Livestream bán hàng trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Trung Quốc thu về hàng triệu USD.

Trong thời gian gần đây, đối với nhiều người tiêu dùng, mua sắm qua livestream chính là phương thức tiếp thị thời thượng nhất. Theo Công ty Nghiên cứu kỹ thuật số L2, Trung Quốc hiện nay là thị trường bán hàng livestream lớn nhất thế giới. Thống kê mỗi tháng tại các kênh livestream, có hơn 100 triệu người xem, doanh thu vượt con số 4.4 tỷ chỉ vào năm 2019. Nhiều CEO  cũng đã nhìn ra miếng bánh béo bở này, chính vì thế họ đã gia nhập và thu về hàng triệu USD trong thời gian qua.

 

Nguồn: vtv1.mediacdn

 

Hàng loạt tảng livestream đến từ Trung Quốc

 

Trung Quốc là đơn vị chủ quản với hơn 900 nền tảng video trực tuyến, bao gồm 10 triệu người dùng đang hoạt động kiếm hàng tỷ USD từ livestream giải trí kết hợp thương mại điện tử. Theo SCMP, vào năm 2017, cộng đồng livestream tại các nền tảng này đã mang về 4,5 tỷ USD (tương đương 100 nghìn tỷ VNĐ); năm 2019 thu về 7,8 tỷ USD và con số này được dự đoán tiếp tục tăng. 

 

Hifan - một công ty tại Trung Quốc với 40 nhân viên dù “nhỏ nhưng có võ” với nền tảng livestream bán hàng online. Tại Hifan, CEO của họ cho phép đào tạo và sử dụng các blogger ngôi sao hoặc những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội để giúp họ bán hàng. Tổng giá trị hàng bán mỗi năm của công ty này lên đến hàng triệu USD mỗi năm. 

 

Nguồn: cafebiz

 

Một cô gái trẻ có gương mặt xinh đẹp qua sự đào tạo của Hifan có thể kiếm được khoảng 2,5 triệu mỗi tháng cho công ty qua các nền tảng mạng xã hội. Với công việc livestream, cô sẽ tương tác qua lại với khách hàng, thực hiện những video giải trí kết hợp với thương mại điện tử, từ đó mang lại những đơn hàng cho công ty. CEO chia sẻ rằng họ sẽ hợp tác hoặc đào tạo những người này hát hoặc nhảy trong buổi livestream để thu hút khách hàng, đôi khi là kể những câu chuyện thú vị kết hợp với bán hàng. Các buổi livestream này đã góp một khoản doanh thu lớn cho Hifan. 

 

Một số CEO khác lại không lựa chọn việc hợp tác với người nổi tiếng hay người có ảnh hưởng trên mạng xã hội để quảng bá thương hiệu, mà chính CEO và các lãnh đạo cấp cao của công ty đã ra mặt, xuất hiện trước camera để livestream bán hàng và giới thiệu sản phẩm của mình.

 

Nguồn: tienphong

 

Luo Yonghao, CEO Smartisan - một công ty smartphone nổi tiếng tại Trung Quốc đã được biết đến nhiều hơn sau buổi livestream mang về hơn 10 triệu USD. Trong thời gian dịch bệnh bùng phát, Luo thừa nhận rằng công ty ông có nhiều vấn đề về tài chính, tuy nhiên ông sẽ làm mọi việc để trả nợ. Mọi việc đều gặp khó khăn, cho đến đầu tháng 4 năm nay, bán hàng livestream dường như đã mở ra cho ông một cánh cửa cơ hội.

 

Nguồn: znews

 

Ngay trong buổi livestream đầu tiên, CEO của Smartisan đã thu về 15,5 triệu USD với gần 50 triệu người xem. Chưa tới 3 giờ, ông đã bán được hàng triệu sản phẩm điện thoại Xiaomi và dao cạo Gillette. Nhờ livestream bán hàng trên nhiều nền tảng mạng xã hội, Luo Yonghao đã thu về hàng triệu USD trong tháng 4 vừa qua.

 

Li Jing - CEO công ty chuyên trang trí nội thất Mendale Textile đã kiếm được hơn 3,5 triệu USD sau buổi livestream kéo dài trong tháng 3 vừa rồi. Jame Liang - CEO của Trip cũng bán được các gói du lịch có giá trị lên tới 8,4 triệu USD sau 5 lần livestream. Dong Mingzhu - CEO của Gree Electric đã thu được 43.7 triệu USD sau 3 tiếng livestream nhờ bán hàng gia dụng.

 

Nguồn: leusercontent

 

Hiện nay tại Trung Quốc, một số nền tảng được ưa chuộng cho livestream là trang thương mại điện tử Taobao và JD, Kuaishou và Douyin (phiên bản Tik Tok Trung Quốc) cũng đang được nhiều CEO chú ý và “ráo riết” đầu tư. Chính livestream đã làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng Trung Quốc. Nhiều người đã bắt đầu mua thực phẩm tươi sống, rau củ quả qua livestream, khi nhiều thương lái và nông dân Trung Quốc đã bắt đầu gia nhập hình thức bán hàng “hay ho” này.

 

Bán hàng qua livestream - cơ hội vàng trong dịch Covid-19

 

Covid-19 khiến người dân Trung Quốc phải ở nhà, văn phòng đóng cửa, các CEO phải tìm hướng đi mới. Bán hàng online qua livestream chính là cánh cửa mở ra cơ hội cho nhiều doanh nghiệp, là cứu tinh giúp họ giữ vững doanh số mùa dịch. Bán hàng qua livestream đã trở nên rất phổ biến trong mua sắm online. Nó cho phép người bán và người mua tương tác với nhau, gia tăng cảm hứng mua sắm của khách hàng. Hàng triệu người livestream và hàng trăm triệu người xem, xu thế này đang ngày một lớn mạnh và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho các CEO. 

 

Nguồn: vcdn-ngoisao

 

Tuy nhiên, sự xuất hiện của các CEO chỉ có thể tạo cảm giác mới lạ ban đầu, về lâu dài, nếu không đầu tư vào sáng tạo và cải thiện hình thức livestream chuyên nghiệp hơn, tỷ lệ tương tác sẽ giảm và không còn thu hút như trước nữa. Chính vì vậy, nếu các CEO muốn thực hiện chính sách tiếp thị này lâu dài hơn, họ cần đầu tư mạnh hơn về âm thanh, hình ảnh và sản phẩm của mình hơn. 

 

Tại Việt Nam, livestream được xem là công cụ mô phỏng tốt nhất trải nghiệm mua sắm “như ngoài đời”. Người bán và người mua có thể tương tác được với nhau, được trực tiếp nhìn sản phẩm một cách chân thực vì không thể chỉnh sửa, mang lại độ tin cậy cao. Đặc biệt trong thời dịch bệnh, livestream chính là cách mà những doanh nghiệp duy trì kết nối trực tuyến với khách hàng dễ dàng và thường xuyên, hạn chế rủi ro lây nhiễm virus.

 

Nguồn: baoquocte

 

Livestream trên các nền tảng mạng xã hội hay thương mại điện tử tại Việt Nam đang thu hút hàng trăm nghìn lượt xem mỗi ngày. Nhiều tài khoản livestream của nước ta cũng đạt được lượng người xem cao kỷ lục, mang về doanh số khủng cho các doanh nghiệp. Chính vì thế, tận dụng các trang mạng xã hội hoặc các sàn thương mại điện tử để bán hàng online cũng được xem là “con đường hốt bạc” trong thời gian tới. 

 

Dịch bệnh khiến thói quen mua sắm của nhiều người Việt thay đổi. Hiện nay, nhiều người muốn hướng đến sự tiện lợi nên đã tìm đến các trang mạng xã hội hay các sàn thương mại điện tử để mua sắm. Rất có thể trong tương lai, hình thức bán hàng qua livestream sẽ trở thành một phương thức tiếp thị không thể thiếu trong sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì thế, đừng ngại cân nhắc về việc đầu tư mạnh hơn trong lĩnh vực này. Tròn House tin rằng, livestream bán hàng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến doanh số, mang tới nguồn thu khổng lồ cho nhiều doanh nghiệp.

 

 

Xem thêm:

CÁC NHÀ BÁN LẺ “LIỆU CƠM GẮP MẮM” ĐỂ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19

LEVI’S THÀNH CÔNG BƯỚC QUA ĐẠI DỊCH COVID-19 NHỜ BÁN HÀNG ONLINE TRÊN TIK TOK

ĐÂU LÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ LỆCH MÀU Ở HÌNH ẢNH QUẢNG CÁO?

 

TRÒN HOUSE
Nguồn tham khảo: Vnexpress

 

---

ENGLISH

LIVESTREAM SELLING ONLINE ON SOCIAL MEDIA PLATFORMS IN CHINA BRINGS IN MILLIONS OF USD.

In recent times, for many consumers, shopping through livestreams has become the most trendy marketing method. According to the digital research company L2, China is currently the world's largest livestream shopping market. Monthly statistics across livestream channels show that there are over 100 million viewers, generating revenue exceeding 4.4 billion USD just in 2019. Many CEOs have recognized the lucrative potential in this sector, leading them to join in and rake in millions of dollars in recent times.

 

Source: vtv1.mediacdn

 

A PLETHORA OF LIVESTREAM PLATFORMS FROM CHINA

China, as the leading force, boasts over 900 online video platforms, encompassing 10 million active users earning billions of dollars through the combination of livestream entertainment and e-commerce. According to SCMP, in 2017, the livestream community on these platforms generated 4.5 billion USD (equivalent to 100 trillion VND); in 2019, it reached 7.8 billion USD, and this figure is predicted to continue rising.

 

Hifan- a Chinese company with 40 employees, despite being "small but mighty," operates a livestream platform for online sales. At Hifan, their CEO allows training and utilizes social media influencers or celebrities to help them sell products. The total value of the company's sales each year amounts to millions of USD.

 

Source: cafebiz

 

 

A young girl, beautifully trained by Hifan, can earn approximately 2.5 million USD per month for the company through various social media platforms. In her livestream job, she interacts with customers, creates entertaining videos combined with e-commerce, ultimately generating orders for the company. The CEO shares that they collaborate with or train these individuals to sing or dance during livestream sessions to attract customers, sometimes weaving interesting stories alongside sales pitches. These livestream sessions have contributed significantly to Hifan's revenue.

 

Some other CEOs choose not to collaborate with celebrities or social media influencers to promote their brand. Instead, they themselves, along with high-ranking executives of the company, appear in front of the camera during livestream selling sessions to introduce their products.

 

Source: tienphong

 

Luo Yonghao, CEO of Smartisan - a well-known smartphone company in China, gained more recognition after a livestream session that brought in over 10 million USD. During the pandemic, Luo admitted that his company faced financial challenges, but he pledged to do everything possible to repay debts. Despite difficulties, by early April of this year, livestream selling seemed to open a door of opportunity for him.

 

Source: znews

 

In the very first livestream session, the CEO of Smartisan earned 15.5 million USD with nearly 50 million viewers. In less than 3 hours, he sold millions of Xiaomi phones and Gillette razors. Thanks to livestream selling on various social media platforms, Luo Yonghao garnered millions of USD in April alone.

 

Li Jing, CEO of the interior decoration company Mendale Textile, earned over 3.5 million USD after a prolonged livestream session in March. Jame Liang, CEO of Trip, also successfully sold travel packages worth 8.4 million USD after five livestream events. Dong Mingzhu, CEO of Gree Electric, generated 43.7 million USD in revenue after a 3-hour livestream, selling household appliances.

 

Source: leusercontent

 

Currently in China, several popular platforms for livestreaming include the e-commerce sites Taobao and JD, along with Kuaishou and Douyin (the Chinese version of TikTok), which are gaining considerable attention and significant investments from many CEOs. Livestreaming has indeed revolutionized the shopping habits of Chinese consumers. Many people have started purchasing fresh food, vegetables, and fruits through livestreams, as numerous traders and farmers in China have embraced this entertaining form of selling.

SELLING VIA LIVESTREAM - A GOLDEN OPPORTUNITY DURING COVID-19

Covid-19 has compelled people in China to stay at home, offices are closed, and CEOs are required to find new directions. Selling products online through livestreams has become a gateway of opportunity for many businesses, acting as a lifesaver to sustain sales during the pandemic. Livestream selling has become exceptionally popular in online shopping, enabling direct interaction between sellers and buyers, thereby enhancing customers' shopping inspiration. With millions of livestreamers and hundreds of millions of viewers, this trend is growing stronger day by day, bringing more profits to CEOs.

 

Source: vcdn-ngoisao

 

 

However, the presence of CEOs can only provide a novel sensation initially; in the long run, without investing in creativity and enhancing a more professional livestream format, the interaction rate will decrease and lose its allure. Therefore, if CEOs intend to sustain this marketing strategy for the long term, they need to invest more in their sound, visuals, and overall product presentation.

 

In Vietnam, livestreaming is regarded as the most effective tool to simulate an in-person shopping experience. Sellers and buyers can interact directly, gaining an authentic and unaltered view of products, fostering high trust levels. Particularly during the pandemic, livestreaming has become the means for businesses to maintain seamless and regular online connections with customers, minimizing the risk of virus transmission.

 

Source: baoquocte

 

Livestreaming on social media platforms or e-commerce websites in Vietnam is attracting hundreds of thousands of views every day. Many livestream accounts in the country have also achieved record-high viewership, bringing in substantial revenue for businesses. Therefore, leveraging social media platforms or e-commerce websites for online sales is considered a "gold mine" in the coming time.

The pandemic has changed the shopping habits of many Vietnamese people. Currently, many individuals are inclined towards convenience, opting to use social media platforms or e-commerce websites for their shopping needs. It is highly likely that in the future, livestream selling will become an indispensable marketing method for business development. Therefore, do not hesitate to consider investing more in this area. Tròn House believes that livestream selling will have a significant impact on sales, bringing in a massive source of revenue for many businesses.

 

 

Read more:

RETAILERS 'EATING PLAIN RICE WITH FISH SAUCE' TO SURVIVE THE COVID-19 PANDEMIC

LEVI’S SUCCESSFULLY NAVIGATES THROUGH THE COVID-19 PANDEMIC WITH ONLINE SALES ON TIKTOK

WHAT ARE THE FACTORS INFLUENCING COLOR DEVIATION IN ADVERTISING IMAGES

 

TRÒN HOUSE

Referencing: Vnexpress