Xây dựng hình ảnh thương hiệu: "Xây" thế nào để nhiều người "thương"?
Nội dung bài viết:
I. Tiềm năng kinh doanh bùng nổ trên mạng xã hội
II. Kế hoạch của các nhà bán hàng và mong muốn của người tiêu dùng
III. Vạch ra các mục tiêu trong kinh doanh
Với đại dịch Covid diễn biến khó lường trước mắt, nhiều doanh nghiệp đã chọn kênh online và chú trọng đầu tư hình ảnh thương hiệu để giải quyết bài toán doanh số.
Sự lên ngôi “thần tốc” của internet cũng như mạng xã hội đã giúp cho nhiều doanh nghiệp thuận lợi kinh doanh hơn trong thời điểm dịch Covid hoành hành. Hơn nữa, nhiều thương hiệu có thể tiếp cận lượng khách hàng thông qua kênh này nếu có chiến lược đúng đắn. Tuy vẫn có những rào cản không ít, thế nhưng đa số doanh nghiệp đều cho rằng kinh doanh online chính là sáng kiến lý tưởng nhất trong bối cảnh hiện tại. Sau đây là một vài thông tin hữu ích đứng trên góc nhìn người bán về kinh doanh và đầu tư hình ảnh cho thương hiệu.
Tiềm năng kinh doanh bùng nổ trên mạng xã hội
Có thể thấy, người dùng đã dần chuyển sang xu hướng mua sắm trực tuyến nhiều hơn, trong đó đa số thúc đẩy mua hàng qua mạng xã hội. Thông thường, người tiêu dùng sẽ mua sắm vào buổi chiều và tối, đặc biệt có đến 82% trong số đó lại khá chủ động chia sẻ kinh nghiệm mua sắm của mình trên mạng xã hội.
Nguồn: Ethos3
Facebook, Instagram, Youtube, Twitter là những mạng xã hội phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam. Trong đó, Facebook là nền tảng với sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến các sàn TMĐT. Theo một khảo sát, có đến 78% người dùng nói rằng họ có khuynh hướng mua sắm khi nhìn thấy những mặt hàng đó trên Bảng tin Facebook. Vị trí thứ 2 là kênh Youtube với tỷ lệ 52%, đây cũng là nền tảng phổ biến khi đánh giá và xếp hạng sản phẩm, cùng đó là việc chia sẻ rộng hơn về kinh nghiệm mua hàng trực tuyến.
Lần gần đây nhất là vào năm 2012, khi doanh thu từ việc quảng cáo của Google bằng 1.000% so với nền tảng Facebook. Bởi khi đó, Google là nền tảng khám phá được nhiều nội dung mới, có thể mua sắm sản phẩm dễ dàng qua công cụ tìm kiếm.
Thế nhưng, mọi chuyện đã thay đổi từ khi Facebook mua lại Instagram và phát triển chức năng Facebook Video, họ đã sở hữu 1,79 tỷ người dùng/ngày. Điều này cũng là cơ hội để các doanh nghiệp có thể phát triển thương hiệu của mình bằng những chiến lược quảng bá để tiếp cận nhiều người dùng hơn trên Facebook. Giờ đây, các doanh nghiệp có thể thực hiện tăng lưu lượng truy cập cho Fanpage, triển khai kế hoạch Marketing, chốt doanh số hoàn toàn trên nền tảng mạng xã hội như Facebook.
Kế hoạch của các nhà bán hàng và mong muốn của người tiêu dùng
Theo một thống kê, có gần 70% nhà kinh doanh cho biết doanh thu mà họ có được bắt nguồn từ mạng xã hội và tăng lên trong 12 tháng vừa qua. Trong bối cảnh đại dịch, hình thức kinh doanh trực tuyến sẽ là một trong những cách điều hướng người tiêu dùng chính yếu để phục vụ cho việc bán hàng online.
Thế nên, có khá nhiều người xem trọng việc phát triển kinh doanh trên mạng xã hội và sàn TMĐT. Theo đó, các doanh nghiệp cũng có động thái tăng số lượng nhân viên đảm trách phát triển kênh bán hàng này, đầu tư hơn vào việc phát triển hình ảnh chuyên nghiệp và sáng tạo hơn, tăng thêm ngân sách cho những hoạt động Marketing.
Nguồn: AdFlex
Bên cạnh đó, người tiêu dùng mong muốn sự kết nối từ doanh nghiệp khi họ mua hàng online. Điều này đồng nghĩa rằng những hành động tương tác (like, comment, share) các nội dung với người dùng nên được thực hiện đều đặn. Nên có kế hoạch cho những ưu đãi đặc biệt trong từng thời điểm hoặc mùa lễ hội, đầu tư sản xuất hình ảnh thương hiệu hay video sản phẩm, hỗ trợ khách hàng lập tức khi họ cần giải quyết thắc mắc. Ngoài ra, những nội dung mà doanh nghiệp xuất bản về sản phẩm - dịch vụ nên là thông tin uy tín, bởi đó là yếu tố để thúc đẩy họ mua hàng cao hơn.
Những yếu tố quyết định khi đầu tư làm hình ảnh thương hiệu
Trong kinh doanh, ngoài chiến lược và mục tiêu bán hàng thì đầu tư về mặt hình ảnh cũng tăng thêm nhận thức thương hiệu cao hơn cho khách hàng. Sau đây là những yếu tố chủ chốt để bạn có “đường đi nước bước” đúng đắn trong việc Branding.
Xác định đối tượng mục tiêu
Trước hết, bạn phải xác định được đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp với 2 nhóm chính: nhóm khách hàng bên ngoài và nhóm khách hàng bên trong. Trong đó, bao gồm cả đối tác, các chuyên gia phân tích, nhân viên trong ngành. Điểm quan trọng là phải cụ thể trong việc xác định khách hàng của mình và cần sự rõ ràng về tệp khách mà bạn nhắm mục tiêu. Khi nắm được nhóm khách hàng mục tiêu, bạn sẽ biết được nhu cầu và mối quan tâm của họ, từ đó xây dựng được chiến lược tiếp thị phù hợp nhất.
Với một sản phẩm bán cho đúng người cần đến, chắc chắn sẽ được họ hưởng ứng và giúp thương hiệu phát triển hơn. Trái lại, nếu bạn cố gắng bán sản phẩm mà lại không hề biết khách hàng của mình có cần đến hay không, khoan nói đến việc đầu tư làm hình ảnh thương hiệu, thất bại trong kinh doanh sẽ là điều xấu dễ xảy trước ra với doanh nghiệp của bạn.
Nguồn: TopOnSeek
Vạch ra các mục tiêu trong kinh doanh
Hiểu đơn giản, bạn nên biết mình phải đi đâu trước khi bạn đến được đích của mình. Khi xây dựng hình ảnh thương hiệu mà lại “lạc lối” trong mục tiêu kinh doanh (ngắn hạn và dài hạn), điều đó khiến bạn làm việc không hiệu quả và lãng phí trong việc đầu tư chi phí.
Hầu hết các doanh nghiệp, mục tiêu hàng đầu trong kinh doanh của mình đó chính là thu về lợi nhuận. Theo đó, lợi nhuận đến sẽ dựa vào sản phẩm.dịch vụ có được khách hàng mục tiêu tin tưởng sử dụng hay không. Vì vậy, bên cạnh mục tiêu là mạng lại lợi nhuận, doanh nghiệp nên xây dựng được sự uy tín cao đối với người dùng của mình.
Thương hiệu phải sở hữu tính cách không trộn lẫn
Khi đã định rõ được tệp khách hàng chính và vạch ra được mục tiêu kinh doanh, doanh nghiệp nên bắt đầu tạo cho mình tính cách thương hiệu. Ở đây, tính cách của nhãn hàng phải thu hút người dùng của mình, nêu lên được sự khác biệt không trộn lẫn và những giá trị mà sản phẩm mang lại. Do bởi tính cách thương hiệu có sự ảnh hưởng trong hình ảnh sau này, thế nên bạn hãy chú trọng giữ sự đơn giản và phù hợp với cá tính là lý tưởng nhất.
Nguồn: VietnamBiz
Phát triển thông điệp thương hiệu
Khi đã hoàn thành được những yếu tố trên, bạn hãy soạn ra những thông điệp chính và cân nhắc chúng có phù hợp với đối tượng mục tiêu không. Thông điệp chính là những điều cốt lõi mà bạn muốn khách hàng của mình chú ý đến khi họ tương tác với thương hiệu. Nội dung thông điệp nên chứa đựng những góc nhìn hay khía cạnh đặc biệt mà doanh nghiệp sở hữu và có giá trị cho khách hàng.
Một thông điệp được truyền bá rộng rãi phải được tiếp nhận và hiểu đúng ý nghĩa. Một cách để viết thông điệp hiệu quả là đảm bảo chứa nội dung phù hợp nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng. Nói một cách dễ hiểu, thông điệp phải “nói chuyện” được với khách hàng, hấp dẫn họ bởi những “điểm chạm”, kích thích cảm xúc với những “điểm nhạy cảm”.
Đó là những thông tin mà Tròn tổng hợp đứng trên góc nhìn của người bán về việc kinh doanh hiện nay. Bất kể ngành nghề cũng cần phải có tầm nhìn, chiến lược kinh doanh và đầu tư đúng đắn trong các hạng mục công việc đã đề ra. Hãy nắm bắt xu thế kinh doanh mỗi lúc, học hỏi và nghiên cứu kỹ lưỡng trong việc tạo dựng hình ảnh thương hiệu để giúp khách hàng nhớ đến bạn lâu hơn nhé.
Xem thêm:
STORYTELLING MARKETING - 5 NGUYÊN TẮC THUYẾT PHỤC KHÁCH HÀNG BẰNG CÂU CHUYỆN
BÁN HÀNG SHOPEE TOÀN ĐÔNG NAM Á - CƠ HỘI KINH DOANH XUYÊN QUỐC GIA CHO DOANH NGHIỆP VIỆT
ĐẦU TƯ HÌNH ẢNH ĐỂ KINH DOANH - BƯỚC ĐI “TĂNG VỌT” DOANH SỐ BÁN HÀNG
TRÒN HOUSE