Chụp flatlay là gì? Có bao nhiêu kiểu sắp đặt chủ thể chụp hình flatlay?

   Nội dung bài viết:

    I. 
Khái niệm về chụp Flatlay

    II. 
4 kiểu sắp đặt chủ thể khi chụp hình flatlay


    III. 
Sự hiệu quả mà ảnh flatlay đem đến cho doanh nghiệp

 

Hiện nay, trên các trang mạng xã hội hoặc các website bán hàng, không khó để bạn có thể thấy được những concept chụp sản phẩm đa dạng. Trong đó, một xu hướng mới mẻ và độc đáo được nhiều thương hiệu áp dụng chính là: flatlay. Đây là một kiểu chụp khá đơn giản, được kết hợp cân bằng bởi bố cục và màu sắc, đặc biệt là có thể không cần phải sử dụng background quá rườm rà. Với bài bài blog sau, TRÒN HOUSE sẽ giới thiệu đến bạn khái niệm về chụp flatlay, những kiểu sắp đặt chủ thể flatlay và sự hiệu quả của hình thức này mang lại cho doanh nghiệp. Cùng khám phá ngay nhé!

 

Khái niệm về chụp Flatlay

 

Flatlay là một thuật ngữ thể hiện cho cách sắp đặt đồ vật/ chủ thể, thông thường là ảnh chụp thời trang trên một mặt phẳng (flat), sau đó nhiếp ảnh gia sẽ chụp chính diện vuông góc với mặt phẳng này. Thông thường, với một hình ảnh flatlay sẽ có những chủ thể chính cùng những vật dụng phụ (phụ kiện) được sắp xếp vị trí đa dạng, nhiều lớp (layer) để có thể tạo ra tổng thể cân bằng về bố cục và màu sắc.

 

chup-flatlay

 

Bạn chú ý rằng, góc chụp vuông góc và thẳng từ trên xuống được xem là một đặc điểm nhận diện của ảnh flatlay. Tuy nhiên, đây không phải là một điều bắt buộc hoàn toàn, các photographer có thể hạ góc chụp xuống và hơi nghiêng để ánh sáng chiếu vào chủ thể. Mặt khác, nếu hạ góc nghiêng quá nhiều sẽ mất đi đặc điểm vốn có của một bức hình flatlay.

 

chup-flatlay 

 

Nguồn: TRÒN HOUSE

4 kiểu sắp đặt chủ thể khi chụp hình flatlay

 

Đầu tiên, cách xếp dạng lưới truyền thống là cách đơn giản và phổ biến nhất. Đó là những chủ thể được sắp xếp theo cột và hàng, những cạnh song song của các chủ thể được căn chỉnh sao cho thẳng hàng nhau, từ đó giúp bố cục có sự gọn gàng, trật tự và ngăn nắp nhất định.

 

chup-flatlay

 

Nguồn: TRÒN HOUSE

Thứ hai cũng là cách sắp xếp các chủ thể theo dạng lưới, nhưng theo một cách khác là góc máy ảnh được nghiêng sang phải hoặc trái một chút. Trong đó, có một vài vật dụng phụ cũng sẽ được xoay ứng với góc chụp, điều này phá vỡ quy tắc và tạo được tính tương phản cho khung hình.

 

chup-flatlay

 

Thứ ba là một kiểu chụp gọi vui là “sự hỗn loạn”, đó là sắp xếp những chủ thể không theo một quy luật nào hoặc có thể tương đối đều nhau, nhưng vị trí của chúng không quá ngẫu nhiên, điều này có thể tạo ra được một cảm giác vui vẻ và không quá nghiêm túc cho khung hình.

 

chup-flatlay

 

Thứ tư là kiểu chụp negative space - không gian âm. Đây là một cách chụp flatlay phổ biến, chủ thể được sắp đặt ở góc khung hình, cho phép background chiếm nhiều không gian để tạo nên cảm giác tối giản. Khi áp dụng kiểu chụp negative space cũng giúp chúng ta có thêm chỗ trống để chèn chữ, có thể là: logo, tagline, tên sản phẩm,... hoặc bất kỳ thông tin nào để truyền tải thông điệp của thương hiệu.

 

chup-flatlay

 

Nguồn: PENCIL ONE

Sự hiệu quả mà ảnh flatlay đem đến cho doanh nghiệp

 

Một yếu tố trước tiên của kiểu chụp flatlay phải kể đến chính là tính chất dễ xử lý trong công đoạn hậu kỳ. Bởi lẽ, hiếm có cách sắp đặt và lên chủ đề chụp cho sản phẩm đơn giản mà lại ít sự chuẩn bị như vậy.

 

Hơn nữa, ảnh flatlay cũng có sự thu hút của riêng mình, khi đây là kiểu hình sáng tạo và độc đáo. Cụ thể, các doanh nghiệp có gian hàng thương mại điện tử có thể sử dụng loại ảnh này để quảng bá sản phẩm, thu hút sự chú ý, khơi dậy sự tò mò của khách hàng ghé thăm cửa hàng online của bạn.

 

chup-flatlay

 

Vẻ đẹp của sự ngăn nắp và gọn gàng của đa số hình thức chụp flatlay là một điểm cộng để doanh nghiệp lôi cuốn khách hàng vào xem sản phẩm. Thường thì mọi người sẽ thích các hình ảnh có trật tự, dù bạn sắp đặt các dụng cụ nghệ thuật theo một hàng thẳng hoặc theo một bộ outfit thời trang hoàn chỉnh, thì sự “đâu vào đấy” của ảnh flatlay luôn có một sức hấp dẫn rất đặc biệt.

 

Thêm vào đó, với phông nền tối giản khi chụp flatlay sẽ giúp cho toàn bộ sự chú ý được đổ dồn vào sản phẩm. Hơn nữa, loại ảnh này cũng giúp việc tạo nên hiệu ứng vignette dễ dàng hơn.

 

Chẳng hạn như, bạn có thể chụp ảnh flatlay sản phẩm thời trang chủ đề Giáng sinh, bằng việc sắp xếp bộ outfit cùng các vật dụng trang trí xung quanh. Cùng đó là phông nền lấp lấp của những ánh đèn thể hiện cho sự ấm áp bởi mùa đông đang tới.

 

chup-flatlay

 

Nguồn: TRÒN HOUSE

Ngoài ra, một điểm mạnh nữa của loại ảnh flatlay chính là sự tiện dụng. Bất cứ ai cũng có thể chụp kiểu hình này với chiếc máy ảnh, phông nền và sản phẩm cần chụp. Đặc biệt, loại ảnh này không yêu cầu một không gian quá nhiều, chính điều này cũng là cách tiết kiệm để chụp các bức ảnh sản phẩm chuyên nghiệp mọi lúc mọi nơi.

 

Đó là những thông tin khá căn bản xoay quanh kiểu chụp flatlay đang là xu hướng thịnh hành hiện nay. Mong rằng, bài viết của TRÒN HOUSE đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức chụp này, từ đó xác định rằng sản phẩm của doanh nghiệp có nên áp dụng chụp ảnh flatlay hay không nhé.

 

Đừng quên ghé thăm website của TRÒN HOUSE và tham khảo các dự án chụp quảng cáo sản phẩm cùng các thông tin hữu ích về nhiếp ảnh bạn nhé!

 

 

Xem thêm: 

TRÒN HOUSE