Fast Food - "Đế chế" thức ăn nhanh đang trỗi dậy mạnh mẽ sau Covid-19

   
Nội dung bài viết:


     I. 
Ngành hàng thực phẩm dịch chuyển mạnh nhờ đại dịch Covid-19

 
     II. 
Thị trường Fast Food thế giới cũng có dấu hiệu tăng theo xu hướng

 

Các chuyên gia cho rằng tiềm năng phát triển ngành thức ăn nhanh dự đoán tăng từ 5-6%/năm trong giai đoạn 2020-2025. Cùng Tròn nhìn qua các điểm sáng của ngành Fast Food sau dịch Covid-19 nhé.

 

Với bối cảnh giãn cách xã hội trong năm 2020, nhiều cơ sở kinh doanh đã đóng cửa và gần như mọi hoạt động đều dừng lại, kéo theo đó là các hậu quả khôn lường gây ra bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, năm vừa qua cũng là giai đoạn lên ngôi của lĩnh vực thức ăn nhanh, cùng đó là dịch vụ bán đồ ăn mang đi và bán thức ăn cho người lái xe ô tô. Chưa hết, nhiều chuyên gia đầu ngành còn nhận định rằng ngành fast food sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn nữa trong năm 2021. Vậy đâu là những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực kinh doanh đồ ăn nhanh?

 

Ngành hàng thực phẩm dịch chuyển mạnh nhờ đại dịch Covid-19

 

Trải qua giai đoạn khó khăn sau đại dịch Covid-19, người dùng hiện nay đang dần có thói quen ăn uống tại nhà thay vì bên ngoài như lúc trước. Điều đó khiến cho những doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực F&B (Food and Beverage) - thực phẩm và đồ uống phát triển mạnh mẽ hơn.

 

Bên cạnh đó, người tiêu dùng ngày càng có khuynh hướng tìm đến những thực phẩm dinh dưỡng với nguồn gốc từ thực vật, thành phần an toàn và lành mạnh hay các thực phẩm hữu cơ để đảm bảo sức khỏe.

 

Fast Food -

Nguồn: Facebook

 

Theo một khảo sát nhanh được Vietnam Report thực hiện vào cuối năm 2020 cho thấy rằng, trước sức chèn ép do dịch Covid-19 gây ra, có đến 50% người dùng đã chi trả nhiều hơn vào những loại thực phẩm hỗ trợ tăng hệ miễn dịch và sức đề kháng. Trong khi đó, có hơn 63% người dùng cắt giảm chi tiêu cho các sản phẩm bia, rượu.

 

Hơn thế nữa, những doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực đồ ăn nhanh cần phải tăng thêm công suất hoạt động lên đến 30%. Thế nhưng, trái ngược với điều đó, các doanh nghiệp kinh doanh đồ uống đã phải cắt giảm năng lực sản xuất ở mức dưới 80%, so với trước lúc đại dịch bùng phát. Điều đó chứng tỏ rằng, đa số doanh nghiệp F&B đã và đang phải chịu sức ảnh hướng lớn từ Covid-19.

 

Chưa hết, lãnh đạo từ những doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm & đồ uống hay Fast Food đều nói rằng, quy mô doanh nghiệp trong lĩnh vực còn khá phân mảnh, có tiềm lực tài chính hạn hẹp nên khi gặp “cú sốc” như Covid-19 thường khiến cơ sở đó rơi vào trạng thái lẩn quẩn bởi phải cắt giảm nhân sự và chi phí, xử lý dòng tiền,...

 

Fast Food -

Nguồn: Tròn House

 

Mặt khác, về căn bản thì nhu cầu ăn uống của con người là chuyện khó có thể thay đổi một sớm một chiều. Nếu như đã chấp nhận “sống chung với lũ”, doanh nghiệp Việt cần đối mặt với những bài toán khó như sản xuất không đủ đề cung ứng thị trường, thiếu hụt nhân sự,... Điều quan trọng là chúng ta học được gì từ sau đại dịch Covid-19 - đó là những chia sẻ từ một số lãnh đạo doanh nghiệp F&B.

 

Thị trường Fast Food thế giới cũng có dấu hiệu tăng theo xu hướng

 

Theo như NPD Group (Mỹ) nghiên cứu đánh giá dịch vụ ăn uống bên ngoài tại Pháp năm 2020, ngành kinh doanh F&B nói chung có bước thụt lùi với doanh số 35,6 tỷ Euro và lượng khách hàng sử dụng dịch vụ giảm 35%, trong khi năm 2019 thì doanh số là 57 tỷ Euro. Tuy nhiên, thức ăn nhanh chính là ngành duy nhất phát triển trong bối cảnh dịch Covid năm 2020 tại Pháp, với 36% người dùng chọn Fast Food trong bữa ăn của mình.

 

Fast Food -

Nguồn: Cafe Kiểu

 

Dịch vụ kinh doanh thức ăn mang đi từng hoạt động tốt trước khi dịch bùng nổ, thì nay đã giảm đến ¼ doanh số, trong khi đó dịch vụ ăn uống tại chỗ giảm đến 50%. NPD Group cho rằng Covid-19 không khác gì “cú hích” cho loại hình take-away (mang đi).

 

Dịch vụ đồ ăn mang đi đã tăng 7% thị phần và thu hút khoảng 43% người dùng so với năm 2019 là 36%. Trao đổi với hãng thông tấn AFP, Maria Bertoch là chuyên gia làm việc tại NPD Group nhận xét rằng loại hình take-away chiếm 15% dịch vụ ăn uống trong năm 2019, nhưng với năm 2020 thì đã tăng lên 30%. Vì thế, nhiều cơ sở kinh doanh đã hạn chế được tình trạng thua lỗ nặng nề.

 

Fast Food -

Nguồn: France 24

 

Cụ thể, trong tổng số lượt khách hàng mua giảm 71% trong lần đầu giãn cách xã hội tại Pháp (từ 17/03-11/05/2020), thì đến tháng 11 và 12/2020, khách mua hàng chỉ giảm còn 43%. Trong đó đã tăng 25% lượng đơn đặt hàng take-away và giao hàng. Không những thế, NPD Group cũng dự đoán trong năm 2021, xu hướng kinh doanh đồ ăn nhanh và loại hình take-away sẽ tiếp tục phát triển trong giai đoạn giãn cách và quy định làm việc từ xa (work from home) vẫn còn hiệu lực tại Pháp.

 

Đó là những điểm sáng cho những ai đang kinh doanh trong lĩnh vực thức ăn nhanh. Theo như xu hướng của thị trường, ngành Fast Food sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai, đặc biệt là trong năm 2021 đầy hứa hẹn này. Vì thế, bạn hãy đầu tư mạnh vào việc sản xuất hình ảnh cho thương hiệu để quảng bá trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội.

 

Fast Food -

Nguồn: Tròn House

 

Trong đó, chụp ảnh món ăn để phục vụ cho công việc tiếp thị chính là yếu tố cần thiết. Bạn sẽ có được tư liệu để hoàn thành cuốn menu mới, đăng tải giới thiệu món ăn trên mạng xã hội, hay chỉ đơn giản là sử dụng để trình chiếu màn hình LED đặt trước và trong nhà hàng của mình.

 

Fast Food -

Nguồn: Tròn House

 

Nếu như bạn đang tìm một nơi để sản xuất hình ảnh, chụp hình món ăn chuyên nghiệp và có kinh nghiệm trong nhiều dự án. Tròn House là nơi mà bạn có thể tin tưởng để thực hiện các công đoạn chụp food, từ những ý tưởng sơ khai cho đến hậu kỳ chỉnh sửa hình ảnh.

 

Liên hệ đến Tròn qua số hotline 0961 934 065 để cùng trò chuyện, tư vấn và gợi ý đến những ý tưởng cho bộ ảnh món ăn bạn nhé.

 

 

Xem thêm:

TRÒN HOUSE