” bờ vực, mua sắm trực tuyến nói chung hay Amazon nói riêng vẫn đang nắm một con số thị phần lớn, đang bào mòn dần lợi nhuận của nhiều nhà bán lẻ. Trong nhóm 25 hãng bán lẻ lớn mà hãng tư vấn AlixPartners theo dõi, lợi nhuận trước thuế và lãi suất năm ngoái đã giảm còn tương đương 7% doanh thu, thay vì mức 11% năm 2012. Trong khi đó, tỉ lệ của các hãng thương mại điện tử là 18%, tăng từ 10%.

 

Trong thời gian này, thị phần của Amazon và Walmart đang tiếp tục tăng mạnh. Walmart đã bắt đầu tận dụng 2.400 trong số 4.700 cơ sở của họ tại Mỹ để thu gom và giao đơn hàng trực tuyến cho khách hàng trong mùa dịch. Trong tương lai gần, Walmart cũng sẽ giao một số loại dược phẩm tới địa chỉ mà người mua yêu cầu.

 

Nguồn: amazon

 

Ngành bán lẻ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong thời gian tới, khi việc mua sắm trực tiếp đang dần chuyển sang mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, các cửa hàng truyền thống vẫn sẽ có vai trò quan trọng trong tương lai, chính vì thế chúng sẽ không thể biến mất. Nhiều nhà bán lẻ đang thu hút nhiều người mua quay trở lại sau khi lệnh phong tỏa chấm dứt.

 

Nguồn: tommytuduylamgiau

 

Có lẽ ranh giới của mua sắm trực tuyến và mua sắm tại cửa hàng sẽ được rút ngắn lại trong thời gian tới. Tròn House nghĩ rằng xu hướng của người tiêu dùng sẽ là tìm kiếm sản phẩm trước trên mạng rồi mới đến trực tiếp cửa hàng để mua chúng hoặc ngược lại. Đây chính là thời điểm để nhiều thương hiệu, nhiều nhà bán lẻ đẩy mạnh mảng kinh doanh online của mình. Cân bằng bán hàng trực tiếp và trực tuyến sẽ giúp ngành bán lẻ đạt lợi nhuận cao hơn, tăng khả năng cạnh tranh với các “ông lớn” thương mại điện tử như Amazon.

 

Kết luận
Tròn hy vọng bài viết sẽ đem đến những thông tin hữu ích trong hành trình bán hàng Amazon của bạn. Hãy tự tin đưa sản phẩm made in Việt Nam đến tay người dùng nhiều hơn nhé. Bằng cách thực hiện form sau đây, bạn có thể biết được liệu có nên kinh doanh trên Amazon!

 

Nếu bạn cần thêm sự tư vấn hoặc có nhu cầu sở hữu hình ảnh đạt chuẩn quốc tế để bán hàng trên Amazon, đừng ngần ngại liên lạc Tròn House nhé!

 

 

Nguồn tham khảo: Vietnambiz
Có thể bạn sẽ quan tâm:

>>> Dịch Vụ Chụp Hình Ảnh Sản Phẩm Thương Mại Điện Tử
>>> Nhân viên Amazon xét nghiệm dương tính với Virus Corona tại Mỹ.

>>> AMAZON CÙNG SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XÓA BỎ CÁC GIAN HÀNG TRỤC LỢI TỪ DỊCH COVID-19

TRÒN HOUSE