Doanh nghiệp không lên sàn thương mại điện tử thì doanh nghiệp không tồn tại
Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Phó Chủ Tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam đã nêu ra bất cập của ngành thương mại điện tử trong thời gian qua chính là thiếu hàng để bán. Trong cơn bão COVID-19, nhiều khách hàng muốn mua hàng, thậm chí chấp nhận bỏ ra một khoản chi phí lớn để sở hữu hàng hóa, song thực tế các sàn trực tuyến vẫn trong tình trạng cháy hàng. Mất nguồn hàng do bị cấm biên, phụ thuộc quá nhiều vào một nguồn cung chính là bài học cho nhiều doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.
Nguồn: ndh.vn
Thời điểm vàng cho thương mại điện tử
Đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra rất nhiều thay đổi lên nền kinh tế, nhu cầu và hành vi mua sắm của người tiêu dùng toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Các lệnh phong tỏa, giãn cách xã hội và hạn chế tiếp xúc tại nhiều nước đã khiến cho ranh giới giữa mua sắm trực tiếp với mua sắm trực tuyến được thu hẹp. Người tiêu dùng dần quen thuộc hơn với việc lên sàn thương mại trực tuyến để mua sắm và tiêu dùng thông thái. Khách hàng đều cảm thấy tiết kiệm được nhiều tiền bạc hơn từ việc sử dụng các mã giảm giá, khuyến mãi; tiện lợi hơn trong mua sắm khi không cần phải ra khỏi nhà.
Đây chính là thời điểm “vàng” cho các doanh nghiệp thương mại điện tử phát triển. COVID-19 được ví là “đôi cánh” của các sàn trực tuyến, khi nó đã tạo ra rất nhiều cơ hội để các doanh nghiệp này mở rộng và thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ. Tuy nhiên, thời điểm này cũng mang lại thách thức vô cùng lớn với các doanh nghiệp truyền thống, khi người người ở nhà khiến họ mất đi một lượng khách khổng lồ và không thu được bất kỳ một khoản doanh số nào trong thời gian vừa qua. Các doanh nghiệp truyền thống buộc phải chuyển đổi hoặc hợp tác với các công ty có thế mạnh về công nghệ, truyền thông và hệ sinh thái để có thể “cầm cự”, duy trì hoạt động đến khi dịch bệnh hoàn toàn kết thúc.
Nguồn: ecommercegermany
Cục Xúc Tiến Thương Mại đã nhấn mạnh rằng doanh nghiệp cần chú trọng nghiên cứu phát triển thêm các kênh thương mại mới, ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng TMĐT để tăng cơ hội tiếp cận với khách hàng, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại trên môi trường mạng. Do ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, dòng chảy thương mại toàn cầu đang bị ảnh hưởng, hoạt động xúc tiến thương mại của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần quan tâm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới, xúc tiến thương hiệu Việt thông qua môi trường thương mại điện tử và các nền tảng công nghệ số.
Nguồn: nguoicantho
Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Phó Chủ Tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam đã cho biết thực tế TMĐT tại nước ta đang phát triển với tốc độ cao, rơi vào khoảng 30% - 35%. Đặc biệt trong thời gian COVID-19 đổ bộ vào Việt Nam, tốc độ phát triển của TMĐT đạt mức 40%. Sức mua của người tiêu dùng trên các sàn thương mại vẫn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian vừa qua và chưa hề có dấu hiệu giảm. Các trang thương mại điện tử lớn như Tiki, Lazada, Sendo, Shopee,... đều gia tăng số lượng thành viên (trung bình tăng 42%). Thực tế, có thể doanh số không cao vì khách hàng ít mua hàng đắt tiền, song số lượng người tham gia mua hàng là rất lớn.
Nguồn: marketingai
Lời cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp truyền thống
Tuy nhiên, bất cập của ngành thương mại điện tử trong thời gian qua chính là thiếu hàng để bán. Trong cơn bão COVID-19, nhiều khách hàng muốn mua hàng, thậm chí chấp nhận bỏ ra một khoản chi phí lớn để sở hữu hàng hóa, song thực tế các sàn trực tuyến vẫn trong tình trạng cháy hàng. Mất nguồn hàng do bị cấm biên, phụ thuộc quá nhiều vào một nguồn cung chính là bài học cho nhiều doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.
Ông Dũng nhấn mạnh rằng: “Anh không lên TMĐT thì anh không thể tồn tại”. Dịch COVID-19 như một lời cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp truyền thống; họ cần thay đổi, thúc đẩy bán hàng trực tuyến nếu muốn tồn tại và phát triển bền vững trong thời buổi nhiều biến động như hiện nay. Dịch bệnh đã khiến nhiều doanh nghiệp kinh doanh bán hàng trực tiếp tự hỏi, tại sao không làm và phát triển kênh thương mại điện tử từ sớm, tại sao không tìm hiểu và xây dựng kênh online của mình mà lại chờ tới lúc dịch bệnh đổ bộ mới làm?
Cũng như việc học trực tuyến, trước đây có bảo cũng không ai làm và cũng không ai chấp nhận. Nhưng thời gian qua, nhiều trường đã bước đầu thực hiện dạy học online, đồng thời bắt đầu xây giáo trình phù hợp cho việc học trực tuyến. Sau khi dịch bệnh kết thúc, nếu hệ thống giảng dạy này tốt thì học online và offline sẽ "mix" lại với nhau, vận hành song song. Kết quả trong tương lai, sự tương tác qua lại giữa phụ huynh, giáo viên và học sinh sẽ lên một tầm cao mới.
Nguồn: sapo
Trong thực tế, những bước đầu khi làm thương mại điện tử sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Song nếu doanh nghiệp của bạn đang “ngấp nghé” bờ vực, nhưng lại nhìn thấy “người hàng xóm” bán hàng online “sống sót” qua đại dịch thì bạn phải học hỏi theo để kinh doanh, ít nhất là cầm cự qua cơn bão virus này. Không phải ai cũng biết rõ nên bắt đầu làm thương mại điện tử từ đâu, chính vì thế doanh nghiệp cần tìm hiểu, học hỏi để có tư duy, có sự quyết tâm để thực hiện ngay từ những bước đi đầu tiên.
Tròn House tin rằng các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn và trở ngại trong thời gian tới. Nếu doanh nghiệp của bạn đang không biết bắt đầu từ đâu, xây dựng hình ảnh thương hiệu như thế nào thì đừng ngại để Tròn làm bạn đồng hành nhé!
Đọc thêm:
Dịch Vụ Chụp Hình Ảnh Sản Phẩm - Thương Mại Điện Tử
SỰ TĂNG TRƯỞNG "ĐÁNG KINH NGẠC" CỦA THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
SO SÁNH CHÍNH SÁCH CỦA CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM DÀNH CHO NGƯỜI BÁN HÀNG
TRÒN HOUSE
Nguồn tham khảo: CafeF