Bố cục cân bằng trong chụp ảnh sản phẩm, "cân thế nào cho xứng?"

   Nội dung bài viết:

     I. Thế nào là sự cân bằng trong chụp ảnh sản phẩm?


     II. Hai loại cân bằng chính trong chụp ảnh sản phẩm

 

Có thể nói rằng, khi một nhiếp ảnh gia chụp ảnh sản phẩm, nguyên tắc về bố cục cơ bản nhất nên được đảm bảo đó là sự cân bằng. Đây là một yếu tố mà bạn nên chú trọng, bởi nếu thiếu cân bằng thì bố cục trong khung hình sẽ có cảm giác bị “lệch lạc”. Với những hình thức thiết kế trong không gian hai chiều, sự cân bằng nên được quyết định qua “khối lượng khi nhìn bằng mắt”, chứ không được xác định bằng khối lượng vật lý của những chủ thể. Để bạn có cái nhìn chi tiết nhất về cân bằng, TRÒN HOUSE mời bạn cùng theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé!

 

Thế nào là sự cân bằng trong chụp ảnh sản phẩm?

 

Trong nghệ thuật nhiếp ảnh, sự cân bằng là một trạng thái đạt được khi “khối lượng” về thị giác của những chủ thể phân bổ đều và hài hòa trong tổng thể bố cục. Nếu không có chi tiết nào lấn lướt hoặc gây cảm giác “nặng” hơn những chi tiết khác, thì sẽ tạo nên được cảm giác cân bằng. Mặt khác, có một vài yếu tố khác nhau sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng trong bố cục chụp ảnh sản phẩm, đó là:

  • Mức độ sáng tối: các gam màu tươi sáng sẽ mang cảm giác nhẹ nhàng hơn những gam màu tối;
  • Mức độ rực rỡ: các gam màu sáng rực sẽ mang “khối lượng nặng” hơn những gam màu trung tính;
  • Nhiệt độ của gam màu: các màu có độ ấm thường giúp tạo hiệu ứng thị giác và làm không gian rộng hơn, với các gam màu lạnh thì lại mang cảm giác chật hẹp hơn.

 

bo-cuc-can-bang

 

Source: TRÒN HOUSE

Bên cạnh đó, chúng ta không thể không nhắc đến các chiều của sự cân bằng: ngang, dọc và cân bằng tâm. Theo đó, độ cân bằng qua thị giác sẽ không tạo ra qua việc cân khối lượng vật lý của chủ thể, mà sẽ được đánh giá qua ánh nhìn của người xem. Nói theo cách khác, cân bằng trong không gian hai chiều yêu cầu khả năng phân chia bố cục của từng chi tiết, để người xem không mang cảm giác là tổng thể bố cục bộ đổ dồn về một phía.

 

bo-cuc-can-bang

 

Source: TRÒN HOUSE

Cụ thể, khi những chi tiết trong bố cục được phân bổ giữa 2 bên trái và phải của một trục đối xứng, thì đó là cân bằng theo chiều ngang - horizontal balance. Còn những chi tiết được phân bố giữa trên và dưới, thì đây gọi là cân bằng theo chiều dọc - vertical balance. Đối với những chi tiết trong bố cục được sắp xếp xung quanh điểm tâm của khung hình, hoặc tản đều từ đường thẳng tâm thì đó là cân bằng tâm - radial balance.

 

bo-cuc-can-bang

 

Source: TRÒN HOUSE

Hai loại cân bằng chính trong chụp ảnh sản phẩm

 

Ở đây, chúng ta có 2 hình thức cân bằng chính: đối xứng và bất xứng. Trong mỗi loại đều có những ưu điểm riêng nên bạn hãy chọn lựa và áp dụng tùy vào tình huống khác nhau. Sau đây là cụ thể về hai hình thức cân bằng mà bạn nên biết để sản xuất được một bộ ảnh sản phẩm đẹp và bắt mắt.

 

Cân bằng đối xứng

 

Trong bố cục cân bằng đối xứng, “khối lượng” về thị giác trong khung hình sẽ được sắp xếp hài hòa giữa 2 bên của trục đối xứng. Đây là yếu tố cân bằng rất đơn giản, rõ ràng và dễ thực hiện khi chụp ảnh sản phẩm. Đặc biệt, hình thức này tạo nên cảm giác an toàn, đồng nhất và ổn định. Chúng ta sẽ có 2 cách thức để đạt trạng thái cân bằng đối xứng là: thuần túy và tương đối.

 

bo-cuc-can-bang

 

Source: TRÒN HOUSE

Về đối xứng thuần túy, những chi tiết giống nhau được phân bổ đều hai bên trục đối xứng tựa như 2 mặt gương. Ví dụ dễ hiểu nhất mà bạn có thể hình dung chính là khuôn mặt con người, cả 2 bên trái và phải của bộ phận mũi giống hệt nhau. Tuy đây là một kiểu cân bằng đơn giản và căn bản, nhưng sự lặp đi lặp lại của bố cục này sẽ mang cảm giác đơn điệu và không điểm nhấn.

 

Với đối xứng tương đối sẽ tạo nên sức hút và hứng thú cho người xem. Bởi 2 bên của bố cục này đa dạng và nhờ vậy mà khi nhìn vào khung hình sẽ mang sự thú vị hơn. Mặt khác, cho dù 2 bên có sự đa dạng như thế nào thì bạn vẫn phải giữ sự tương đồng tối thiểu để sở hữu cân bằng về thị giác.

 

bo-cuc-can-bang

 

Source: TRÒN HOUSE

Cân bằng bất xứng

 

Là kiểu cân bằng khi 2 bên trục đối xứng không giống nhau nhưng vẫn mang đến cảm giác cân bằng nhất định. Cách thức để đạt được trạng thái này chính là phân đều những chi tiết trong bố cục như kích cỡ, gam màu hoặc khoảng cách của những chủ thể đến tâm một cách hợp lý.

 

bo-cuc-can-bang

 

Source: TRÒN HOUSE

Không những thế, trong quá trình chụp ảnh sản phẩm, nếu các nhiếp ảnh gia đánh giá, cảm nhận và ước tính “khối lượng” thị giác của một chi tiết, thì sẽ cân bằng được tổng thể bố cục để sở hữu một khung hình cuốn hút và có điểm nhấn. Ngoài ra, nếu chọn cân bằng bất xứng cho bố cục thì bạn sẽ có nhiều sự tự do để sáng tạo, bởi đây là hình thức có vô vàn kiểu phân chia bố cục. Và đó cũng là lợi thế của cân bằng bất xứng.

 

bo-cuc-can-bang

 

Source: TRÒN HOUSE

Ở trên là những cách cân bằng bố cục mà TRÒN HOUSE gợi ý đến bạn để chụp hình sản phẩm chuyên nghiệp hơn. Để biết thêm nhiều những kiến thức hay về nhiếp ảnh, mời bạn đọc truy cập vào chuyên mục Blog TRÒN HOUSE để theo dõi các bài viết được cập nhật mới nhất mỗi ngày nhé!

 

 

Xem thêm: 

TRÒN HOUSE