XU HƯỚNG NỘI DUNG VIDEO KỸ THUẬT SỐ NĂM 2018

 

Thế giới video kỹ thuật số đang liên tục phát triển không ngừng nghỉ. Do đó, tại Aspect, các chuyên gia luôn cẩn trọng dõi theo các xu hướng và công nghệ đang phát triển trong thị trường đang đâm chồi này. Năm 2017 vừa qua chắc chắn là một năm vô cùng quan trọng đối với ngành video kỹ thuật số, với tổng chi tiêu quảng cáo trên Internet  lần đầu tiên đã vượt qua số tiền sử dụng cho quảng cáo trên TV. Và 2018 dường như lại là một năm thú vị hay thậm chí có thể mang tính quyết định hơn nữa đối với lĩnh vực video kỹ thuật số.

 Hãy cùng nhau điểm qua 10 xu hướng lớn đã thu hút sự chú ý của chúng tôi tại Aspect Film & Video:

 

  1. Các nội dung video trực tuyến vẫn tiếp tục tác động đến khoản chi dành cho marketing

Xu hướng đầu tiên và rõ ràng nhất cần lưu ý chính là sự bùng nổ của video trực tuyến và tác động của nó đối với ngân sách marketing của các công ty lớn và nhỏ. Video đã không còn là một chiến thuật digital marketing mới nổi như những năm trước đây nữa. Ngược lại, nó đã khẳng định được sự thống trị của mình qua các kênh digital và sự tăng trưởng  của các nội dung video trực tuyến dường như vẫn không có dấu hiệu sẽ dừng lại.

Theo những số liệu được thống kê gần đây cho thấy 43% người tiêu dùng muốn xem nhiều nội dung video hơn từ các thương hiệu và 51,9% chuyên gia marketing cũng nhận định rằng các nội dung video mang lại khả năng hoàn vốn (ROI – return on investment) cao nhất. Một nghiên cứu khác từ Hubspot cho thấy 48% marketers dự định sẽ tích hợp YouTube và 46% sẽ tích hợp Facebook video vào các chiến lược digital marketing của họ vào năm ngoái. Và xu hướng này được dự kiến sẽ phát triển vào năm 2018.

 

 

(Nguồn: firstimpressionsvideo.com) 

 

  1. Các marketer đang dần nắm bắt được lợi ích của các nội dung được video hóa

Sự phát triển của các nội dung video bản địa trên các nền tảng truyền thông xã hội đã làm phát sinh nhu cầu rất lớn đối với video hóa, với khoảng 85% trong số 8 triệu lượt view của các video được chạy trên Facebook mỗi ngày có thể không bật âm thanh. Mặc dù rất khó để xác định chính xác nhưng nhìn chung thì con số này vẫn đáng chú ý và sẽ tiếp tục gia tăng đáng kể. Điều này phần nào liên quan đến hành vi sử dụng của người dùng khi xem video trực tiếp ngay trên mạng xã hội mà không bật âm thanh. (Facebook tắt âm thanh của video trong news feed của người dùng).

Các video chú thích không chỉ cho phép khán giả xem những nội dung tắt âm thanh mà còn là một đòn bẩy lớn cho SEO, giúp Google và các công cụ tìm kiếm khác như YouTube hiểu được nhu cầu tìm kiếm video của bạn là gì để từ đó có thể xếp hạng các cụm tìm kiếm liên quan tốt hơn. Xu hướng nội dung video được thiết kế với chế độ âm thanh bật hoặc tắt được dự kiến sẽ tiếp tục phát triển ở các thương hiệu vào năm 2018.

 

 

(Nguồn: thecoffeelicious.com)

 

  1. Sự gia tăng mức độ phổ biến của Livestream video

Đây là xu hướng mà chúng tôi đã theo dõi được một thời gian tại Aspect, và 2018 có thể được xem là năm mà Livestream video sẽ thực sự tạo được dấu ấn riêng của mình. Tính hấp dẫn của livestream có thể được minh chứng rõ ràng thông qua tính xác thực lẫn khả năng truy cập.

Những nội dung video được truyền hình trực tiếp đã chứng minh được sức hấp dẫn vượt trội thông qua các chương trình thể thao và âm nhạc trực tiếp, và sẽ tiếp tục trở nên phổ biến hơn bao giờ hết với sự xuất hiện của thế hệ chương trình trực tiếp mới (điển hình như Spring Watch và Stargazing Live trên BBC). Cảm giác trải nghiệm "trực tiếp" trên truyền hình luôn mang sức hấp dẫn khó tả và nhiều doanh nghiệp cũng đã bắt đầu nhận ra được xu hướng này. Tính xác thực thường không phải là một thuật ngữ được người ta gán với marketing nên việc khai thác nội dung trực tuyến có tiềm năng rất lớn để các công ty và thương hiệu gần gũi hơn trong mắt người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, streaming trực tuyến còn giúp các công ty quy mô nhỏ có thể tạo ra được những nội dung một cách thường xuyên và tương đối ít tốn kém khi chỉ cần trang bị một chiếc smartphone, tripod và một tài khoản Facebook. Những tính năng của live stream cũng ngày càng được sáng tạo và khai thác triệt để hơn, chẳng hạn như các nội dung cho phép người xem tác động đến những gì xảy ra tiếp theo thông qua nhiều dạng tương tác mạng xã hội.

 

 

(Nguồn: video.ibm.com)

 

  1. Định hướng của VR marketing có thể trở nên rõ ràng hơn

Công bằng mà nói, tiềm năng marketing của VR nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều, bao gồm cả ủng hộ lẫn hoài nghi. Cho đến nay nó vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi mặc dù các hệ thống VR đã trở nên khá đa dạng. Điều này có thể là do ứng dụng của VR vẫn còn hạn chế trong ngành game giải trí, nhưng thực chất thì vẫn có tiềm năng rất lớn trong các ngành công nghiệp giải trí và du lịch, bất động sản và bán lẻ.

VR yêu cầu bạn phải có một bộ headset.  Vì vậy, việc sử dụng VR chỉ với một mục đích duy nhất là trải nghiệm VR marketing của một thương hiệu cũng trở nên khá bất tiện và tốn kém. Tuy nhiên, thị trường của loại công nghệ chưa được khai phá này vẫn đang tiếp tục phát triển và do đó, chúng ta vẫn có thể bắt đầu dõi theo cách mà các thương hiệu phát triển kênh marketing này trong thời gian sắp tới.

 

 

(Nguồn: Lifewire)

 

  1. Tối ưu hóa nội dung video cho thiết bị di động

Khi chi phí của 3G/4G tiếp tục giảm và WiFi công cộng ngày càng trở nên phổ biến thì tần số xem video trên các thiết bị di động của chúng ta cũng ngày một tăng lên. Do đó, sự nổi lên và tăng trưởng mạnh của xu hướng tối ưu hóa video cho thiết bị di động cũng là điều khá dễ hiểu.

Kết quả là các thương hiệu đang có xu hướng tạo ra những nội dung được thiết kế trên tỷ lệ màn hình 1: 1 (hình vuông). Sự thay đổi trong quy định về sáng tạo video của Facebook đối với các nhà sản xuất vào năm 2016 phần nào đã giúp thúc đẩy sự phát triển của xu hướng này, nhưng đồng thời thì tỷ lệ lượt xem toàn bộ video (không tắt giữa chừng) tăng 67% so với tỷ lệ 16: 9 truyền thống cũng có thể đã đóng góp một phần lớn cho sự phát triển này.

 

  1. Video 360 độ sẽ phát triển mạnh hơn nữa

Cùng với VR, AR và livestream, video 360 độ sẽ tiếp tục làm thắp sáng sự sáng tạo của những nhà sản xuất nội dung trong năm 2018. Video 360 độ không yêu cầu headset nên người tiêu dùng cũng như các marketer sẽ dễ tiếp nhận nó hơn rất nhiều so với VR. Mặc dù có tỷ lệ xem thấp hơn so với các hình thức video khác nhưng video 360 độ vẫn sở hữu tỉ lệ lượt click vào cao hơn rõ rệt so với các nội dung truyền thống.

Trong năm 2018, nhiều khả năng các thương hiệu và doanh nghiệp marketing bằng các kênh truyền thống (như bán lẻ và bất động sản) sẽ chuyển sang áp dụng công nghệ này vì nó cho phép người tiêu dùng trải nghiệm và duyệt qua các sản phẩm của họ một cách trọn vẹn và thực tế hơn.

 

  1. Các nhà xuất bản không chỉ tập trung hoàn toàn vào video

Không phải tất cả xu hướng năm 2018 đều hướng đến việc ứng dụng video. Chiến lược thử nghiệm “Pivot to video” (chuyển đa số hoặc tất cả các nội dung văn bản sang video) của các nhà xuất bản như Buzzfeed, Mashable và Vice đã bị thu hẹp lại vào năm 2017, và tình trạng tương tự được dự kiến sẽ diễn ra ở nhiều nhà xuất bản khác vào năm 2018. Mặc dù việc sản xuất các chuỗi nội dung video luôn có sức hấp dẫn rất lớn nhưng các nhà xuất bản truyền thống vẫn cảm thấy việc cân đối đầu tư là vô cùng khó khăn, đặc biệt là khi thị trường quảng cáo kỹ thuật số đang chịu sự thống trị rất lớn từ Facebook và Youtube.

Ngoài ra, các video được lồng vào trong những nội dung văn bản vẫn duy trì được sự thu hút, và độc giả vẫn sẽ thể hiện sự trung thành nhất định đối với việc tiêu thụ những nội dung video và văn bản kết hợp.

 

 

(Nguồn: Google)

 

  1. Số lượng thuê bao của Netflix có khả năng sẽ tăng trưởng chậm đáng kể vào năm 2018

Số lượng thuê bao nói chung đã tăng lên theo cấp số nhân trong vài năm qua và cũng dần thay thế các dịch vụ truyền hình trực tiếp bằng các loạt phim giải trí và phim tài liệu. Trong đó, Netflix đã dẫn đầu xu thế này. Tuy nhiên, khi thị trường tại Mỹ và Anh đạt đến điểm bão hòa thì sự tăng trưởng này có thể sẽ chậm lại đáng kể. Một yếu tố khác chính là sự cạnh tranh ngày càng tăng từ những các tên tuổi khác trên thị trường như Amazon và NOW TV, đặc biệt là khi các dịch vụ này tìm cách mở rộng sức hấp dẫn của họ và đầu tư mạnh vào sản xuất cao cấp. Nhiều đối thủ cạnh tranh mới sẽ xuất hiện ở thị trường này và tạo thêm nhiều áp lực hơn nữa về số lượng thuê bao đối với Netflix.

 

  1. Sự bùng nổ của video nhắm tới các sự kiện xã hội của các thương hiệu

Một trong những nét khó nắm bắt nhất của cuộc sống quanh ta chính là những biến động đang diễn ra trên toàn cầu, đó có thể là sự gia tăng của chủ nghĩa dân túy hay các nhà lãnh đạo và phong trào quần chúng, sự nóng lên toàn cầu hoặc sự bất ổn ngày càng gia tăng ở nhiều vùng trên thế giới. Những sự kiện ấy luôn nhận được sự quan tâm nhất định của các thương hiệu, và sẽ càng có nhiều hơn nữa các video có chủ đích của các thương hiệu nhắm đến những sự kiện xã hội này để thể hiện quan điểm đạo đức và nhân văn.

Những nghi vấn xoay quanh việc đây chỉ là một chiến lược marketing được thiết kế để thu giữ và duy trì lòng trung thành của khách hàng, hay thực sự được tạo ra để truyền tải những ý nghĩa cao cả hơn về nghĩa vụ đạo đức hoặc trách nhiệm xã hội luôn tạo ra những luồng tranh cãi không hồi kết. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể kỳ vọng sẽ nhìn thấy những nội dung mang thông điệp đạo đức về các sự kiện mang tính xã hội của các thương hiệu vào năm 2018.

Giám đốc điều hành Pixability - Bettina Hein đã có bài viết thể hiện quan điểm về vấn đề này, cụ thể là sự phát triển của các quảng cáo mang tính xã hội kể từ năm 2012. Đây là một bài viết rất đáng để đọc và nghiền ngẫm dành cho bất kỳ thương hiệu nào đang có dự định thực hiện xu hướng này.

 

 

(Nguồn: Google)

 

  1. Số lượng các nội dung video do người tiêu dùng tạo ra sẽ tăng lên

Vào tháng 1 năm 2017, Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đã đưa ra thuật ngữ "video đi đầu" (video first) nhằm tương tác với sự bùng nổ nội dung video do người tiêu dùng tạo ra. Xu hướng này dường như phản ánh những đặc tính của thời đại Web 2.0 với sự phát triển của mạng xã hội và sự chuyển hóa từ nội dung do người sở hữu tạo ra sang nội dung do người tiêu dùng tạo ra. Điều này có lẽ không khiến nhiều người cảm thấy ngạc nhiên, đặc biệt là ở thời đại smartphone đang thịnh hành như hiện nay.

Các mạng xã hội, chẳng hạn như Facebook đã nhanh chóng nhận ra và thích ứng với xu hướng này, đồng thời cũng được dự đoán sẽ tiếp tục tạo thêm nhiều điều kiện cho phép người dùng dễ dàng tạo ra và chia sẻ nội dung của họ cũng như theo dõi những người xung quanh vào năm 2018.

 

Video by Tròn House 

 


Xem thêm:

TÁI HIỆN TRIỂN LÃM HÌNH ẢNH ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI 1839 BẰNG THỰC TẾ ẢO VIRTUAL REALITY (VR)

LENS "KHỔNG LỒ" CHO SMARTPHONE? TẠI SAO KHÔNG?

TOP 10 MÁY ẢNH KỸ THUẬT SỐ TỐT NHẤT NĂM 2018

 

TRÒN HOUSE