Lừa đảo là gì - Hành vi thế nào mới được gọi là lừa đảo?
Ngày nay, việc lừa đảo qua mạng luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm, tuy nhiên, cũng có không ít những tin tức sai lệch, vu khống người khác lừa đảo. Đây cũng chính là lý do không ít nhà bán lẻ cũng như thương hiệu lớn lao đao và đánh mất vị trí trong lòng người tiêu dùng.
Lừa đảo - một từ ngữ chúng ta có thể là thường xuyên bắt gặp, nhưng có phải ai cũng sử dụng đúng hay không? Vì vậy hôm nay TRÒN HOUSE sẽ giúp các bạn tìm hiểu liệu rằng bạn đã hiểu đúng thế nào là lừa đảo chưa nhé!
Thế nào là lừa đảo?
Lừa đảo là hành vi gian dối để làm người khác tin nhằm thực hiện những mục đích vụ lợi, trái pháp luật. Lừa đảo là thuật ngữ khoa học pháp lý xuất hiện từ nhiều thế kỷ qua và được mọi người sử dụng rộng rãi ở trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Chính vì từ "lừa đảo" được sử dụng một cách quá phổ biến khiến cho nhiều người không hiểu được ý nghĩa thật sự của nó, và gắn bất kỳ một sản phẩm, dịch vụ chưa hoàn thiện tốt với chữ “lừa đảo”. Tuy nhiên, lừa đảo không chỉ kể đến chất lượng của một sản phẩm, dịch vụ mà nó còn phản ánh đạo đức của người sản xuất, thực hiện, vì vậy việc sử dụng từ ngữ một cách bừa bãi sẽ mang lại hậu quả rất nghiêm trọng.
|
Nguồn: Google
Phân biệt giữa chưa đạt yêu cầu và “lừa đảo”
Nhiều người trong số chúng ta đang bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm trên với nhau. Ông bà ta có câu “chín người thì mười ý”, trong quá trình bạn trải nghiệm bất kỳ một sản phẩm, dịch vụ nào ắt hẳn cũng sẽ có những lúc cảm thấy không hài lòng vì những sai sót, hoặc đơn giản là vì nó không thỏa mãn được nhiều điều bạn mong muốn. Tuy nhiên, mỗi người đều có một nhu cầu, một suy nghĩ riêng, có thể chất lượng kém đối với người này lại là ổn với một người khác, cho nên bạn không thể chỉ vì những yếu tố nhỏ mà đánh giá cả mức độ uy tín của một thương hiệu, càng không nên công kích, tố “lừa đảo” khi chưa rõ thực hư sự việc thế nào.
|
Nguồn: freepik
Tác động mạnh vào niềm tin của khách hàng
Nhiều người nghĩ rằng việc sử dụng từ “lừa đảo” để nói về một nhãn hàng là điều bình thường, vì “cây ngay không sợ chết đứng” nên các doanh nghiệp uy tín sẽ dễ dàng vượt qua những điều này, nhưng trên thực tế thì không hề đơn giản như vậy. Để xây dựng nên uy tín và niềm tin của khách hàng dành cho một thương hiệu cần một thời gian rất dài, tuy nhiên chỉ cần một vài bài viết là đã đủ để khiến niềm tin về một thương hiệu trong lòng người tiêu dùng tuột dốc không phanh.
Tất nhiên, nếu đó là một đơn vị, doanh nghiệp tin cậy thì mọi chuyện sẽ được phơi bày theo thời gian, nhưng không phải thương hiệu nào cũng có thể đợi và duy trì trong suốt khoảng thời gian đó, nhẹ thì ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu, nặng thì mọi việc đi xa hơn, bị khách hàng nghi ngờ, hoạt động kinh doanh không thuận lợi và nhiều khi phá sản trước khi kịp khẳng định uy tín. Lòng tin là yếu tố quyết định để khách có mua hàng của bạn hay không. Tâm lý cố hữu chung từ xưa đến nay ở nước ta là mua trực tiếp, được sờ tận nơi, ngắm tận mắt, thử lên người thì họ mới tin, mới mua.
Hiển nhiên, lòng tin là thứ khi đánh mất thì rất khó có lại được, vậy liệu có công bằng hay không khi những thông tin chưa xác thực lại được đông đảo người tin tưởng và sử dụng nó để công kích các nhãn hàng?
![]() |
Nguồn: Freepik
Người kinh doanh lao đao vì thông tin “lừa đảo”
Việc sử dụng từ lừa đảo để gắn liền với sự bức xúc về sản phẩm, dịch vụ sẽ gây ra những tác động tiêu cực đối với các nhãn hàng và đặc biệt là những người kinh doanh nhỏ lẻ. Bởi không có quy mô lớn cùng giá trị thương hiệu lâu bền, nên đối với những người kinh doanh nhỏ, đặc biệt là kinh doanh online, khách hàng chỉ có thể dựa vào những đánh giá, nhận xét trên mạng. Thế nhưng đôi lúc chính những người nhận xét cũng không biết được họ đang sử dụng sai từ ngữ và vô tình vu oan cho người bán.
![]() |
Nguồn: Bạn T.N chia sẻ
Không ít người phải chịu đựng sự uất ức khi bị tố lừa đảo nhưng không có cách nào giải quyết được. Có thể thấy được tác hại của việc sử dụng từ “lừa đảo” một cách vô tội vạ để thể hiện nỗi bức xúc cá nhân là không đúng, và nó có thể coi như một hành vi vu khống người khác khi không có bằng chứng cụ thể. Vì vậy bạn cần phải hiểu rõ, và kiểm soát những từ ngữ khi đánh giá bất kỳ một sản phẩm, dịch vụ nào nhé!
TRÒN HOUSE tin rằng qua bài viết trên, bạn đã có được một cái nhìn chính xác hơn về lừa đảo, cũng như những tác hại mà nó đem lại nếu bạn không biết cách sử dụng phù hợp.
Đừng quên truy cập vào website của TRÒN HOUSE trong mục Blog để đón đọc thêm những bài viết cung cấp thông tin hữu ích khác nữa bạn nhé!
Xem thêm:
- Tròn House - Cảnh báo lừa đảo trên Facebook Marketplace
- 5 HÌNH THỨC LỪA ĐẢO MỚI CHUYỂN TIỀN VÀO TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG 2021
- NHỮNG CHIÊU TRÒ LỪA ĐẢO CỦA CÁC VỊ “THƯỢNG ĐẾ” KHI MUA HÀNG ONLINE
TRÒN HOUSE