Leflair ngậm ngùi dừng cuộc chơi “thương mại điện tử” ở Việt Nam

[English Below] Sau 5 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, tháng 2/2020, Leflair - trang thương mại điện tử chuyên bán hàng hiệu đã nói lời tạm biệt với thị trường Việt Nam. Đây là một cái kết khá bất ngờ khi năm ngoái Leflair vừa nhận được khoản đầu tư 12 triệu USD. 

 

Leflair những ngày đầu tại Việt Nam

 

Leflair được thành lập năm 2015 bởi hai doanh nhân người Pháp Loic Gautier và Pierre-Antoine Brun, chuyên phân phối các sản phẩm hàng hiệu như thời trang và mỹ phẩm, cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm hàng hiệu cao cấp đến từ các thương hiệu hàng đầu thế giới với mức giá hấp dẫn. Trước đây, Gautier vs Brun đều từng giữ những chức vụ quản lý ở Lazada. 

 

Năm 2017, người sáng lập Leflair  tự tin phát biểu rằng mô hình kinh doanh của Leflair khác biệt với các sàn thương mại điện tử khác. Đó chính là bán hàng hiệu, một phân khúc thị trường còn thiếu vắng trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam. 

 

Cũng vào thời điểm đó, Pierre-Antoine giải thích nguyên nhân nhiều sàn thương mại điện tử tại Việt Nam đóng cửa là vì bán những mặt hàng gần giống nhau, không có sự khác biệt và cùng một tập khách hàng. Chính vì những điều này, các trang thương mại điện tử phải cạnh tranh với nhau rất căng thẳng về giá cả.

 

leflair đóng cửa ở việt namSource: Leflair

Nhận đấy điều đó, Leflair đã tách khỏi “cuộc chiến” khốc liệt ấy và chỉ chuyên về đồ hiệu để định hình một hướng đi lâu dài và tránh sa lầy như những trang thương mại điện tử trước đó. Bên cạnh đó, mức sống của người Việt Nam cũng đang ngày càng cao hơn, tầng lớp trung lưu phát triển nhanh, hệ thống phân phối cửa hàng của các sản phẩm hàng hiệu còn tương đối thấp. Đó chính là những điểm mạnh mà Leflair nhìn vào và định hướng phát triển.

 

Những năm đầu sáng lập, Leflair hoạt động thật sự mạnh mẽ và vượt trội. Leflair giải quyết hết tất thảy lo lắng của những người thích mua sắm hàng hiệu: sợ rủi ro trong quá trình mua hàng, mong muốn tìm được giá rẻ, thao tác mua sắm đơn giản và dễ dàng. Ngoài ra, đội ngũ chăm sóc khách hàng của Leflair cũng vô cùng chu đáo và tận tâm. Mỗi sản phẩm gửi đi đều được đính kèm với lời cảm ơn Gautier và Brun, những người sáng lập Leflair.

 

leflair đóng cửa ở việt namSource: Leflair

Các lầm lỡ trong "cuộc chiến đốt tiền"

 

Tuy nhiên, nhà sáng lập Leflair quên mất rằng, thương mại điện tử không phải chỉ đơn thuần bán hàng, mà đó còn là “cuộc chiến đốt tiền”.

 

Trong 4 năm hoạt động, Leflair bán ra cho hơn tổng cộng 120.000 khách hàng, thu về lợi nhuận mỗi năm đạt hàng chục triệu đô la. Cũng giống các trang thương mại điện tử khác, Leflair cũng phải áp dụng các chương trình ưu đãi, “flash sale” hấp dẫn để thu hút khách hàng. Trang web của Leflair đạt 1 triệu lượt truy cập mỗi tháng.

leflair đóng cửa ở việt namSource: Leflair

Năm ngoái, Leflair công bố vòng gọi vốn series B từ 2 quỹ đầu tư GS Shop và Belt Road Capital Management có trị giá 7 triệu USD, đưa tổng giá trị các vòng gọi vốn của công ty từ lúc thành lập đến nay đạt gần 12 triệu đô. Một phần trong số tiền đó được dùng để trả nợ, phần còn lại đưa vào vận hành công ty. 

 

Thế nhưng cuối cùng Leflair cũng không thể chống chọi được. Ban đầu công ty chỉ thông báo sẽ tạm dừng hoạt động tại thị trường Việt Nam. Công ty này cho biết vẫn duy trì hoạt động hàng nhập khẩu phù hợp với chiến lược năm 2020. Trong thời gian đó, Leflair sẽ nỗ lực thay đổi và cải cách cơ cấu vận hành nhằm tái khởi động kinh doanh tại Việt Nam.

 

Tuy nhiên sau đó, công ty lại thông báo chính thức đóng cửa tại Việt Nam. Nhà sáng lập Leflair nói rằng, áp lực về nguồn vốn và áp lực tạo lợi nhuận chính là lý do khiến Leflair đóng cửa. Đúng thật sự như vậy. Bởi nếu so sánh với “Big Four” thương mại điện tử tại Việt Nam, con số 12 triệu đô không là gì cả. Lazada được Alibaba đầu tư cho hàng tỷ đô; Tiki, Sendo, Shopee cũng được các nhà đầu tư ở Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore rót cho hàng trăm ngàn đô. Mà thương mại điện tử lại là “cuộc chiến đốt tiền”. Khi đốt hết tiền, Leflair sụp đổ. Ngoài ra, công ty hiện còn đang nợ 500 nhà cung cấp, với số tiền lên đến 30 tỷ đồng. 

 

leflair đóng cửa ở việt namSource: Leflair

Từ một startup đầy triển vọng, bước đi một mình một hướng, Leflair lại khiến khách hàng và những nhà cung cấp thất vọng. Kinh doanh mặt hàng cao cấp, doanh thu thuần hàng chục triệu đô mỗi năm, có trong mơ cũng không ai nghĩ Leflair sắp đi đến con đường phá sản tại Việt Nam.

 

Thương mại điện tử không phải chỉ là buôn bán hàng hóa bình thường mà là cuộc chiến thực sự. Chỉ những người có tiềm lực vững mạnh, chiến lược rõ ràng, bài bản mới có thể tiến xa và trụ vững trên cuộc chiến này. Sự thất bại của Leflair chính là lời cảnh tỉnh cho những trang thương mại điện tử còn đang hoạt động.

 

 

XEM THÊM:

Mở ra cơ hội thanh toán online khi tiền mặt bị cách ly giữa dịch bệnh

Dịch vụ đi chợ onine bùng nổ giữa dịch Covid-19

Mở ra cơ hội thanh toán online khi tiền mặt bị cách ly giữa dịch bệnh

 TRÒN HOUSE 

 

LEFLAIR REGRETS STOPPING THE "E-COMMERCE" GAME IN VIETNAM

 

After 5 years of operation in the Vietnamese market, in February 2020, Leflair - an e-commerce website specializing in branded goods has said goodbye to the Vietnamese market. This is a rather surprising ending when Leflair last year received a $ 12 million investment.

 

Leflair was founded in 2015 by French businessmen Loic Gautier and Pierre-Antoine Brun, specializing in distributing branded products such as fashion and cosmetics, providing consumers with high-end brand products from The world's leading brands at attractive prices. Previously, Gautier vs Brun had held management positions at Lazada.

 

In 2017, the founder of Leflair confidently stated that Leflair's business model is different from other e-commerce platforms. That is brand name sales, a market segment still lacking in the field of e-commerce in Vietnam.

 

At the same time, Pierre-Antoine explained that the reason why many e-commerce platforms in Vietnam closed was that they sold similar items, no difference, and the same customer base. Because of these things, e-commerce sites have to compete with each other very stressed about prices.

 

leflair đóng cửa ở việt namSource: Leflair

Realizing that, Leflair broke away from that fierce "war" and specialized only in branding to shape a long-term direction and avoid bogging like the previous e-commerce sites. In addition, the living standards of Vietnamese people are also getting higher, the middle class is growing fast, the store distribution system of branded products is still relatively low. Those are the strengths that Leflair looks at and guides the development.

 

In the early years of founding, Leflair was really strong and outstanding. Leflair has dealt with the worries of those who love to buy branded goods: fear of risks during the purchase process, the desire to find cheap prices, simple and easy shopping. In addition, Leflair's customer service team is also extremely thoughtful and dedicated. Each item is sent with a thank you to Gautier and Brun, the founders of Leflair.

 

leflair đóng cửa ở việt namSource: Leflair

However, the founder of Leflair forgot that e-commerce was not merely a sale, it was a "money-burning war".

 

During 4 years of operation, Leflair sold to a total of more than 120,000 customers, earning a yearly profit of tens of millions of dollars. Like other e-commerce sites, Leflair also has to apply for attractive promotions, "flash sales" to attract customers. Leflair's website reaches 1 million hits per month.

leflair đóng cửa ở việt namSource: Leflair

Last year, Leflair announced the Series B funding round from two GS Shop investment funds and Belt Road Capital Management valued at US $ 7 million, bringing the total value of the company's funding rounds from its inception to nearly 12. million dollar. Some of that money is used to pay down the debt, and the rest goes into operation.

 

But in the end, Leflair was unable to withstand it. The company initially announced that it would suspend operations in Vietnam market. The company said it maintains import operations in line with its 2020 strategy. During that time, Leflair will try to change and reform its operating structure to restart its business in Vietnam.

 

However, the company officially announced its closure in Vietnam. The founder of Leflair said that the pressure on capital and profit pressure was the reason for Leflair's closure. Truly like that. Because compared to the "Big Four" e-commerce in Vietnam, the figure of 12 million is nothing. Lazada is invested by Alibaba for billions of dollars; Tiki, Sendo, Shopee are also poured hundreds of thousands of dollars from investors in China, Japan, and Singapore. And e-commerce is a "war of burning money". When all the money was burned, Leflair collapsed. In addition, the company still owes 500 suppliers, with the amount of up to VND 30 billion. 

 

leflair đóng cửa ở việt namSource: Leflair

From a promising startup, walking alone, Leflair has disappointed customers and suppliers. Sales of luxury goods, net sales of tens of millions of dollars each year, dreamed no one thought Leflair was about to go bankrupt in Vietnam.

 

E-commerce is not just a normal commodity trade but a real battle. Only those with strong potential, clear, and methodical strategies can go far and stand on this war. Leflair's failure is a wake-up call for existing e-commerce sites.

 

 

READ MORE:

Mở ra cơ hội thanh toán online khi tiền mặt bị cách ly giữa dịch bệnh

Dịch vụ đi chợ onine bùng nổ giữa dịch Covid-19

Mở ra cơ hội thanh toán online khi tiền mặt bị cách ly giữa dịch bệnh

 TRÒN HOUSE