Mua sắm online tăng mạnh giữa dịch Covid-19

Kinh doanh thua lỗ, ế ẩm kéo dài khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, dừng hoạt động. Điều này khiến phố xá trở nên ảm đạm. Các con đường ăn uống, vui chơi không còn sôi động như trước. Thêm vào đó, dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp khiến nhiều người dân e ngại với việc tập trung nơi đông người. Tất cả những điều này cấu thành với nhau và giúp kinh doanh online có cơ hội phát triển.

 

Nên kinh doanh online gì, 10 mặt hàng online bán chạy năm 2020

Source: Sapo

Sự vắng vẻ "càn quét" thị trường offline

 

Sau những đợt càn quét thực phẩm để dự trữ trong mùa dịch, nhiều chợ, siêu thị trở nên vắng vẻ. Các quán bar, rạp chiếu phim, vũ trường cũng buộc phải đóng cửa theo yêu cầu của ủy ban nhân dân Thành phố. Người tiêu dùng sợ ra đường như sợ phải ra chiến trường chiến đấu với giặc.

 

Theo ghi nhận vào ngày 13/3, chỉ còn một vài quầy tại mặt tiền đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa còn bán. Tại trung tâm thương mại Saigon Square, địa điểm mua sắm thu hút nhiều du khách nước ngoài, chỉ còn một vài sạp bán quần áo, mắt kính, túi xách,.. Hầu hết các sạp còn lại đều đã đóng cửa, treo bảng “nghỉ tránh dịch hết tháng 3” hoặc “cho thuê quầy”. Chị Ngân, một người bán hàng tại Saigon Square chia sẻ rằng thời gian gần đây chỉ có người thân, bạn bè ủng hộ quán là chủ yếu, khách vãng lai đến rất ít; chị sẽ ráng cầm cự đến hết tháng tư, nếu tình hình vẫn tiếp tục không khả quan có lẽ sẽ phải trả mặt bằng.

 

Không chỉ riêng Saigon Square mà đây còn là tình cảnh chung của hầu hết các trung tâm mua sắm, ẩm thực, trước đây vô cùng đông đúc khách tham quan mua sắm, trải nghiệm như chợ Bến Thành, Trung tâm mua sắm Taka, chợ ẩm thực dưới lòng đất Sense Market , khu phức hợp mua sắm cho giới trẻ The New Playground,...

 

Hàng loạt cửa hàng tại các vị trí đắc địa ở quận 1, quận 3,... đóng cửa vì tình trạng kinh doanh ế ẩm. Những mặt bằng trước đây được nhiều doanh nghiệp săn đón, tranh giành nhau, nay đóng cửa suốt cả tháng không tìm được chủ mới thay thế.

 

Bị trả mặt bằng hàng loạt, chủ nhà “xuống nước” giảm giá thuê ...

Source: Dân trí

 

Thời cơ cho bán hàng trực tuyến


Có thể thấy rằng, thị trường bán hàng trực tiếp của các cửa hàng vật lý đang dần thu hẹp bởi người tiêu dùng ngại đi mua sắm, tụ tập nơi đông người. Nhờ vậy, đó lại là cơ hội để các kênh bán hàng trực tuyến chiếm lĩnh thị phần.

Nhận thấy không thể bán hàng trực tiếp, nhiều tiểu thương tại các khu chợ truyền thống, doanh nghiệp, các chủ cửa hàng kinh doanh ăn uống,.. Đã chuyển sang bán online trên Facebook cá nhân, zalo hoặc các trang thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada. Thời điểm hiện tại, các “khu chợ” online đang vô cùng đông đúc và nhộn nhịp.


Trước thực tế dịch chuyển trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng đang tăng cao, trang các thương mại điện tử cho biết, đơn hàng của các mặt hàng thiết yếu đăng đột biến những ngày gần đây. Theo đại diện của sàn thương mại điện tử Lazada, nhu cầu mua sắm của khách hàng đối với sản phẩm bảo vệ sức khỏe tăng đáng kể, đặc biệt là khẩu trang và dung dịch sát khuẩn tay.

 

Chỉ trong vòng 4 tuần qua, sàn thương mại điện tử này ghi nhận nhu cầu mua sắm với ngành hàng xịt phòng, khử khuẩn dạng xịt tăng hơn 160%, ngành hàng tã giấy và giấy tăng hơn 60%, ngành hàng đồ hộp và thực phẩm đóng gói tăng hơn 50%,...

 

các bước để bắt đầu kinh doanh thời trang online

Source: Haravan

Không chỉ riêng các trang thương mại điện tử, mảng mua sắm trực tuyến của các siêu thị cũng tăng nhanh trong thời gian ngắn. Đại diện Saigon Co.op cho biết, kênh mua sắm qua điện thoại và website của siêu thị này có đến hàng triệu lượt tương tác mỗi ngày. Đơn hàng thông qua kênh giao dịch trực tuyến tăng gấp 10 lần so với ngày bình thường. Những mặt hàng được mua sắm nhiều trong khoảng thời gian này thường là gạo, mì tôm, nước đóng chai, đồ hộp, khẩu trang vải, gel rửa tay,...

 

Thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ trong suốt thời gian qua. Dù gây ra nhiều thiệt hại về tính mạng con người và nền kinh tế chung của thế giới nhưng Covid-19 lại gián tiếp mở ra cơ hội cho kinh doanh online. Nếu biết tận dụng thời cơ này, kinh doanh trực tuyến có thể thay đổi cả nhu cầu và thói quen của người dùng.

 

 

Xem thêm:

Vực dậy kinh tế sau đại dịch Covid-19 - các doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì ?

COVID-19 ĐANG THAY ĐỔI THÓI QUEN SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM RA SAO?

TỔNG HỢP BÁO CÁO KHẢO SÁT MUA SẮM ONLINE: THẾ HỆ MILLENNIALS THÍCH GÌ?

 TRÒN HOUSE