[Tròn House] Hậu Covid - Những “mánh lới” lừa đảo người kinh doanh Online cần đề phòng

 

    Nội dung bài viết:

    I. 
Giả mạo website của dịch vụ Western Union
 
    II. 
Tìm CTV nhưng thực tế là tìm nguồn tiêu thụ hàng


III. 
Lừa bán sỉ sản phẩm kém chất lượng, thu lời không chính đáng

 

Hiện nay trong thời kỳ dịch COVID-19 bùng phát, mọi người chấp hành lời kêu gọi hạn chế tiếp xúc nơi đông người của Bộ Y Tế, ngành kinh doanh online lên ngôi và rất được ưa chuộng. Nhưng cũng chính vì là online nên rủi ro là không thể tránh khỏi cho những bạn có ý định hoặc đang kinh doanh online. Những kẻ gian trên mạng luôn ẩn nấp, dưới danh khách hàng, dưới danh nhà cung cấp sỉ,... để lừa các bạn kinh doanh online vào cái bẫy được đặt ra trước của chúng. Bây giờ hãy cùng Tròn đi tìm hiểu thực hư thế nào nhé!

 

Giả mạo website của dịch vụ Western Union

 

Khi gây án, kẻ gian đóng giả là người Việt Nam tại nước ngoài hỏi mua hàng online số lượng lớn, giá trị cao và gợi ý sẽ chuyển tiền trả trước thông qua dịch vụ Western Union. Để tạo lòng tin cho người bán, kẻ lừa đảo giả lập hóa đơn, chứng từ tiếp nhận tiền của dịch vụ Western Union. Sau đó chụp ảnh giấy tờ rồi gửi để bị hại tin rằng phía mua hàng đã thực hiện lệnh chuyển tiền.

 

[Tròn House] Hậu Covid - Những “mánh lới” lừa đảo người kinh doanh Online cần đề phòng

Giao diện trang web giả mạo của kẻ lừa đảo. (Ảnh: Bộ Công an)

 

Tiếp đó, tội phạm gửi đường link giả mạo website của dịch vụ Western Union. Người bị hại đăng nhập link sẽ được chuyển đến trang web giả mạo có giao diện giống như website chính thức của Western Union. Nếu nạn nhân khai báo các thông tin như tên, tuổi, địa chỉ, mã số thẻ ngân hàng trên website giả mạo, kẻ gian sẽ thực hiện giao dịch chuyển tiền từ tài khoản của người bị hại vào tài khoản của chúng.

 

Để hoàn tất việc rút tiền từ tài khoản của bị hại, kẻ lừa đảo sẽ phải có mã OTP trên điện thoại nạn nhân. Khi đó, trên trang web giả mạo cũng hiện lên dòng chữ “Thủ tục nhận tiền: Quý khách vui lòng xác thực mã OTP cá nhân để nhận tiền”. Lúc này, do các đối tượng lừa đảo đang thực hiện thao tác rút tiền trong tài khoản của người bị hại nên ngân hàng trong nước sẽ gửi mã OTP vào điện thoại của bị hại. Khi người bán điền mã OTP này để hoàn tất thủ tục nhận tiền trên website giả mạo, đồng nghĩa với việc, giao dịch chuyển tiền, chiếm đoạt tài sản của các đối tượng phạm tội đã trót lọt. 

 

Tìm CTV nhưng thực tế là tìm nguồn tiêu thụ hàng

 

Đối tượng bị nhắm đến thường là các bạn trẻ thiếu kinh nghiệm, bà mẹ bỉm sữa, người lớn tuổi. Phương thức của những kẻ này thường ẩn danh dưới mác những kẻ thuê người về làm các công việc thủ công như nhận người xâu vòng, nhận người thêu tranh, nhận người bán hàng,... và thường người nhận sẽ cần đặt đọc trước 1 khoản tiền hàng, thường là gấp đôi, gấp 3 lần giá trị thực sản phẩm. Và kết quả đến khi liên hệ lại shop thì tắt máy không nghe hoặc địa chỉ nhận hàng chỉ là địa chỉ ma và tất yếu người nhận hàng về làm cứ ngỡ là sẽ kiếm thêm được một khoản giờ nhận ra là đã bị lừa đảo.

 

[Tròn House] Hậu Covid - Những “mánh lới” lừa đảo người kinh doanh Online cần đề phòng

Đầu tiên là inbox tuyển cộng tác viên

 

[Tròn House] Hậu Covid - Những “mánh lới” lừa đảo người kinh doanh Online cần đề phòng

Tiếp theo sẽ gửi cho người đặt đơn ảo và gửi hàng

 

[Tròn House] Hậu Covid - Những “mánh lới” lừa đảo người kinh doanh Online cần đề phòng

Sau đó sẽ chặn hết thông tin của công tác viên

 

[Tròn House] Hậu Covid - Những “mánh lới” lừa đảo người kinh doanh Online cần đề phòng

Khách nhận được hàng nhưng không biết làm gì với đơn hàng vì mua với giá quá cao

 

Tình cờ đọc quảng cáo trên Facebook thấy tài khoản Mỹ phẩm cao cấp Hàn Quốc tuyển CTV bán hàng online với thu nhập cao, chị Nguyệt (Bắc Giang) chủ động liên hệ và được tư vấn mỗi ngày đăng một bài quảng cáo bán hàng sẽ được trả từ 80.000 - 100.000 đồng/lần. Nếu có khách hàng đặt và muốn bán hàng, chị Nguyệt có thể lấy hàng từ Công ty JUJA 63 (Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.1, TP.HCM) với giá sỉ là hơn 320.000 đồng/hộp mặt nạ dưỡng da Hàn Quốc và bán cho khách giá hơn 560.000 đồng/hộp, số tiền chênh lệch là hoa hồng chị Nguyệt nhận được.

 

Tuy tư vấn qua mạng nhưng điểm làm chị tin tưởng là người tư vấn đưa ra các hồ sơ chất lượng sản phẩm, bảng chính sách đổi trả rất rõ ràng lại không phải bỏ vốn trước, CTV được quyền đổi trả sản phẩm trong vòng 30 ngày nếu mua hàng online từ công ty và nhận lại 100% số tiền đã thanh toán… Sau khi trở thành CTV và đăng lời rao bán hàng đầu tiên, chỉ một ngày sau có đơn mua hàng từ một khách hàng thông qua mạng xã hội, chị Nguyệt mừng rỡ báo với "công ty" và đặt mua hàng qua bưu điện theo hình thức nhận hàng trả tiền. 

 

Với đơn hàng đầu tiên, chị Nguyệt không có nhà nên công ty báo lại là đã chuyển giúp hàng cho khách, chị phải chịu phí 200.000 đồng, chuyển khoản về công ty. Một ngày sau, chị tiếp tục nhận được đơn hàng thứ hai với giá trị mua gần 10 triệu đồng.  Trong những ngày đợi công ty chuyển hàng, người mua liên tục gọi điện hỏi và nhắc nhở địa chỉ giao hàng. Tuy nhiên, sau khi trả tiền, nhận được hàng và chuyển cho khách qua đường bưu điện, hàng đã bị trả về với lý do "không liên lạc được" với khách. Liên hệ với "công ty" để trả hàng, chị Nguyệt mới phát hiện mình bị lừa vì người bán hàng cũng lặn mất tăm.

 

"Khách và công ty đều chặn hết Facebook và số điện thoại trên Zalo, còn gói hàng đang bị lưu ở bưu điện, gói còn lại thì không trả lại được. Tôi dò Facebook những người mua hàng mới biết có nhiều người trong danh sách đó bị lừa trước và cảnh báo tôi, nhưng đã muộn" - chị Nguyệt kể.

 

Nhiều người cho biết cũng bị lừa đảo và mất tiền với cách thức tương tự. Ban đầu là tuyển CTV đăng bài, sau đó bán hàng online các sản phẩm gắn mác Hàn Quốc, Nhật Bản... cho các trang Facebook này. Những trang này sau đó đã gài bẫy bằng cách giả làm người mua sản phẩm của CTV rồi "xù" đơn hàng khiến nạn nhân phải mất cả tiền triệu.

 

Lừa bán sỉ sản phẩm kém chất lượng, thu lời không chính đáng

 

Chiêu thức lừa đảo này như sau, trước tiên, chúng tạo ra nhiều trang bán hàng trên Facebook hoặc mua lại những trang đã có sẵn vài nghìn lượt thích. Chúng thường xuyên đăng tải hàng loạt hình ảnh quần áo, phụ kiện,... nhiều mặt hàng từ các cửa hàng nước ngoài. Những hình ảnh này rất đẹp, bắt mắt, lại trông như do chính cửa hàng tự chụp. Mục đích là để nguỵ trang như 1 cửa hàng bán đồ bình thường ở Việt Nam. 

 

[Tròn House] Hậu Covid - Những “mánh lới” lừa đảo người kinh doanh Online cần đề phòng

Một trong những shop lừa đảo

 

[Tròn House] Hậu Covid - Những “mánh lới” lừa đảo người kinh doanh Online cần đề phòng

Giá sản phẩm sẽ vô cùng rẻ

 

Tiếp theo, chúng tạo nhiều bài đăng bán đồ khuyến mại và chạy quảng cáo để thu hút khách vào xem đồ. Khi người dùng vào nhắn tin hỏi mua, chúng sẽ lấy lý do đồ khuyến mại nên cần chuyển khoản 100%. Điều này rất bình thường vì hiện nhiều shop bán hàng nhận order cũng như vậy nên người dùng thường không mảy may nghi ngờ. Chờ khi người dùng chuyển khoản xong, những shop này sẽ không gửi đồ đã đặt và lẳng lặng chặn Facebook luôn.

 

[Tròn House] Hậu Covid - Những “mánh lới” lừa đảo người kinh doanh Online cần đề phòng

Những cửa hàng này nhắn tin lịch sự và bắt chuyển khoản 100% số tiền

 

Một nạn nhân mắc bẫy trong thủ đoạn này kể chị có mở shop kinh doanh quần áo tại TP.HCM, ngày 2/5/2018 chị thấy trên facebook có 1 shop chạy tin bán hàng sale giá rẻ mà hàng rất đẹp nên chị đã nảy ra ý định mua sỉ về bán lại. Tổng số tiền cho đơn hàng chị đặt là 4.890.000đ. Ban đầu chị đòi shop bên đó ship COD để chị coi hàng trước mới nhận. Nhưng do shop đó để địa chỉ ở Cần Thơ nên họ kêu không ship COD được mà chuyển phát nhanh qua bưu điện. Chị có kêu là bưu điện có ship COD mà shop đó kêu do vấn đề khách hay boom hàng nên đòi chuyển khoản trước 100% và hứa hẹn đủ điều. Chị cũng có nghi ngờ nhưng thấy page của shop đó có hơn 10.000 like nên chị cũng thấy uy tín và chị đã chuyển khoản vô điều kiện số tiền 4.890.000đ. Sau 3 ngày đợi không thấy hàng chị lên hỏi shop đó thì người ta hời hợt không quan tâm rồi trả lời cộc lốc là đã gửi rồi. Chị gọi vào số điện thoại shop thì không nghe máy.

 

Chị với anh trai lên trình báo ngân hàng về số tài khoản nhận tiền của chị là lừa đảo và chị muốn chặn giao dịch để hoàn lại tiền thì ngân hàng không giải quyết. Chị đã làm đơn lên công an phường được 3 ngày thì trưa hôm đó bất ngờ có nhân viên giao hàng Vietel tới giao 1 thùng hàng quần áo. Chị mở ra thì là 1 thùng hàng quần áo cũ rách nát.

 

Cho xem 1 sản phẩm nhưng lại đóng gói sản phẩm khác cho khách

 

[Tròn House] Hậu Covid - Những “mánh lới” lừa đảo người kinh doanh Online cần đề phòng

Trường hợp của mẹ bầu này đã đặt 1 chiếc váy yêu thích qua 1 shop bán hàng online, đến khi hàng nhận về không giống hình mẫu, mẹ bầu rất bực mình. Nhưng may mắn là liên lạc với shop thời trang kia, họ rất vui vẻ đồng ý sẽ đổi lại đúng hàng khách đã yêu cầu. Thế nhưng, chờ mãi, chờ mãi, chiếc váy yêu thích vẫn bặt vô âm tín.

 

Hay thậm chí là hình ảnh sản phẩm mà người mẫu mặc vừa vặn, chất liệu đẹp, đường may cẩn thận... nhưng khi khách nhận được lại là sản phẩm kém chất lượng, nhăn nhúm, màu khác xa hình chụp, rộng so với thân hình...

 

[Tròn House] Hậu Covid - Những “mánh lới” lừa đảo người kinh doanh Online cần đề phòng

Với sự biến hóa khôn lường trên mạng xã hội, những bạn có ý định hoặc đang kinh doanh online cần cảnh giác hơn về những chiêu trò “bẩn” mà Tròn và mọi người vừa cùng tìm hiểu qua để bảo vệ chính bản thân, tài sản cá nhân cũng như không tiếp tay cho những kẻ lừa đảo gian manh nhé!

 

 Xem thêm:

TRÒN HOUSE