Covid-19 đang khiến nhiều chuỗi kinh doanh F&B lao đao thế nào?

 

[English Below] Dù có nội lực mạnh mẽ, nhưng nhiều chuỗi F&B lớn cũng đang dần có dấu hiệu đuối sức với cuộc chiến dai dẳng cùng đại dịch Covid-19 suốt mấy tháng qua.

 

Theo thống kê của Dcorp R-Keeper Việt Nam cho biết, cả nước hiện có đến 540.000 cửa hàng ăn uống, trong đó có khoảng 430.000 cửa hàng nhỏ, 7.000 nhà hàng chuyên dịch vụ thức ăn nhanh, 22.000 cửa hàng cà phê, các quầy bar và trên 80.000 nhà hàng được đầu tư, phát triển một cách bài bản theo quy mô chuỗi.

 

Theo số liệu từ Statista, doanh thu từ thị trường thực phẩm và dịch vụ ăn uống tại Việt Nam trong năm 2019 chạm mốc 200 tỉ USD, tăng 34,3% so với số liệu năm 2018. Đến năm 2023, dự báo doanh thu của ngành này có thể đạt 4-8 tỷ USD. Do đó, F&B sẽ tiếp tục trở thành miếng bánh hấp dẫn của các nhà đầu tư. 

 

Tuy nhiên, tình hình dịch Covid-19 khiến quá trình tăng trưởng này bị chững lại, thậm chí một vài doanh nghiệp còn đuối sức, không thể trụ vững trong cuộc đua này và đành từ bỏ cuộc chơi, đóng cửa, trả mặt bằng, nhượng quán.

 

Vắng vẻ vì Covid-19

 

Là một doanh nghiệp có tiếng với hàng chục năm kinh doanh trong ngành F&B của Việt Nam, Golden Gate cũng không thể đương đầu với cơn bão Covid-19. Doanh nghiệp này đang căn nhắc trong việc đóng bớt một số cửa hàng trong rất nhiều thương hiệu của mình. 

 

Kể từ ngày 11/3, chuỗi nhà hàng thịt nướng Gogi House đã đăng tải trên Fanpage buộc phải tạm thời đóng 5 cửa hàng tại Hà Nội: Gogi House tại Hàm Nghi, Trần Văn Lai, Vạn Phúc, Phó Đức Chính, Nguyễn Văn Lộc. 

 

Covid-19 đang khiến nhiều chuỗi kinh doanh F&B lao đao thế nào?Source: Gogi House

Đại diện của Golden Gate cho biết, các nhà hàng tạm thời đóng cửa đều đặt trong trung tâm thương mại. Do thời điểm dịch bệnh này, lượng khách đến vui chơi các trung tâm thương mại quá ít, buộc nhà hàng phải đóng cửa để giảm thiểu chi phí phát sinh.

 

Tương tự, thương hiệu Kichi-Kichi cũng thông báo 7 nhà hàng đóng cửa cả ngày, 3 nhà hàng đóng cửa buổi sáng chỉ mở buổi tối (17h- 22h) trong tổng số 22 nhà hàng của hệ thống tại Hà Nội. Lịch hoạt động mới này của Kichi-Kichi sẽ có hiệu lực từ ngày 11/3 đến 31/3/2020.

 

Mới đây, theo một thông tin chia sẻ trên mạng xã hội, chuỗi cà phê Urban Station, một trong những startup đời đầu trong lĩnh vực cà phê tại Việt Nam đã đóng cửa từ đầu tháng 3. Urban Station tại đường Hoa Sứ - cũng là nơi đặt trụ sở công ty, đã đóng cửa. 

 

Covid-19 đang khiến nhiều chuỗi kinh doanh F&B lao đao thế nào?

Nguồn: Tôi là người Sài Gòn

Urban Station được xem là một trong những chuỗi cà phê đứng đầu TP.HCM những năm 2010. Doanh nghiệp này cũng là một trong những người đi đầu về khởi nghiệp kinh doanh chuỗi cà phê tại Việt Nam. Từng mơ ước phát triển thành một chuỗi cà phê nhượng quyền quy mô, phủ sóng sắc xanh khắp mọi miền tổ quốc, cuối cùng Urban Station phải khép lại giấc mơ của mình sau một thập kỷ, ngay tại thời điểm dịch Covid-19 hoành hành. 

 

Ứng biến linh hoạt để sống qua mùa dịch

 

Việc một loạt chuỗi cửa hàng bán lẻ trong ngành hàng F&B phải đóng cửa không chỉ đến từ dịch bệnh Covid-19 mà còn do nhu cầu của người tiêu dùng những ngày qua có sự thay đổi rõ rệt.

 

Như nhận định từ một số tổ chức nghiên cứu thị trường Việt Nam, xu hướng của ngành F&B là ăn uống tại nhà. Người tiêu dùng muốn dành thời gian ở nhà vì đảm bảo an toàn ngừa dịch bệnh, truyền thông trực tuyến, làm việc tại nhà…

 

Để tồn tại trong mùa dịch, các chuỗi F&B đã phải xoay sở qua phương án "phục vụ tại nhà" thay vì thu hút khách tới quán. Điển hình như thương hiệu Hotpot Story của Red Sun - vốn nổi tiếng với mô hình buffet lẩu tại các trung tâm thương mại nay nhận giao hàng tận nhà. Để kích cầu tiêu dùng, Hotpot Story còn giảm giá khi khách thanh toán qua VNPAY, cho mượn nồi lẩu, bếp lẩu, muôi nhúng, thậm chí là tặng kèm đồ uống. Tương tự như vậy, Golden Gate cũng áp dụng hình thức phục vụ tại gia với các thương hiệu Kichi-Kichi, Nướng Gogi, Lẩu Manwah, Lẩu Hutong...

 

Covid-19 đang khiến nhiều chuỗi kinh doanh F&B lao đao thế nào?

Nguồn: Hotpot Story

Thực tế, hoạt động "lẩu nướng tại gia" từ lâu đã phổ biến tại Việt Nam. Điển hình của xu hướng này chính là sự ra đời các dịch vụ giao đồ ăn như GrabFood, Go-Food, Loship... đang rất phát triển. Khi lối sống bận rộn trở thành điểm chung của người tiêu dùng, các bữa ăn giao tới nhà và chỗ làm trở thành dịch vụ cơ bản của ngành nhà hàng. Nhất là trong bối cảnh ngắn hạn, lượng khách tới nhà hàng sụt giảm, đây có thể xem là giải pháp cứu vãn các chuỗi F&B ở thời điểm này. 

 

Dịch Covid-19 ảnh hưởng khá lớn đến nhu cầu và thói quen của người tiêu dùng. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh F&B không thể chờ đợi dịch bệnh đi qua để cuộc sống trở lại như trước. Thay vào đó, cần thay đổi cách thức bán hàng, để linh hoạt tiếp cận khách hàng trong thời điểm dịch bệnh hiện tại. 

 

 

Xem thêm:

COVID-19 ĐANG KHIẾN NHIỀU CHUỖI KINH DOANH F&B LAO ĐAO THẾ NÀO?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỤP HÌNH SẢN PHẨM CHỈ VỚI 1 TRIỆU ĐỒNG?

HÀNG NGHÌN LAO ĐỘNG BỊ MẤT VIỆC TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

TRÒN HOUSE

HOW IS COVID-19 MAKING MANY F&B BUSINESS CHAINS TUMBLE?

 

Despite its strong internal strength, many major F&B chains are showing signs of exhaustion with the long battle with the Covid-19 pandemic over the past few months.

 

According to the statistics of Dcorp R-Keeper Vietnam, the country currently has 540,000 restaurants, including 430,000 small shops, 7,000 restaurants specializing in fast food services, 22,000 coffee shops, bars, and over 80,000 restaurants are invested and developed methodically according to the chain scale.

 

According to data from Statista, revenue from the food and catering market in Vietnam in 2019 reached $ 200 billion, up 34.3% compared to 2018 figures. By 2023, the revenue forecast for this industry can reach 4-8 billion USD. Therefore, F&B will continue to become an attractive piece of cake for investors.

 

However, the situation of the Covid-19 epidemic caused the growth to stall, even some businesses were exhausted, could not stand in this race and had to give up the game, close the door, pay ground. , concessions.

 

Absent for Covid-19

 

As a well-known enterprise with decades of business in Vietnam's F&B industry, Golden Gate also cannot cope with Typhoon Covid-19. This business is considering closing some stores in many of its brands.

 

Since March 11, the Gogi House chain of barbecue houses posted on Fanpage was forced to temporarily close 5 stores in Hanoi: Gogi House in Ham Nghi, Tran Van Lai, Van Phuc, Pho Duc Chinh, and Nguyen Van. Loc.

 

Covid-19 đang khiến nhiều chuỗi kinh doanh F&B lao đao thế nào?Source: Gogi House

A representative of Golden Gate said that the temporarily closed restaurants are located in the shopping center. Due to the time of this epidemic, the number of visitors to the shopping centers was too few, forcing the restaurant to close to minimize costs incurred.

 

Similarly, Kichi-Kichi brand also announced that 7 restaurants closed all day, 3 restaurants closed in the morning only open in the evening (17h - 22h) of the total 22 restaurants of the system in Hanoi. This new schedule of Kichi-Kichi activities will be effective from March 11 to March 31, 2020.

 

Recently, according to shared information on social networks, the Urban Station coffee chain, one of the first coffee startups in Vietnam, has closed since early March. Urban Station at Hoa Su Street - also is where the company headquarters is located, has been closed.

 

Covid-19 đang khiến nhiều chuỗi kinh doanh F&B lao đao thế nào?

Nguồn: Tôi là người Sài Gòn

Urban Station is considered one of the leading coffee chains in Ho Chi Minh City in 2010. This business is also one of the leaders in the coffee chain start-up in Vietnam. Ever dreaming of developing into a large-scale franchise chain of green coffee coverage all over the country, Urban Station eventually closed its dream after a decade, right at the time of the Covid-19 epidemic outbreak.

 

Versatile improvisation to survive the epidemic

 

The closure of a series of retail chains in the F&B industry not only came from the Covid-19 disease but also due to the changing consumer demand over the past few days.

 

As judged by some Vietnamese market research organizations, the trend of the F&B industry is eating at home. Consumers want to spend time at home to ensure safety against diseases, online media, work from home ...

 

In order to survive the epidemic, the F&B chains have struggled with the "home-service" approach instead of attracting customers to the shop. Typically, the Hotpot Story brand of Red Sun - which is famous for the hotpot buffet model at commercial centers now takes home delivery. To stimulate consumer demand, Hotpot Story also offers discounts when customers pay via VNPAY, lending to hot pots, hot pot stoves, ladles, even served with drinks. Similarly, Golden Gate also applies the form of home service with the brands Kichi-Kichi, Grilled Gogi, Manwah Hot Pot, Hutong Hot Pot ...

 

Covid-19 đang khiến nhiều chuỗi kinh doanh F&B lao đao thế nào?

Nguồn: Hotpot Story

In fact, the "home hotpot" activity has long been popular in Vietnam. A typical example of this trend is the introduction of food delivery services such as GrabFood, Go-Food, Loship ... are developing. As busy lifestyles become commonplace for consumers, meals delivered to homes and work become the basic service of the restaurant industry. Especially in the short-term context, the number of customers going to restaurants is declining, this can be considered as a solution to save F&B chains at this time.

 

The Covid-19 epidemic greatly influenced the needs and habits of consumers. Therefore, F&B businesses cannot wait for the disease to pass back to life as before. Instead, it is necessary to change the way of selling, to flexibly approach customers in the current epidemic.

 

 

Read more:

COVID-19 ĐANG KHIẾN NHIỀU CHUỖI KINH DOANH F&B LAO ĐAO THẾ NÀO?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỤP HÌNH SẢN PHẨM CHỈ VỚI 1 TRIỆU ĐỒNG?

HÀNG NGHÌN LAO ĐỘNG BỊ MẤT VIỆC TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

TRÒN HOUSE