Ảnh hưởng của dịch Covid đến ngành thời trang

 

     Nội dung bài viết:

         I. 
Giảm số lượng sản phẩm và các show diễn


         II. 
Mua sắm thời trang Online lên ngôi


 
         III. Kết luận

 

Đã hơn một năm, kể từ ngày đại dịch Covid xuất hiện và một cơn địa chấn lay động toàn bộ thế giới, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân loại, không kể họ ở nơi đâu, giới tính hay dân tộc nào.

 

Vậy ngành công nghiệp thời trang đã bị dịch Covid ảnh hưởng ra sao? Phần lớn các thương hiệu thời trang cũng như ngành dệt may đều thừa nhận gặp khó khăn. Theo thống kê của McKinsey, nhu cầu mua hàng giảm chỉ còn 30-20% cho mua sắm offline, và khoảng 70 -60% đến 40% lựa chọn mua sắm trực tuyến. Có khoảng 74% người tiêu dùng Trung Quốc từ chối đến các trung tâm mua sắm.

 

Với tất cả sự hỗn độn điên đảo đang xảy ra, ngành thời trang hiện tại ra sao và sẽ cứu mình bằng cách nào? Đâu là cách thích nghi của ngành công nghiệp này? Hãy cùng Tròn xem xét những cách thức mà ngành thời trang đang đấu tranh để tồn tại. Có những thương hiệu đang cố sức để tồn tại, nhưng cũng có những nhãn hàng trở nên mạnh mẽ và vượt lên phía trước. Biết đâu bạn sẽ tìm thấy được hướng đi cho mình!


Giảm số lượng sản phẩm và các show diễn

Là một trong những quyết định của giám đốc sáng tạo của Gucci - Alessandro Michele, khắc phục tình hình kinh doanh trì trệ bằng cách giảm số lượng các show diễn từ 5 xuống còn 2 show kể từ 2021.

 

 

Sự thật rằng với những nhà mốt lớn, mỗi mùa thời trang sẽ cần rất nhiều nhân sự để vận hành, đồng thời đòi hỏi một số lượng lớn các thợ may, các nhà thiết kế, người mẫu, nhiếp ảnh gia, các nhà báo đến đưa tin, các KOL,.. việc di chuyển hiện tại là không thể xảy ra, và không ai có thể biết chắc chắn trong tương lai, khi nào thì việc di chuyển sẽ trở nên dễ dàng hơn.

 

Bên cạnh đó nhà mode còn đưa ra những xu hướng thời trang trong tương lai, đó là thời trang không có giới tính, hướng đến số đông, ai cũng có thể sử dụng, sẽ có tác động tích cực đối với sự lựa chọn của con người và môi trường. Việc tiếp cận xu hướng này có lẽ sẽ chậm đối nhưng dần dần xu hướng sẽ xảy ra như một điều tất yếu. Sẽ không còn thời trang trung gian nữa.


Mua sắm thời trang Online lên ngôi

McKinsey đã thông báo kết quả của cuộc khảo sát về người tiêu dùng, cho thấy quyết định mua hàng của người tiêu dùng đã giảm đáng kể, nhưng kết quả cũng cho thấy tỷ lệ mua hàng lại tăng lên ở các kênh trực tuyến, cụ thể là tỷ lệ mua sắm trực tiếp giảm 70 -80%, 30 - 40% cho mua sắm online.

 

Đối với thời trang, thật không sai khi nói rằng hiện tại, đa số quần áo, phụ kiện mới của người tiêu dùng đều được mua sắm online, xu hướng này sẽ tồn tại ít nhất trong vòng hai năm tới. Vì thế, để bắt kịp với xu hướng này, các thương hiệu thời trang đã nhanh chóng chuyển hướng sang đầu tư cho việc bán hàng online để duy trì lợi nhuận.

 

 

Ví dụ như việc áp dụng Digital Sprint. Nhiều thương hiệu quyết định chuyển sang bán hàng online khi chứng kiến việc hiệu quả của việc áp dụng kỹ thuật số. Thực hiện các hình thức như Livestream, chăm sóc khách hàng qua video.

 

Trong bối cảnh người tiêu dùng đang có xu hướng yêu cầu cao đối với những tương tác kỹ thuật số tinh vi, ngành thời trang cần phải tối ưu hóa trải nghiệm online cho người mua sắm bằng cách kết hợp bán hàng đa kênh, xây dựng hình ảnh sản phẩm chuyên nghiệp, để thuyết phục khách hàng.


Những hướng đi của doanh nghiệp thời trang Việt Nam cũng như thế giới để tiếp tục phát triển trong đại dịch

Thay đổi mô hình làm việc, lên kế hoạch chi tiết phát triển kinh doanh online, đào tạo nhân viên tư vấn chuyên nghiệp

 

Một nhãn hiệu thời trang cao cấp của Việt Nam là Giovani, đã có những chuyển đổi nhanh chóng ngay khi đại dịch xuất hiện.Họ đã bắt đầu sản xuất khẩu trang từ tháng 1/2020. Sau đó, ngay trong thời gian giãn cách xã hội, khi cửa hàng không thể mở của, họ đã tổ chức đào tạo nhanh cho viên bán hàng online, tư vấn qua điện thoại, xây dựng trang web, đầu tư vào hình ảnh sản phẩm chuyên nghiệp.

 

Nguồn: Tròn House

 

Chính vì những hành động nhanh chóng như thế nên sự ảnh hưởng của COVID-19 đối với Giovani không quá trầm trọng. Công ty hiện tại thậm chí sở hữu được mảng bán hàng online phát triển hiệu quả, họ đang có dự định sẽ mở rộng ra khu vực ASEAN và các chuỗi siêu thị ở Nga.

 

Tìm cách tự lực về nguyên liệu sản xuất, không phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài.

 

Việc nguồn nguyên phụ liệu ngành thời trang từ nước ngoài bị đứt đoạn trong dịch COVID-19 xảy rai khiến doanh nghiệp gặp khó, họ phải tìm kiếm nguồn cung từ các nhà cung cấp trong nước, điều này đã kéo các doanh nghiệp trong nước xích lại gần nhau hơn, họ học cách kết nối tốt hơn. Đơn cử ví dụ về công ty Sợi Phú Bài, họ vẫn phát triển tốt trong việc phát triển dòng sợi cao cấp để cung cấp cho các nhà máy dệt FDI tại Việt Nam, thay vì phụ thuộc vào xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc.

 

Xu hướng cho các doanh nghiệp may mặc hiện tại đó là liên kết để mua bán nguyên vật liệu trong nước, không bị động khi nguồn cung nhập khẩu bị gián đoạn, hoặc có giá thành cao hơn;, tăng cường liên kết để chia sẻ đơn hàng, nhất là giữa các công ty lớn và các công ty vừa và nhỏ.

 

Chủ động học hỏi kinh nghiệm của nhau như công nghệ, máy móc, thực hiện các tiêu chuẩn môi trường (như xử lý nước thải, dùng năng lượng mặt trời…).

 

Thời trang bền vững cũng là một trong những xu hướng buộc các nhãn hàng thời trang tính đến.

 

Covid-19 không liên quan trực tiếp, nhưng đại dịch lại gián tiếp khiến mọi người dành đủ thời gian để chú ý đến những giá trị sống, trong đó thời trang bền vững. Tại Việt Nam, hiện tại nhiều nhãn hàng đã đưa ra những bộ sưu tập được tái chế từ rác thải, từ giấy tái chế,...

 

Trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tại, việc làm việc tại nhà vẫn đang được khuyến khích, tạo cơ hội cho việc mặc những bộ trang phục tối giản, giúp tiết kiệm chi phí, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.

Lúc này cũng chính là "thời cơ vàng" cho thời trang bền vững lên ngôi.


Kết luận:

 

Đại dịch Covid có thể ví như cơn sóng thần, hung tàn ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt của cuộc sống. Tuy nhiên, mặt trái của tiêu cực chính là sự tích cực, luôn luôn có một sự thay đổi ở nơi nào đó, điều làm nên sự thay đổi chính là thái độ của chúng ta.

Ngành thời trang cũng vậy, mọi cá nhân trong ngành công nghiệp này đều bị ảnh hưởng đến, nhưng qua đó, việc bắt buộc nghĩ ra một con đường mới phù hợp với hiện tại của môi trường kinh doanh, nhận thức của khách hàng, sự bền vững của hành tinh xanh,... tất cả đang là xu hướng cần phải thực hiện. Không thể nào khác được, cần phải hành động ngay. Bạn nghĩ thế nào về những xu hướng trên, hãy cho Tròn biết với nhé.

 

 

 

Xem thêm :

 TỔNG HỢP BY TRÒN HOUSE