COVID-19 ĐƯA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ NGÀNH TIÊU DÙNG NHANH VƯỢT MẶT CÁC KÊNH MUA SẮM TRUYỀN THỐNG.
Ngành bán lẻ phải chịu nhiều sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, trong khi đó, các mô hình mua sắm hiện đại như siêu thị, mô hình bán buôn hay các kênh mua sắm mới nổi lại tăng trưởng đột phá, vượt lên các kênh truyền thống như chợ. Chính dịch bệnh đã làm thay đổi nhu cầu và hành vi mua sắm của số đông người tiêu dùng trong thời gian qua. Họ thích ở nhà, lướt smartphone hay laptop để mua sắm hoặc chỉ đến những nơi sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh để mua thực phẩm cần thiết.
Nguồn: Kinhdoanhnhanh
Người tiêu dùng giảm chi tiêu các mặt hàng xa xỉ
Cơn bão COVID-19 đổ bộ, khiến cho việc mua sắm trực tuyến lên ngôi, chiếm nhiều ưu thế hơn mua sắm trực tuyến rất nhiều. Theo khảo sát, số lượng đơn hàng tại các sàn thương mại đang tăng đột biến trong thời gian qua. Tuy nhiên, thực tế cho thấy doanh số tại các trang thương mại này không tăng nhiều, nguyên nhân là do danh mục sản phẩm đã có sự thay đổi đáng kể. Thu nhập của người lao động giảm và buộc họ phải thắt chặt chi tiêu, chỉ mua sắm những sản phẩm thực sự cần thiết cho cuộc sống.
Theo nhiều chia sẻ của người tiêu dùng, họ đã tiết kiệm được rất nhiều tiền bạc vì không mua thêm quá nhiều hàng thời trang trong mùa dịch. Họ cũng cắt giảm được nhiều khoản nhờ mua sắm trực tuyến, sử dụng các mã giảm giá hoặc được freeship nhiều đơn hàng. Đại dịch COVID-19 đã dạy họ cách chi tiền cho những thứ thật sự đáng mua và mua những sản phẩm cần mua với giá hợp lý nhất.
Nguồn: jobsgo
Nhiều người tiêu dùng cảm thấy hứng thú và tiện lợi khi mua sắm trực tuyến. Không cần phải mất công rời khỏi nhà, chỉ cần một chiếc smartphone hoặc laptop có kết nối mạng, họ đã có thể thoải mái đặt mọi thứ họ thích một cách nhanh chóng và dễ dàng với mức giá hợp lý. Chính sự tiện lợi mà mua sắm online có thể mang lại, nhiều người tiêu dùng cảm thấy “muốn làm quen” hơn với các trang thương mại điện tử. Chính nhu cầu và hành vi tiêu dùng này đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến.
Nguồn: sapo
Phân tích sâu về xu hướng tiêu dùng này, Kantar Worldpanel cũng đã công bố kết quả khảo sát rằng: Người tiêu dùng bắt đầu hình thành nhiều thói quen mới, cắt giảm các hoạt động vui chơi, giải trí và mua sắm không cần thiết bên ngoài, sản phẩm xa xỉ bị loại khỏi danh sách. Họ tập trung mạnh vào các nhu yếu phẩm thiết yếu, bao gồm thực phẩm tươi sống, sản phẩm phục vụ sức khỏe và sắc đẹp, sản phẩm cải thiện nhà cửa,...
Cơ hội lớn cho Bách Hóa Xanh, Big C, Coop Mart,...
Ghi nhận chi tiêu cho ngành hàng FMCGs (ngành hàng tiêu dùng nhanh) tăng mạnh trong quý I đầu năm 2020. Cơn bão COVID-19 đổ bộ khiến hàng triệu người tiêu dùng bắt đầu mua hàng dự trữ, phòng khi diễn biến dịch bệnh lan rộng trong thời gian giãn cách xã hội. Ở các thành phố lớn, trong giai đoạn 8 tuần đầu tiên sau khi công bố dịch, số lượng người tiêu dùng mua sắm tại các siêu thị lớn như BigC, Lotte Mart, Coop Mart, Bách Hóa Xanh,... tăng mạnh. Họ chủ yếu mua sắm những nhu yếu phẩm, thực phẩm đóng hộp, sản phẩm tăng cường sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp và vệ sinh thân thể. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng dùng một khoảng lớn trong giỏ hàng của mình cho gia vị, các sản phẩm hỗ trợ nấu ăn, đồ ăn vặt, đồ ăn nhẹ,...
Nguồn: thanhnien
Tuy nhiên, hành vi tiêu dùng này cũng thay đổi tùy theo khu vực. Người tiêu dùng tại các thành phố lớn, có mức sống cao hơn nên họ sẽ đi mua sắm với giỏ hàng lớn hơn, nhiều mặt hàng hơn cùng lúc. Còn người tiêu dùng ở nông thôn - nơi có nhiều kênh bán hàng truyền thống như chợ thì tần suất mua sắm của họ sẽ cao hơn, dẫn đến giỏ hàng của họ sẽ nhỏ hơn nhưng vẫn đủ các mặt hàng cần thiết cho gia đình. Nhưng nhìn chung, COVID-19 vẫn mang đến cho ngành hàng tiêu dùng nhanh nhiều cơ hội mới để có thể vượt mặt kênh bán hàng truyền thống như chợ trong tương lai.
Cơn bão COVID-19 đưa người tiêu dùng đến gần hơn với nhiều trải nghiệm mới mẻ, đó là mua sắm trực tuyến hay tại các siêu thị mini. Trong thời gian gần đây, các nhà bán lẻ như Bách Hóa Xanh, siêu thị mini của VinMart, các chuỗi cửa hàng tiện lợi như Circle K, Ministop và Mega Market đều có số lượng người mua tăng đáng kể.
Nguồn: CircleK
Thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng giữa đại dịch mang lại cơ hội cho nhiều nhà bán lẻ khác nhau. Bên cạnh mảng bán lẻ trực tuyến, các trang thương mại điện tử, mạng xã hội… cho thấy sự gia tăng về lượng giao dịch hàng hóa FMCGs; thì các nhà bán lẻ truyền thống như Big C, Bách Hóa Xanh và Mega Market đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng trong khoảng thời gian trước khi thực hiện lệnh giãn cách xã hội.
Mặc dù có thể các trang thương mại điện tử hay ngành hàng tiêu dùng nhanh chỉ tăng trưởng vượt bậc trong một thời gian ngắn, song Tròn House tin rằng đây sẽ là bàn đạp để các doanh nghiệp duy trì và có thêm động lực phát triển trong tương lai.
Đọc thêm:
Dịch Vụ Chụp Hình Ảnh Thương Mại Điện Tử
BẠN ĐÃ THỰC SỰ ĐẦU TƯ CHO KÊNH BÁN HÀNG ONLINE CỦA MÌNH CHƯA
MUA SẮM ONLINE TĂNG MẠNH GIỮA DỊCH COVID-19
TRÒN HOUSE
Nguồn tham khảo: CafeF