Top 10 máy ảnh kỹ thuật số tốt nhất năm 2018

 

Tất nhiên rất khó để có thể trả lời câu hỏi đâu là chiếc máy ảnh tốt nhất của năm, bởi vì việc lựa chọn máy ảnh còn tùy thuộc rất nhiều vào nhu cầu sử dụng, và tiêu chí lựa chọn một chiếc máy ảnh tốt đối với một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng khác xa so với cho một người chụp ảnh nghiệp dư hay một người đam mê thể thao phiêu lưu.

 

Tuy nhiên, nếu như bạn vẫn muốn tham khảo qua top 10 máy ảnh nổi bật hàng đầu được bình chọn bởi các chuyên gia dựa trên cấp độ người dùng hoặc mức giá thì sau đây là danh sách các ứng cử sáng giá nhất.

Các chuyên gia đã chọn ra những đặc điểm đột phá của chiếc camera so với dòng sản phẩm của nó thông qua các tính năng và thông số kỹ thuật, giá trị mà chiếc máy ảnh mang lại cũng như mức độ xuất sắc khi hoàn thành mà nó được thiết kế.

 

  1. Nikon D850

Độ phân giải cao cùng với khả năng chụp tốc độ cao

 

 

 

 

Độ phân giải cao cùng với khả năng chụp tốc độ cao

Loại: DSLR | Kích thước cảm biến: Full-frame CMOS | Độ phân giải: 45.4MP | Ống kính: Nikon F | Kính ngắm: Quang | Loại màn hình: màn hình cảm ứng xoay được 3.2-inch với 2.359.000 điểm ảnh | Tốc độ chụp liên tục tối đa: 9 fps | Quay phim: 4K | Cấp độ người dùng: Trung cấp / Chuyên gia

 

• Ưu:      - Chất lượng hình ảnh xuất sắc   

              - Hiệu suất vượt trội             

• Nhược: - Tốc độ Auto Focus (AF) trong live view chậm

              - Sử dụng kết nối SnapBridge

 

Mặc dù mức giá của máy có thể hơi cao, nhưng nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc máy ảnh có thể nói là tốt nhất hiện tại thì Nikon D850 DSLR sẽ đáp ứng tốt về tất cả các tiêu chí. Với bộ cảm biến full-frame 45.4MP, máy có thể mang đến chất lượng hình ảnh trên cả tuyệt vời. Bên cạnh đó, Nikon D850 có thể phù hợp với cả hoạt động chụp ảnh trong nhà lẫn phong cảnh nhờ hệ thống lấy nét phức tạp lên đến 153 điểm và tốc độ chụp đạt 9 khung hình/giây. Một số chuyên gia còn nhận định Nikon D850 có lẽ là chiếc camera hoàn hảo nhất mà họ đã từng trải nghiệm qua.

 

  1. Sony Alpha A7R III

“Quái vật megapixel” của Sony được nâng cấp

 

 

  

Loại: Mirrorless | Kích thước cảm biến: Full-frame CMOS | Độ phân giải: 42.2MP | Ống kính: Sony E | Kính ngắm: EVF | Loại màn hình: Màn hình cảm ứng xoay được 3.0 inch với 1440.000 điểm ảnh | Tốc độ chụp liên tục tối đa: 10 fps | Quay phim: 4K | Cấp độ người dùng: Chuyên gia

 

• Ưu:      - 10 khung hình/giây ở độ phân giải 42.2 megapixel

              - Lấy nét tự động nhanh

• Nhược: - Các điều khiển trên màn hình cảm ứng khá hạn chế

                - Không có khe cắm thẻ XQD    

                                      

Có thể trước đây Nikon hoặc Canon DSLR sẽ là những lựa chọn đầu tiên mà chúng ta nghĩ tới khi nhắc đến máy ảnh full-frame chuyên nghiệp, nhưng hiện nay dòng máy ảnh full-frame không gương lật của Sony đã chứng minh được họ cũng là một lựa chọn có sức cạnh tranh ngang tầm. Với Alpha A7R III, Sony đã có thể sở hữu một trong những máy ảnh không gương lật được ưa chuộng nhất, đồng thời còn có sự tăng cường về hiệu suất để trở thành một trong những máy ảnh hoàn hảo và linh hoạt nhất hiện nay. Với bộ cảm biến 42,2MP xuất sắc được hỗ trợ bởi hệ thống AF tiên tiến và khả năng chụp liên tục 10 khung hình giây, bạn sẽ không cần phải hy sinh hiệu suất để đổi lấy chất lượng hoặc ngược lại. Ngoài ra, nếu cần một lựa chọn tương tự nhưng có mức giá “mềm” hơn Alpha A7R, bạn có thể cân nhắc về chiếc Alpha A7 III. Mặc dù chỉ là máy ảnh không gương lật loại “cơ bản” của Sony nhưng máy vẫn có thể cân đối một cách xuất sắc giữa hiệu suất với chất lượng hình ảnh và giá cả.

  1. Fujifilm X-T2

Chiếc máy ảnh ảnh tuyệt vời dành cho các tín đồ nhiếp ảnh

 

 

Loại: Mirrorless | Kích thước cảm biến: APS-C CMOS | Độ phân giải: 24.3MP | Ống kính: Fujifilm X | Kính ngắm: EVF | Loại màn hình: màn hình xoay được 3.0-inch với 1.040.000 điểm ảnh | Tốc độ chụp liên tục tối đa: 8 fps | Quay phim: 4K | Cấp độ người dùng: Trung cấp / Chuyên gia

 

• Ưu:       - Thao tác dễ dàng

               - Lấy nét tự động nhanh

• Nhược: - Không có màn hình cảm ứng

              - Không có thêm nhiều các chức năng nổi bật

 

Tưởng chừng như không có nhiều đột phá so với bản cập nhật cho X-T1, nhưng thực tế X-T2 đã có nhiều cải tiến lớn đối với dòng máy ảnh không gương lật kế nhiệm của Fujifilm. Có lẽ điểm cải tiến lớn nhất chính là khả năng lấy nét tự động, với bước nâng cấp nhảy vọt so với hệ thống của X-T1. Máy có khả năng lấy nét tự động các đối tượng đang di chuyển cực kì tốt, đồng thời còn có thể duy trì mức độ chi tiết và các tùy biến rất ấn tượng. Bên cạnh đó, những đặc điểm nổi bật như khả năng chụp liên tục 8 khung hình/giây, màn hình lật với 2 bản lề thông minh, hiển thị trên kính ngắm EVF sáng và rõ, cảm biến 24,3MP X Trans III CMOS tuyệt vời của Fujifilm và sự đa dạng nút điều khiển trên thân máy đã giúp Fujifilm X-T2 trở thành một trong những máy ảnh tốt nhất hiện nay.

 

  1. Nikon D3400

Tuy Không phải là chiếc entry-level DSLR đắt nhất, nhưng theo đánh giá của một số chuyên gia thì đây có thể xem là chiếc máy tốt nhất của dòng máy hạng trung.

 

 

 

Loại: DSLR | Cảm biến: APS-C CMOS | Độ phân giải: 24.2MP | Ống kính: Nikon F (DX) | Kính ngắm: Quang | Loại màn hình: Màn hình 3.0 inch với 921.000 điểm ảnh | Tốc độ chụp liên tục tối đa: 5fps | Quay phim: 1080p | Cấp độ người dùng: Người mới bắt đầu

 

• Ưu:      - Hình ảnh chất lượng tốt

              - Chế độ hướng dẫn thông minh

• Nhược: - Màn hình cố định

              - Không có màn hình cảm ứng

 

Nikon D3400 được xây dựng trên nền tảng D3300 và cũng là lựa chọn hàng đầu của các chuyên gia khi nhắc đến dòng DSLR trung cấp. Với thiết kế và đặc điểm kỹ thuật giống như chiếc máy ảnh tiền nhiệm, D3400 đã được bổ sung kết nối SnapBridge bluetooth để chuyển ảnh trực tiếp tới thiết bị thông minh nhằm giúp cho việc chia sẻ hình ảnh trở nên dễ dàng hơn. Bộ cảm biến 24.2MP có thể cho độ chi tiết hình ảnh cao và đồng thời D3400 cũng là một chiếc máy ảnh rất dễ sử dụng với chế độ hướng dẫn thông minh rất hữu ích, giúp giải thích các tính năng quan trọng trong quá trình vận hành máy. Tuy không có màn hình cảm ứng nhưng đây chính là chiếc DSLR hạng trung được các nhà đánh giá cực kì ưa chuộng.

 

  1. Fujifilm X100F

Lối thiết kế và điều khiển cổ điển tạo nên chiếc máy ảnh compact hoàn hảo

 

 

Loại: Compact cao cấp | Cảm biến: APS-C CMOS | Độ phân giải: 24.3MP | Ống kính: 23mm f/2 | Loại màn hình: 3-inch với 1.040.000 điểm ảnh | Kính ngắm: Hybrid | Tốc độ chụp liên tục tối đa: 8 fps | Quay phim: 1080p | Cấp độ người dùng: Chuyên gia

 

• Ưu:      - Kính ngắm hybrid

              - Chất lượng hình ảnh xuất sắc

• Nhược: - Núm xoay ISO không quá hữu dụng

              - Chỉ quay được video với chất lượng 1080p

 

X100F chạm ngưỡng xuất sắc cả về thiết kế bên ngoài lẫn công dụng, nhưng lại không dành cho tất cả mọi người. Máy tương đối lớn, có thiết kế cổ điển với ống kính tiêu cự cố định 35 mm và khẩu độ f/2.0. Chiếc máy được thiết kế phù hợp với những nhiếp ảnh gia yêu thích cảm giác chắc chắn và thích sử dụng các cơ cấu điều khiển bằng tay như những chiếc máy ảnh phim 35mm truyền thống. Đây cũng có thể được xem là một máy ảnh tương đối chuyên dụng và hầu như các chủ sở hữu của nó thường có xu hướng dùng thêm nhiều máy ảnh khác nữa. Tuy mức giá của máy có thể khá đắt, nhưng X100F thực sự rất độc đáo và tinh tế từ phần nhìn đến khả năng sử dụng.

 

  1. Olympus OM-D E-M10 Mark III

 

Hiệu suất đỉnh cao được tích hợp trong chiếc máy ảnh siêu nhỏ

 

 

 

Loại: Mirrorless | Kích thước cảm biến: Micro Four Thirds | Độ phân giải: 16.1MP | Ống kính: Micro Four Thirds | Loại màn hình: màn hình cảm ứng xoay được 3.0 inch với 1.370.000 điểm ảnh | Kính ngắm: EVF | Tốc độ chụp liên tục tối đa: 8.6 fps | Phim: 4K | Cấp độ người dùng: Người mới bắt đầu / người đam mê nhiếp ảnh

 

• Ưu:       - Kích thước nhỏ gọn

               - Bộ ổn định 5 trục

• Nhược: - Kích thước bộ cảm biến nhỏ

              - Thời gian sử dụng pin nên được cải thiện

              

Mặc dù những thông số kĩ thuật chính được nâng cấp của OM-D E-M10 Mark III không chênh lệch nhiều so với Mark II, nhưng Olympus đã cải tiến thành công và biến một trong những chiếc máy ảnh không gương lật từng không nhận được sự đánh giá cao từ các chuyên gia trở thành một đề xuất lý tưởng cho người mới sử dụng và những người đam mê nhiếp ảnh. Một số ý kiến cho rằng bộ cảm biến Micro Four Thirds khá nhỏ (bằng khoảng một nửa diện tích của APS-C), nhưng điều đó không thực sự ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh. Bên cạnh đó, ống kính của máy cũng được thiết kế nhỏ gọn và nhẹ như thân máy ảnh. Với hệ thống ổn định hình ảnh 5 trục kết hợp với kính ngắm điện tử, tốc độ chụp nhanh ấn tượng lên đến 8,6 khung hình/giây và quay video 4K, E-M10 Mark III hoàn toàn xứng đáng với đánh giá là chiếc máy ảnh mạnh.

 

  1. Panasonic Lumix ZS100 / TZ100

Máy ảnh du lịch hoàn hảo, nhỏ gọn, linh hoạt và zoom tốt

 

   

Loại: Máy du lịch compact | Cảm biến: CMOS 1-inch | Độ phân giải: 20.1MP | Ống kính: 25-250mm, f / 2.8-5.9 | Kính ngắm: EVF | Loại màn hình: màn hình cảm ứng 3.0 inch với 1.040.000 điểm ảnh | Tốc độ chụp liên tục tối đa: 10fps | Phim: 4K | Cấp độ người dùng: Người mới bắt đầu / người đam mê nhiếp ảnh

 

• Ưu:        - Cảm biến lớn 1 inch

               - Quay phim 4K

• Nhược:  - Zoom giới hạn 10x

               - Phần cầm nắm không chắc chắn

    

Tuy thiết kế máy với kích thước tương tự như những dòng ZS/TZ trước đó, nhưng Panasonic đã cố gắng đưa một bộ cảm biến lớn hơn nhiều vào ZS100 (bản quốc tế có mã TZ100) giúp tạo ra các điểm ảnh lớn hơn 2,4 lần so với các mẫu trước như Lumix ZS70 / TZ90. Nhờ vậy, chất lượng hình ảnh của ZS100 đã được nâng cao đáng kể.

Máy có ống zoom khá giới hạn, nhưng thay vào đó thì ZS100 lại sở hữu kính ngắm điện tử để hỗ trợ bạn chụp ảnh dễ dàng hơn trong điều kiện nắng sáng và quay phim 4K. Đồng thời, chế độ 4K Photo của Panasonic cũng giúp bạn chụp lại những  khoảnh khắc một cách nhanh chóng với chất lượng lên đến 8MP. Tất cả những nét độc đáo ấy đã tạo nên một chiếc máy ảnh compact mạnh mẽ.

Nếu có nhu cầu tìm một máy ảnh zoom tốt hơn, bạn có thể thử tìm hiểu qua sản phẩm Lumix ZS200 / TZ200 với zoom quang học lên đến 15x.

 

  1. Canon EOS Rebel T7i / 800D

Máy ảnh DSLR dòng entry-level tốt nhất của Canon tiếp tục cho thấy sự mạnh mẽ và hiệu suất vượt trội

 

 

 

 

Loại: DSLR | Cảm biến: APS-C CMOS | Độ phân giải: 24.2MP | Ống kính: Canon EF-S | Kính ngắm: Quang | Màn hình: màn hình cảm ứng đa điểm 3.0 inch với 1.040.000 điểm ảnh | Tốc độ chụp liên tục tối đa: 6fps | Quay phim: 1080p | Cấp độ người dùng: Người mới bắt đầu

 

• Ưu:       - Thao tác dễ dàng

              - Màn hình cảm ứng đa điểm

• Nhược: - Kính ngắm chỉ hiển thị 95% khung ảnh

              - Vỏ ngoài bằng nhựa

 

Được xem là một trong những máy DSLR entry-level tốt nhất hiện có, EOS Rebel T7i (mã hiệu khác là EOS 800D) là một bản nâng cấp của EOS Rebel T6i / 750D với độ phân giải giữ nguyên, nhưng được thiết kế mới và cải thiện hiệu suất ISO. Hệ thống lấy nét tự động cũng được cải tiến so với phiên bản trước, với 45 điểm lấy nét được hỗ trợ bởi hệ thống live view AF tốc độ nhanh ngang ngửa so với các đối thủ mirroless cùng tầm giá. Đặc biệt, giao diện đồ hoạ mới của máy chắc chắn sẽ tạo được sự thu hút đáng kể đối với những người mới dùng. Tuy không có khả năng quay phim 4K và chất lượng của vật liệu thân máy không như mong đợi, nhưng EOS Rebel T7i / 800D cũng là một lựa chọn khởi đầu tuyệt vời để bước vào thế giới của nhiếp ảnh DSLR.

  1. Panasonic Lumix FZ2000 / FZ2500

Chiếc camera compact cao cấp dành cho những nhiếp ảnh gia có yêu cầu cao về chất lượng

 

 

 

Loại: Brigde camera (Compact cao cấp) | Cảm biến: CMOS 1.0-inch | Độ phân giải: 20.1MP | Ống kính: 24-480mm, f / 2.8-4.5 | Loại màn hình: màn hình xoay 3 inch với 1.040.000 điểm ảnh | Kính ngắm: EVF | Tốc độ chụp liên tục tối đa: 12fps | Quay phim: 4K | Cấp độ người dùng: trung cấp / chuyên gia

 

• Ưu:       - Cảm biến lớn 1-inch

              - Lấy nét tự động siêu nhanh

• Nhược: - To, nặng và giá khá cao

              - Không có khả năng chống chịu thời tiết (weather-sealing)


Đây là một chiếc máy ảnh compact cao cấp. Một đặc điểm mà các chuyên gia không đánh giá cao ở máy là thiết kế siêu zoom buộc các nhà sản xuất phải sử dụng các cảm biến 1/2,3-inch tương tự như các máy compact thông thường. Tuy nhiên, Panasonic Lumix FZ2000 (với mã FZ2500 ở Mỹ) đã xử lý tốt được mối lo về chất lượng hình ảnh bằng cách hy sinh một khoảng zoom đáng kể để có bộ cảm biến 1.0 inch lớn hơn, đồng thời nhận được sự tán dương từ những nhiếp ảnh gia khó tính nhất. Độ zoom tối đa của máy đạt mức 480mm, dù có vẻ tương đối ngắn cho dòng máy ảnh này nhưng vẫn đủ để đảm bảo một số khả năng sử dụng trừ các tình thế quá khắc nghiệt. Các chuyên gia cho biết họ sẵn sàng hy sinh độ zoom một ít để có được các thông số quang học tốt hơn và nhanh hơn. Phần lớn họ đều đánh giá rằng đặc điểm khiến họ yêu thích chiếc máy ảnh FZ2000 là vì nó có thể cung cấp cả chất lượng hình ảnh và khả năng zoom, và máy cũng hỗ trợ điều khiển hoàn toàn thủ công lẫn bán thủ công, khả năng chụp file raw và quay video 4K.

 

  1. GoPro Hero6 Đen

“Vị vua mới” của máy ảnh hành trình

 

 

 

 

Loại: Máy ảnh hành trình | Cảm biến: 1/2,3-inch CMOS | Độ phân giải: 12MP | Ống kính: ống kính góc rộng f / 2.8 | Loại màn hình: màn hình cảm ứng 2 inch | Kính ngắm: N / A | Quay phim: 4K | Cấp độ người dùng: Người mới bắt đầu / trung cấp

 

• Ưu:       - Thiết kế tinh tế

               - Hình ảnh chất lượng cao

• Nhược: - Màn hình cảm ứng nhỏ

              - Khá đắt tiền

  

GoPro Hero6 Black có thể xem là máy ảnh hành trình tốt nhất ở hiện tại. Tuy có giá tiền khá đắt so với một số đối thủ cạnh tranh, nhưng máy lại sở hữu nhiều tính năng độc đáo bao gồm quay video 4K ở tốc độ 60 khung hình / giây và super-slow-motion chất lượng 1080p ở tốc độ 240 khung hình / giây. Bên cạnh đó, GoPro Hero6 Black  còn có hệ thống ổn định hình ảnh được cải tiến tuyệt vời, cùng với góc quay rộng hơn và hiệu suất trong điều kiện thiếu sáng tốt hơn so với Hero5 Black. Máy có khả năng chống thấm nước ở độ sâu 10m, màn hình cảm ứng 2 inch và ứng dụng QuikStories tự động cập nhật và chỉnh sửa hình ảnh cũng như video. Nếu là một fan của máy ảnh hành trình thì Hero6 Black thực sự là một lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

 

 

 

Xem thêm:

TÁI HIỆN TRIỂN LÃM HÌNH ẢNH ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI 1839 BẰNG THỰC TẾ ẢO VIRTUAL REALITY (VR)

8 XU HƯỚNG NHIẾP ẢNH ĐÁNG THEO DÕI NĂM 2018

TÁI HIỆN TRIỂN LÃM HÌNH ẢNH ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI 1839 BẰNG THỰC TẾ ẢO VIRTUAL REALITY (VR)

TRÒN HOUSE