55% dân số Việt sẽ mua sắm online vào năm 2025

Theo mục tiêu mới nhất của Chính phủ, khoảng 55% dân số Việt Nam sẽ mua sắm trực tuyến với giá trị mua hàng đạt trung bình 600 USD (tương đương 14 triệu đồng). Cơn bão COVID-19 đi qua tạo cơ hội cho ngành thương mại điện tử nước ta phát triển đột phá.

 

Nguồn: vietnammoi

 

Tăng trưởng bứt phá của ngành thương mại điện tử

 

Theo thông tin từ Cục Thương Mại Điện tử và Công Nghệ Thông Tin thì ngành thương mại điện tử của Việt Nam đang có mức tăng trưởng từ 30% - 35%, trong thời điểm dịch bệnh bùng phát đạt mức tăng trưởng 40%. Lượng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này ngày càng nhiều, hàng loạt những website thương mại điện tử mọc lên, các quỹ và tập đoàn lớn tích cực “rót tiền” cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử. 

 

Vào thời gian trước, thị trường thương mại điện tử bắt đầu được nhiều người biết đến và trở nên sôi động hơn khi có nhiều tân binh mới như SIdeal.vn, Adayroi,... bắt đầu tham gia cuộc đua với Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Zalora,...Các trang web thương mại điện tử kinh doanh như muabannhanh.com, hotdeal.vn, chotot.vn,... cũng tăng cường mở rộng phạm vi hoạt động của mình. Sự mở rộng và cạnh tranh khốc liệt này đã giúp các doanh nghiệp thương mại điện tử thu được nguồn doanh thu khổng lồ, tạo nên nhiều giá trị cho khách hàng. 

 

Nguồn: vietnamdaily

 

Ngay khi dịch bệnh bùng nổ, người người ở nhà và không đi ra đường. Người tiêu dùng liền tìm đến những trang thương mại điện tử mà họ biết để đặt mua các sản phẩm thiết yếu cho cuộc sống tại nhà của mình. Theo chia sẻ của nhiều khách hàng, họ cảm thấy rất hài lòng và tiện lợi khi đặt hàng qua mạng. Không cần phải bước chân ra đường “tay xách nách mang” giỏ đồ, giờ đây chỉ cần một chiếc smartphone có kết nối internet, người tiêu dùng đã có thể đi mua sắm mọi lúc mọi nơi.

 

Thương mại điện tử trong 5 năm tới tại Việt Nam

 

Hôm 18/05 vừa rồi, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký kế hoạch phát triển thương mại điện tử đến năm 2025. Theo đó, dự tính trong 5 năm tới sẽ có khoảng 55% người Việt mua sắm qua kênh online, với giá trị mua hàng trung bình 600 USD (tương đương 14 triệu đồng) một người mỗi năm.  

 

Nguồn: newyork

 

Mô hình thương mại điện tử doanh nghiệp sẽ có doanh số tăng trưởng liên tục trong 5 năm tới, người tiêu dùng B2C tăng 25% mỗi năm, doanh thu khoảng 35 tỷ USD và chiếm 10% tổng mức bán lẻ hàng hóa tiêu dùng của cả nước. Mục tiêu trong những năm tiếp theo, các dịch vụ phụ trợ và thanh toán không dùng tiền mặt đạt 50%, trong đó thông qua các tổ chức trung gian thanh toán chiếm 80%. Không dừng lại ở đó, chính phủ cũng đã đặt ra mục tiêu chi phí trung bình cho chuyển phát và hoàn tất đơn hàng chặng cuối chiếm 10% giá thành sản phẩm trong thương mại điện tử. 80% website thương mại điện tử tích hợp đặt hàng trực tuyến và khoảng 70% giao dịch mua bán trên các trang này có hoá đơn điện tử.

 

Nguồn: toquoc.mediacdn

 

Chính phủ cũng đã đặt mục tiêu rằng những thành phố lớn sẽ chiếm một nửa giá trị giao dịch thương mại điện tử trong 5 năm tới. Xu hướng phát triển mua sắm trực tuyến sẽ hướng tới những khách hàng thích công nghệ, ít thời gian và thích sự nhanh chóng. Theo kế hoạch này, một nửa doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển kênh bán hàng online (gồm cả mạng xã hội), 40% có các ứng dụng di động, 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông triển khai hợp đồng điện tử với người tiêu dùng.

 

Với những mục tiêu trước mắt, các doanh nghiệp nên chuẩn bị thật kỹ càng để không bị “đào thải” ra khỏi thị trường trong thời gian tới. Trước khi cách mạng internet diễn ra, quyền lực nằm trong tay những nhà phân phối. Tuy nhiên, trong thời buổi hiện nay, nhà sản xuất đã có thể tự lực phân phối sản phẩm của họ thông qua các sàn thương mại điện tử, trang web riêng, mạng xã hội,... Các thương hiệu có thể quảng bá và phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng mà không cần chia sẻ lợi nhuận với người trung gian. Chính vì thế, trước mắt, các doanh nghiệp nên đầu tư mạnh hơn vào các kênh trực tuyến của họ.

 

Nguồn: khoinghieptre.vn

 

Để có thể thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng hơn trong thời gian chuyển đổi xu hướng sang mua sắm trực tuyến, các doanh nghiệp cũng nên quan tâm nhiều hơn đến những hình ảnh, video giới thiệu sản phẩm. Trong khi những dòng chữ thì nhàm chán, hình ảnh và video nổi lên như một công cụ tiếp thị mạnh mẽ thu hút nhiều sự chú ý của người xem. Hiện nay, khi những video ngắn như Tik Tok đang lên ngôi, những marketer tại doanh nghiệp không phải tốn quá nhiều công sức để tạo nên những video hấp dẫn và hay ho giới thiệu sản phẩm. Vì vậy, để đạt được những mục tiêu mà chính phủ đã đề ra, đừng ngại bắt đầu làm theo dòng xu hướng mới để giới thiệu sản phẩm một cách trung thực và lôi cuốn nhất.

 

Để phát triển kênh thương mại của mình, các doanh nghiệp cũng nên thiết lập những kế hoạch kinh doanh trung và dài hạn, xác định rõ đối tượng khách hàng tiềm năng để đưa ra kế hoạch tài chính và quảng cáo phù hợp. Tập trung xây dựng hạ tầng công nghệ, nhân lực và quy trình phù hợp để giúp doanh nghiệp tiến nhanh hơn trên con đường chuyển đổi xu hướng thương mại sang online. Xây dựng trang web có nội dung thu hút người đọc, có hỗ trợ giao diện trên nhiều thiết bị, tối ưu hóa cho người dùng tìm kiếm thông tin, chính sách bảo mật và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,...

 

Nguồn: candangstudio

 

Thương mại đã và đang phát triển rất mạnh mẽ, trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động doanh nghiệp tại Việt Nam. Với xuất phát điểm chỉ khoảng 4 tỷ USD vào năm 2015, tính đến nay, thị trường ước tính đã đạt 13 tỷ USD vào năm 2020. Với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định như vậy, kết hợp với xu hướng chuyển dịch thói quen mua sắm của người tiêu dùng, có thể khẳng định thương mại điện tử sẽ ngày càng chiếm lĩnh những vị thế quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp.

 

 

Đọc thêm:

 Dịch Vụ Chụp Hình Ảnh Sản Phẩm Thương Mại Điện Tử

 DOANH NGHIỆP KHÔNG LÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THÌ DOANH NGHIỆP KHÔNG TỒN TẠI

 SỰ TĂNG TRƯỞNG "ĐÁNG KINH NGẠC" CỦA THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

TRÒN HOUSE

Nguồn tham khảo: Vnexpress