HẬU COVID, DOANH NGHIỆP ĐỐI MẶT THẾ NÀO VỚI LỐI SỐNG ĐƠN GIẢN HÓA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG.

 

Theo Deloitte - một trong “bốn ông lớn” kế toán và là mạng lưới dịch vụ chuyên nghiệp nhất thế giới, việc chỉ dựa trên một khảo sát để định hình những xu hướng và hành vi tiêu dùng của khách hàng là quá vội vàng. Tuy nhiên, chúng ta lại có thể chắc chắn rằng virus đã làm thay đổi cục diện của toàn thế giới. Một thế giới mới sẽ được sinh ra và không còn gì có thể giống như thuở sơ khai ban đầu.

 

Nguồn: europa

 

Khách hàng đang mua sắm và tiêu dùng ở đâu?

 

Trong nhiều tháng qua, cả thế giới đã trải qua một cuộc khủng hoảng trầm trọng về y tế, kinh tế. Người dân toàn cầu đã và đang “chật vật” từng ngày để chống chọi lại với đại dịch COVID-19, mối lo về sức khỏe kéo đến sự khủng hoảng trong y tế. Các nước có số ca nhiễm tăng quá cao thiếu hụt các thiết bị bảo hộ, dụng cụ bảo vệ sức khỏe,... kéo sang cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Điều này đòi hỏi các nước trên toàn cầu phải tập trung chiến đấu trên cả hai mặt trận, để làm sao vừa đảm bảo được tính mạng của người dân, đồng thời vẫn tập trung kinh tế để thành công vượt qua mùa dịch.

 

COVID-19 đã khiến cho người tiêu dùng được trải nghiệm nhiều phương thức mua sắm mới mẻ, khiến họ thay đổi mọi nhu cầu và hành vi của mình. Người tiêu dùng dường như đã dễ dàng thay đổi, linh hoạt hơn để thích ứng với những thực tại mới. Họ sẵn sàng mua sắm online, sẵn sàng nấu nướng tại nhà, giảm bớt các khoản chi tiêu không cần thiết,... và chính điều này đã tạo ra thách thức cho nhiều doanh nghiệp ngoài kia. 

 

Nguồn: baoquocte

 

Các thương hiệu cần chuyển mình, thay đổi và nâng cấp trong thời gian tới, đoán xem khách hàng cần gì và làm theo xu hướng hành vi của họ. Người tiêu dùng đang từng ngày đi chệch ra khỏi nhịp điệu và nhu cầu trước đây của mình, câu hỏi đặt ra cho các thương hiệu là khi nào khách hàng của họ cảm thấy an toàn để trở lại làm việc, đi mua sắm, nghe nhạc, ăn tối hay du lịch? Họ nên thay đổi như thế nào để đạt được doanh thu và tiếp tục phát triển ngay khi dịch bệnh kết thúc?

 

Ghi nhận sau cuộc khảo sát được thực hiện trên 13 quốc gia với 1.000 người tiêu dùng ở mỗi nước, Deloitte đúc kết kinh nghiệm từ cuộc suy thoái 2008 - 2009 cho thấy rằng, suy thoái kéo dài càng lâu, người tiêu dùng càng ít có xu hướng quay trở lại với cách mua sắm phù phiếm, hoang phí trước đây, ngay cả khi cuộc suy thoái này kết thúc.

 

Đối mặt với những khủng hoảng về kinh tế trong nhiều tháng liền, nhiều người tiêu dùng đã bắt đầu thực hiện lối sống đơn giản hơn. Họ bỏ qua mọi giá trị phù phiếm trước đây, bỏ qua những sản phẩm xa xỉ không cần thiết trong cuộc sống để hướng đến những khoản chi thiết thực hơn. Người tiêu dùng không lựa chọn cách mạo hiểm tìm kiếm thêm việc để tạo ra thu nhập, họ chọn kiềm chế các khoản chi tiêu nằm ngoài nhu cầu tối thiểu bắt buộc phải có, hướng tới những nhu cầu cao hơn để cân đối thu chi.

 

Nguồn: lawkey

 

Khảo sát đã thể hiện rằng hầu hết người tiêu dùng đều có ý định hạn chế chi tiêu không cần thiết trong thời gian dài tiếp theo, họ ưu tiên cho hàng gia dụng và tạp hóa, đặc biệt gia tăng chi tiêu cho các tiện ích, internet và dữ liệu di động. Chính lệnh giãn cách xã hội và hạn chế tiếp xúc, lệnh phong tỏa vẫn còn hiệu lực ở nhiều quốc gia đã làm cho nhiên liệu và nhu cầu du lịch của người tiêu dùng bị loại bỏ. Tuy nhiên, nếu các tác động kinh tế tiếp tục kéo dài, người tiêu dùng có khả năng sẽ bắt đầu điều chỉnh cả hạng mục chi tiêu ít cần thiết.

 

Doanh nghiệp nên làm gì?

 

Theo Deloitte - một trong “bốn ông lớn” kế toán và là mạng lưới dịch vụ chuyên nghiệp nhất thế giới, việc chỉ dựa trên một khảo sát để định hình những xu hướng và hành vi tiêu dùng của khách hàng là quá vội vàng. Tuy nhiên, chúng ta lại có thể chắc chắn rằng virus đã làm thay đổi cục diện của toàn thế giới. Một thế giới mới sẽ được sinh ra và không còn gì có thể giống như thuở sơ khai ban đầu. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ và rõ ràng từng bước chuyển mình trong tương lai để phù hợp với hành vi tiêu dùng toàn cầu. 

 

Nguồn: Deloitte

 

Tính đến thời điểm này, sự phục hồi chi tiêu tiêu dùng toàn cầu là rất khó đoán, nhất là trong bối cảnh COVID-19 vẫn tiếp tục lan rộng trên nhiều quốc gia. Nhưng trước mắt, doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật các thông tin cũng như những chuyển biến về COVID-19 để thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến các vấn đề của xã hội nhằm xây dựng và củng cố trách nhiệm; đồng thời chuẩn bị mọi phương án phản ứng nhanh ngay khi dịch bệnh có dấu hiệu chấm dứt.

 

Nguồn: imgur

 

Doanh nghiệp cũng nên chủ động trong truyền thông, cả bên ngoài lẫn bên trong nội bộ. Thay vi tập trung làm quảng cáo rầm rộ để bán hàng, doanh nghiệp nên ưu tiên đưa ra những nội dung mà người tiêu dùng và cộng đồng hiện đang quan tâm và cung cấp các thông tin hữu ích trong phòng chống dịch bệnh. Điều quan trọng là không biến doanh nghiệp của mình thành những kẻ trục lợi khủng hoảng, mà cần tận dụng thời điểm căng thẳng và nhạy cảm này để đưa ra các động thái tích cực nhằm tác động sâu sắc đến tâm lý, tình cảm người tiêu dùng, giúp ích cho việc xây dựng hình ảnh.

TRÒN HOUSE

 

 

Nguồn tham khảo: CafeF

 

Có thể bạn sẽ quan tâm:

>>> Covid-19 đang thay đổi thói quen sống của người dân Việt Nam ra sao?

>>> TRÀO LƯU BÁN HÀNG ONLINE CÓ THỂ ĐÁNH MẤT BẢN SẮC THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP?

>>> COVID-19 LÀ ĐÒN BẨY ĐỂ KINH TẾ SỐ VIỆT NAM ĐI NHANH, “ĐI TẮT”

>>> MARKETING VÀ CHI PHÍ QUẢNG CÁO ĐÃ BỊ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO BỞI COVID-19