Rủi ro kinh doanh: Bán chậm hàng khiến doanh nghiệp “đối mặt” với những gì?

 

 

Trong kinh doanh có những thời điểm bán chậm hàng khiến cho việc xuất hiện những vấn đề phát sinh cứ ập đến không ngừng. Vậy có những rủi ro nào mà bạn nên biết sớm?

 

Bán chậm hàng - một vấn đề nhức nhối mà chả nhà kinh doanh nào mong muốn xảy ra. Thế nhưng, giai đoạn dịch Covid diễn biến phức tạp như hiện nay, bắt buộc các doanh nghiệp phải thiết lập lại kế hoạch kinh doanh của mình và lường trước những rủi ro gặp phải. Với sự biến động khó lường do đại dịch đã đem đến các thách thức lớn mà nhà bán hàng phải trả qua, đặc biệt là xu hướng mua sắm online ngày càng tăng lên cao hơn. Điểm danh qua những rủi ro trong kinh doanh khi bán chậm hàng dưới đây để có biện pháp dự phòng thích hợp bạn nhé.

 

Chi phí phát sinh tăng từ hàng hoàn trả và hình thức thanh toán tiền mặt (COD)

Hiện nay, đa phần người mua sắm vẫn chọn phương thức thanh toán tiền mặt (COD) khi mua sắm online nhằm bảo vệ quyền lợi cá nhân. Nếu họ nhận thấy mặt hàng không thích hợp, có thể từ chối nhận sản phẩm làm cho người bán “trở tay” không kịp và ở thế bị động. Do đó, người bán thường chịu rủi ro lớn về hàng hóa, chi phí giao hàng với những đơn hàng COD chuyển hoàn trả hoặc bị hủy.

 

Nguồn: Pinterest

 

Nhằm giải quyết vấn đề này khi kinh doanh online, nhiều sàn TMĐT đã có động thái kịp thời trong chính sách bảo vệ người bán và người mua, tạo ra được môi trường mua bán an toàn và lành mạnh. Hiện tại, các phương án thanh toán cũng được tích hợp thêm, bên cạnh COD thì nhiều sàn TMĐT cũng cung cấp thêm tính năng thanh toán thẻ, ví điện tử,... Điều này giúp thay đổi thói quen thanh toán, tăng thêm niềm tin vào việc mua sắm online.

 

Áp lực “bủa vây” đến từ các chi phí phát sinh

Khi mới kinh doanh thì chúng ta có thể bỏ ra chi phí nhỏ. Tuy nhiên, nếu như doanh nghiệp đã hoạt động được khoảng thời gian nhất định, những khoản phí từ lớn đến nhỏ sẽ tăng lên không ít. Do đó, việc bán chậm hàng cũng sẽ làm cho những chủ doanh nghiệp phải thấp thỏm lo âu với áp lực bao quanh đến từ các khoản tiền cần phải chi trả. Chẳng hạn như chi phí cho các hoạt động quảng cáo và tiếp thị, kế toán/thuế, chi phí chi trả cho nhân viên, phí dịch vụ khách hàng,...

 

Hàng tồn kho tăng

Đây là trường hợp mà hàng hóa không được tiêu thụ như kỳ vọng ban đầu của doanh nghiệp. Hiện nay, các nhà sản xuất có thể sở hữu vài trăm mã hàng đa dạng, tuy nhiên số lượng mặt hàng bán chạy thì lại không cao bởi chưa “đánh trúng” nhu cầu của khách hàng, và hơn hết là tình trạng kinh doanh khó khăn ở thời điểm dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.

 

Để giải quyết tình trạng này, doanh nghiệp có thể tiến hành rà soát đội ngũ nhân viên bán hàng, đưa ra giải pháp khuyến mãi cho những sản phẩm đã tung ra thị trường nhưng bán không chạy, thúc đẩy khả năng tiêu thụ của những sản phẩm này rồi sau đó chấm dứt sản xuất hoặc sản xuất với số lượng không nhiều.

 

Chi phí logistics cao

Chi phí logistics là một trong những vấn đề hàng đầu và chiếm tỷ lệ cao/tổng chi phí khi kinh doanh TMĐT. Nếu như không xử lý và tối ưu, khoản chi phí này sẽ khiến cho thời điểm bán hàng chậm “đội” lên khá nhiều. Khi đó các nhà bán hàng thường giải quyết bằng cách cộng dồn thêm vào giá thành các mặt hàng, khiến giá bán tăng lên và tạo thêm áp lực vô hình cho người bán. Thế nên, chi phí này cần phải được tối ưu một cách đúng đắn để giảm thiểu áp lực cho nhà kinh doanh.

 

Nguồn: VietnamPlus

 

Với những rủi ro trên, chắc hẳn bạn đã nhận biết được những kế hoạch sắp tới nên triển khai như thế nào, các phương án xử lý từng trường hợp nên được xử lý ra sao. Từ đó, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu áp lực và có thêm những sự sáng tạo trong kinh doanh cho thương hiệu của mình.



 

Xem thêm:

XÂY DỰNG HÌNH ẢNH THƯƠNG HIỆU: "XÂY" THẾ NÀO ĐỂ NHIỀU NGƯỜI "THƯƠNG"?

STORYTELLING MARKETING - 5 NGUYÊN TẮC THUYẾT PHỤC KHÁCH HÀNG BẰNG CÂU CHUYỆN

BÁN HÀNG SHOPEE TOÀN ĐÔNG NAM Á - CƠ HỘI KINH DOANH XUYÊN QUỐC GIA CHO DOANH NGHIỆP VIỆT

TRÒN HOUSE