[ENGLISH BELOW]

Liệu AI có thể thay thế hoàn toàn sức sáng tạo độc bản của con người? Hay nó chỉ là “người đồng hành thầm lặng” – tiếp sức cho các nhà thiết kế, marketer tăng tốc, tối ưu hiệu quả, nhưng vẫn cần bàn tay con người để truyền cảm xúc và kể trọn câu chuyện thương hiệu?

 

Trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Intelligence) không chỉ là một công nghệ, mà đang trở thành “chất xúc tác” làm thay đổi bộ mặt ngành sáng tạo – tác động sâu rộng từ thiết kế đồ họa, nhiếp ảnh sản phẩm đến sản xuất video marketing. Theo Forbes, “AI đang thay đổi căn bản cách các nhà sáng tạo phát triển ý tưởng và vận hành công việc thiết kế.”

 

Bài viết này mang đến một góc nhìn toàn diện phân tích rõ những ưu điểm, hạn chế khi ứng dụng AI trong thiết kế, đồng thời mở ra hướng tiếp cận chiến lược để khai thác sức mạnh của công nghệ mà không đánh mất bản chất của sáng tạo.

 

  Nội dung bài viết:

    Ưu điểm

    1. Thiết kế thông minh: chạm ý tưởng trong chớp mắt

2. Đẩy mạnh thiết kế 3D & animation: mở rộng giới hạn sáng tạo

    3. Cá nhân hóa thiết kế: tạo kết nối riêng biệt với từng khách hàng

    Hạn chế

    1. AI chưa thể thay thế cảm xúc và sự thấu hiểu của con người

    2. Khả năng kiểm soát chi tiết và chỉnh sửa đầu ra còn hạn chế

    3. Vấn đề bản quyền & nguồn gốc dữ liệu AI

    Kết luận: AI - trợ lý đắc lực hay "đối thủ" của nhà thiết kế? 

 

Ưu điểm:

1. Thiết kế thông minh: chạm ý tưởng trong chớp mắt

Các công cụ AI như MidJourney, DALL·E, Stable Diffusion cho phép tạo hình ảnh, key visual nhanh chóng chỉ bằng vài dòng mô tả. Designer có thể thử nghiệm nhiều concept trong thời gian ngắn, dễ dàng chọn lựa giải pháp phù hợp nhất. 

 

Chẳng hạn, khi thiết kế key visual cho một chiến dịch thời trang, thay vì mất vài ngày dựng moodboard và phác thảo tay, designer có thể sử dụng MidJourney để tạo nhanh 10–15 phương án ảnh minh họa dựa trên từ khóa: “nữ người mẫu châu Á, trang phục streetwear, phong cách futuristic, ánh sáng neon”. Từ đó, team chọn ra 2–3 concept khả thi, tinh chỉnh chi tiết bố cục, phối màu và chỉnh sửa bằng Photoshop/Illustrator để đảm bảo chuẩn brand guideline.

 

thiet-ke-thong-minh-cham-y-tuong

Theo Adobe, hơn 74% nhà thiết kế cho biết AI giúp họ tập trung nhiều hơn vào khía cạnh sáng tạo, thay vì bị “mắc kẹt” trong các thao tác kỹ thuật lặp lại.
[Nguồn: Adobe – Creative Industry Trends Report, 2023]

 

2. Đẩy mạnh thiết kế 3D & animation: mở rộng giới hạn sáng tạo

AI đang mở ra những đột phá mới trong thiết kế 3D, animation và CGI (Computer-Generated Imagery) – những lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật cao và tốn nhiều thời gian. Các công việc phức tạp như dựng hình (modeling), ánh sáng (lighting), rigging nhân vật, mô phỏng vật lý (simulation) nay được AI hỗ trợ hiệu quả, giúp rút ngắn đáng kể quy trình sản xuất. 

 

day-manh-thiet-ke-3d-animation

Báo cáo từ NVIDIA cho thấy, thời gian sản xuất animation và CGI có thể giảm tới 60% khi ứng dụng AI vào quy trình làm việc.

[Nguồn: NVIDIA – AI and 3D Animation Workflow, 2023]

 

Ví dụ, bộ phim Elemental (2023) của Pixar. Trong quá trình sản xuất, đội ngũ kỹ thuật đã sử dụng kỹ thuật chuyển phong cách bằng mạng nơ-ron (neural style transfer) để tạo ra hiệu ứng lửa sống động cho nhân vật Ember. Bằng cách kết hợp các đặc điểm của lửa thực tế với các yếu tố nghệ thuật được thiết kế thủ công, AI đã giúp tạo ra hình ảnh lửa vừa chân thực vừa biểu cảm, phù hợp với yêu cầu nghệ thuật của phim. Để xử lý khối lượng công việc lớn, Pixar đã tận dụng GPU trên các máy tính của nghệ sĩ để tăng tốc quá trình render, giảm thời gian xử lý từ khoảng 5 phút xuống còn 1 giây cho mỗi khung hình.

 

3. Cá nhân hóa thiết kế: tạo kết nối riêng biệt với từng khách hàng

Theo McKinsey, 71% người tiêu dùng mong đợi trải nghiệm cá nhân hóa từ thương hiệu. Các nền tảng AI như Adobe Sensei, Canva AI cho phép thiết kế nội dung “may đo” dựa trên sở thích, hành vi người dùng, giúp thương hiệu tăng khả năng kết nối, tạo ấn tượng sâu sắc với khách hàng mục tiêu.

[Nguồn: McKinsey – Next in Personalization Report, 2023]

 

ca-nhan-hoa-thiet-ke

Trong chiến dịch "Let's Create", IBM đã ứng dụng Adobe Firefly để tạo ra 200 hình ảnh với hơn 1.000 biến thể chỉ trong vài phút. Điều này cho phép họ cá nhân hóa nội dung tiếp thị ở quy mô lớn, phù hợp với từng phân khúc khách hàng và kênh truyền thông. Kết quả, chiến dịch đạt mức độ tương tác cao gấp 26 lần so với các chiến dịch trước đó, với 20% người xem là các lãnh đạo cấp cao (C-level) .

 

Hạn chế:

1. AI chưa thể thay thế cảm xúc và sự thấu hiểu của con người

Theo HubSpot, 87% thương hiệu sử dụng AI để tạo nội dung hình ảnh và video marketing. Tuy nhiên, chỉ khoảng 35% nội dung do AI tạo ra thực sự chạm được đến insight người xem, do thiếu chiều sâu cảm xúc và sự am hiểu tinh tế về thương hiệu. 
[Nguồn: HubSpot – AI Content Creation Statistics, 2023]

 

AI-chua-the-hieu-cam-xuc-con-nguoi

Tháng 7 năm 2024, Toys "R" Us đã hợp tác với Native Foreign và sử dụng công cụ Sora của OpenAI để tạo ra một video dài 66 giây kể về hành trình của người sáng lập Charles Lazarus. Mặc dù video kết hợp giữa lịch sử và yếu tố tưởng tượng để thu hút khán giả, nhưng nó đã nhận được phản ứng trái chiều. Một số người khen ngợi sự đổi mới, trong khi những người khác cho rằng các nhân vật AI trông không tự nhiên và thiếu cảm xúc. 

 

Điều này cho thấy, dù AI có thể tăng tốc độ sản xuất, tiết kiệm chi phí, nhưng câu chuyện thương hiệu, cảm xúc chân thực và sự đồng cảm – những yếu tố chạm đến trái tim người xem – vẫn cần bàn tay của con người. Đặc biệt trong các dịch vụ như chụp ảnh sản phẩm, lookbook, video giới thiệu, yếu tố nghệ thuật, storytelling là không thể thiếu.

 

2. Khả năng kiểm soát chi tiết và chỉnh sửa đầu ra còn hạn chế

AI hiện chưa đảm bảo độ chính xác 100% ở những chi tiết nhỏ như chữ in trên bao bì, logo, bố cục typography, khiến hình ảnh đôi khi sai lệch hoặc thiếu tinh tế

Bên cạnh đó, hầu hết output từ AI không có file layer (như PSD, AI), dẫn đến khó chỉnh sửa trực tiếp, không tách được đối tượng hay background. Vì vậy, designer vẫn phải xử lý hậu kỳ thủ công bằng Photoshop, Illustrator, bao gồm vẽ đè, chỉnh chữ, retouch lại nhiều công đoạn để đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn sử dụng.

 

3. Vấn đề bản quyền & nguồn gốc dữ liệu AI

Một hạn chế lớn khi ứng dụng AI trong thiết kế là rủi ro bản quyền từ dữ liệu huấn luyện không minh bạch. Theo báo cáo của Harvard Business Review, hơn 46% hình ảnh AI-generated có khả năng vi phạm bản quyền gián tiếp, do được tạo từ kho dữ liệu chưa kiểm soát chặt chẽ.

 

Van-de-ban-quyen-AI

Ví dụ điển hình là vụ kiện của Getty Images với Stability AI (công ty đứng sau Stable Diffusion) vào đầu năm 2023. Getty cáo buộc Stable Diffusion đã sử dụng hàng triệu ảnh có bản quyền từ kho Getty để huấn luyện AI mà không xin phép, dẫn đến việc AI tạo ra hình ảnh có dấu watermark mờ của Getty hoặc sao chép bố cục, nội dung gốc.

 

Điều này đặc biệt nguy hiểm với các dự án quảng cáo, thương mại, nơi quyền sở hữu hình ảnh đóng vai trò quan trọng. Nếu không cẩn trọng, thương hiệu có thể đối mặt với nguy cơ bị kiện, yêu cầu gỡ bỏ sản phẩm hoặc bồi thường thiệt hại.

 

Kết luận: AI – trợ lý đắc lực hay “đối thủ” của nhà thiết kế?

Không thể phủ nhận, AI đang thay đổi mạnh mẽ cách chúng ta sáng tạo và sản xuất nội dung. Nhưng dù công nghệ phát triển đến đâu, khả năng cảm nhận insight, kể chuyện thương hiệu, thấu hiểu khách hàng vẫn là “đặc quyền” của con người.

 

AI không phải đối thủ, mà chính là “trợ lý đắc lực” – giúp nhà thiết kế tiết kiệm thời gian, mở rộng khả năng sáng tạo và tối ưu hiệu quả công việc. Việc kết hợp hài hòa giữa trí tuệ nhân tạo và trí tuệ con người chính là chìa khóa để ngành thiết kế phát triển bền vững và độc đáo hơn bao giờ hết.

 

Bạn mong muốn khai thác sức mạnh của trí tuệ nhân tạo mà vẫn giữ trọn bản sắc sáng tạo và giá trị thương hiệu?

Hãy để TRÒN đồng hành, mang đến giải pháp thiết kế khác biệt – kết hợp hài hòa giữa công nghệ tiên tiến và tư duy sáng tạo chiến lược, giúp thương hiệu của bạn tỏa sáng trên mọi nền tảng.

Liên hệ ngay TRÒN để khám phá những giải pháp tối ưu, độc đáo và phù hợp nhất dành riêng cho bạn. 

 

Xem thêm

AI Đang Thay đổi Marketing Hiện đại Như thế nào?

AI đã và đang thay đổi cách hoạt động của doanh nghiệp như thế nào?

Tại sao minh bạch về AI lại giúp thương hiệu xây dựng lòng tin cho khách hàng?

TRÒN HOUSE

 --------------

[ENGLISH BELOW]

  Article Content:

   Advantages

    1. Smart Design: Capturing Ideas Instantly

    2. Advancing 3D & Animation: Expanding Creative Boundaries

    3. Personalized Design: Building Unique Connections with Each Customer

    Limitations

    1. AI Cannot Replace Human Emotion and Empathy

    2. Limited Control Over Details and Output Editing

    3. Copyright & Data Source Concerns

    Conclusion: AI – Powerful Assistant or Designer’s “Competitor”?

 

Can AI Fully Replace Human Creativity? Or Is It Merely a “Silent Companion” – Empowering Designers and Marketers to Accelerate, Optimize, Yet Still Needing the Human Touch to Convey Emotion and Tell a Complete Brand Story?

 

Artificial Intelligence (AI) is not merely a technology—it is becoming a “catalyst” that transforms the creative landscape, impacting everything from graphic design and product photography to video marketing production. According to Forbes, “AI is fundamentally reshaping how creatives develop ideas and manage design workflows.”

 

This article provides a comprehensive perspective, clearly analyzing the advantages and limitations of applying AI in design, while offering a strategic approach to harnessing the power of technology without compromising the essence of creativity.

 

Advantages:

1. Smart Design: Capturing Ideas Instantly

AI tools like MidJourney, DALL·E, Stable Diffusion enable designers to generate visuals and key visuals quickly with just a few lines of description. Designers can experiment with multiple concepts in a short time, making it easier to select the most suitable solution.

 

For example, when designing a key visual for a fashion campaign, instead of spending several days building a moodboard and hand-sketching, designers can use MidJourney to generate 10–15 illustration concepts with prompts like: “Asian female model, streetwear outfit, futuristic style, neon lighting.” From there, the team can narrow down to 2–3 viable concepts, refine compositions, adjust color schemes, and polish details in Photoshop/Illustrator to align with brand guidelines.

 

thiet-ke-thong-minh-cham-y-tuong

According to Adobe, “Over 74% of designers reported that AI helps them focus more on the creative aspects instead of being stuck in repetitive technical tasks.”
[Source: Adobe – Creative Industry Trends Report, 2023]

 

2. Advancing 3D & Animation: Expanding Creative Boundaries

AI is driving breakthroughs in 3D design, animation, and CGI (Computer-Generated Imagery)—fields that are technically demanding and time-intensive. Complex tasks such as modeling, lighting, character rigging, and physics simulation are now being efficiently assisted by AI, significantly shortening production timelines.

 

day-manh-thiet-ke-3d-animation

A report from NVIDIA shows that animation and CGI production time can be reduced by up to 60% when integrating AI into the workflow.
[Source: NVIDIA – AI and 3D Animation Workflow, 2023]

 

A prime example is Pixar’s film Elemental (2023). During production, the technical team used neural style transfer techniques to create dynamic flame effects for the character Ember. By combining real-life fire characteristics with handcrafted artistic elements, AI enabled the creation of visuals that were both realistic and expressive, matching the film’s artistic vision. To handle the large volume of work, Pixar leveraged GPUs on artists’ workstations to accelerate rendering—reducing processing time from approximately 5 minutes down to 1 second per frame.

 

3. Personalized Design: Building Unique Connections with Each Customer

According to McKinsey, “71% of consumers expect personalized experiences from brands.” AI platforms like Adobe Sensei, Canva AI empower brands to design “tailor-made” content based on user preferences and behavior, enhancing connection and deepening engagement with target audiences.
[Source: McKinsey – Next in Personalization Report, 2023]

 

ca-nhan-hoa-thiet-ke

In IBM’s “Let’s Create” campaign, the company used Adobe Firefly to generate 200 images with over 1,000 variations within minutes. This enabled them to personalize marketing content at scale, tailored to each customer segment and communication channel. The result? The campaign achieved 26 times higher engagement than previous campaigns, with 20% of viewers being C-level executives.

 

Limitations:

1. AI Cannot Replace Human Emotion and Empathy

According to HubSpot, “87% of brands use AI to generate visual content and marketing videos.” However, only about 35% of AI-generated content truly resonates with audience insights, due to a lack of emotional depth and nuanced brand understanding.
[Source: HubSpot – AI Content Creation Statistics, 2023]

 

AI-chua-the-hieu-cam-xuc-con-nguoi

In July 2024, Toys "R" Us partnered with Native Foreign and used OpenAI’s Sora to create a 66-second video telling the story of founder Charles Lazarus. While the video blended history and fantasy to engage viewers, it received mixed reactions—some praised its innovation, while others criticized the AI-generated characters as unnatural and lacking emotion.

 

This demonstrates that while AI accelerates production and cuts costs, brand storytelling, authentic emotion, and empathy—elements that touch the audience’s heart—still require the human touch. Especially in services like product photography, lookbooks, and brand videos, artistry and storytelling remain indispensable.

 

2. Limited Control Over Details and Output Editing

Currently, AI does not guarantee 100% precision in fine details such as printed text on packaging, logos, or typography layouts, often resulting in inaccuracies or lack of refinement.

 

Additionally, most AI outputs lack editable layers (e.g., PSD, AI files), making direct editing difficult—objects and backgrounds cannot be easily separated. Designers must manually post-process using Photoshop or Illustrator: redrawing, adjusting text, retouching, and fine-tuning to meet professional standards.

 

3. Copyright & Data Source Concerns

A major limitation of AI in design is the risk of copyright infringement stemming from unclear training data sources. According to Harvard Business Review, “Over 46% of AI-generated images risk indirect copyright infringement due to training on unregulated datasets.”

 

Van-de-ban-quyen-AI

A notable case was Getty Images vs. Stability AI (creator of Stable Diffusion) in early 2023. Getty accused Stability AI of using millions of copyrighted images from Getty’s library to train its AI without permission, leading to AI outputs containing faint Getty watermarks or replicating original compositions and content.

 

This risk is especially critical in advertising and commercial projects, where image ownership is paramount. Without careful management, brands may face lawsuits, takedown requests, or compensation claims.

 

Conclusion: AI – Powerful Assistant or “Competitor” to Designers?

 

There’s no denying that AI is transforming how we create and produce content. But no matter how advanced technology becomes, insightful understanding, brand storytelling, and human empathy remain the “exclusive privilege” of human creators.

 

AI is not a competitor, but a powerful assistant—helping designers save time, expand creative possibilities, and optimize their work. 

The key to a sustainable, distinctive future for design lies in the harmonious integration of artificial and human intelligence—leveraging the best of both worlds.

 

Looking to harness the power of AI while preserving your brand’s unique creative identity?

 

Let TRÒN be your trusted partner—delivering distinctive design solutions that blend cutting-edge technology with strategic creative thinking, ensuring your brand shines across every platform.

 

Contact TRÒN today to discover the most optimal, unique, and tailored solutions for your brand.

 

TRÒN