Ứng dụng công nghệ vào ngành mỹ phẩm - "Cơn sốt" không nhỏ trong cộng đồng yêu làm đẹp

 

  Nội dung bài viết:

I. 
AI (Artificial Intelligence) - Trí tuệ nhân tạo

II. AR (Augmented Reality) - Thực tế ảo


III. Smart Mirror - Gương soi thông minh

IV. Cá nhân hoá mỹ phẩm

 

Những nhãn hàng lớn, các startup trong ngành mỹ phẩm đang dần khai thác các công nghệ mới nhằm đem đến cho người dùng trải nghiệm mới mẻ. Vậy các thương hiệu đã và đang làm gì?

 

Trong những năm trở lại đây, đi đôi với sự bùng nổ trong mảng công nghệ, ngành mỹ phẩm cũng dần dần thay đổi với những loại hình dịch vụ độc đáo. Vì lẽ đó, việc ứng dụng công nghệ trong ngành làm đẹp đã tăng mạnh so với thời gian trước. Với dự đoán sẽ vượt mốc 34 tỷ USD vào 2024. Đứng trước xu hướng phát triển đáng kinh ngạc như vậy, nhiều nhãn hàng mỹ phẩm đã tận dụng cơ hội để đầu tư và ứng dụng công nghệ, chẳng hạn như AI - Trí tuệ nhân tạo hay AR - Thực tế ảo,... Tất cả những điều đó với mục đích đem đến trải nghiệm cá nhân hóa cho người tiêu dùng. Cùng Tròn tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau và xem các thương hiệu đã ứng dụng như thế nào nhé.

 

AI (Artificial Intelligence) - Trí tuệ nhân tạo 

Nói không ngoa, công nghệ được nhiều chuyên gia trong ngành làm đẹp quan tâm nhất đó là AI - Trí tuệ nhân tạo. Sự hỗ trợ hết mực của công nghệ này đã giúp các thiết bị làm đẹp hoặc những phần mềm sẽ tiện trong việc theo dõi tình trạng da của người dùng. Dựa vào yếu tố đó, các thương hiệu sẽ đưa ra một liệu trình chăm sóc da thích hợp cho từng cá nhân.

 

Ứng dụng công nghệ vào ngành mỹ phẩm -

Nguồn: Hacker Noon

 

Một ví dụ điển hình cho việc áp dụng AI đến từ nhãn hàng mỹ phẩm Olay (Mỹ) với ứng dụng Skin Advisor. Hãng đã tận dụng big data (nguồn dữ liệu lớn) từ khảo sát và ảnh tự chụp (selfie) đăng tải bởi người dùng, từ đó cho ra mắt ứng dụng Skin Advisor. Một số tính năng mà app này sở hữu như: phân tích tình trạng da, chẩn đoán độ lão hóa của da, đưa ra những giải pháp cho mỗi cá nhân.

 

Ứng dụng công nghệ vào ngành mỹ phẩm -

Nguồn: Outside Insight

 

Bên cạnh đó, tại Thụy Điển, thương hiệu FOREO - Công ty chuyên cung cấp thiết bị chăm sóc da cũng không ngoại lệ, khi áp dụng AI để nâng cao trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ của mình.

 

Ứng dụng công nghệ vào ngành mỹ phẩm -

Nguồn: Nàng Review

 

Với sản phẩm máy rửa mặt mới nhất FOREO Luna Fofo, hãng đã lắp đặt trong đó một cảm biến theo dõi tình trạng da của người dùng. Dựa vào đó thiết bị sẽ tự điều chỉnh liệu trình mát-xa hiệu quả trong lúc sử dụng. Đặc biệt, FOREO cũng tung ra một ứng dụng kèm theo với máy rửa mặt này trên smartphone, khách hàng có thể tự tạo cho mình một “profile làm đẹp” riêng cho làn da.

 

AR (Augmented Reality) - Thực tế ảo 

AR - Công nghệ thực tế ảo được xem là một trong những giải pháp hiệu quả để nhãn hàng có thể tương tác với người dùng. Về căn bản, AR cho phép người dùng thoải mái trải nghiệm những sản phẩm/ dịch vụ mà thương hiệu đang kinh doanh. Vì thế, việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo vào ngành làm đẹp đã nâng cao hơn trải nghiệm mua hàng, có sức ảnh hưởng mạnh đến quyết định mua sắm của người dùng.

 

Ứng dụng công nghệ vào ngành mỹ phẩm -

Nguồn: Blippar

 

Chẳng hạn như ModiFace là công ty đi đầu trong mảng nghiên cứu AR. Các ứng dụng mà công ty này phát triển có thể nhận diện được khuôn mặt của người dùng, cho phép họ hóa trang, làm tóc hay trang điểm.

 

Nắm bắt và nhạy bén trong xu hướng công nghệ, hãng L'Oréal đã thu mua ModiFace vào năm 2018 và tung ra ứng dụng “Style My Hair - Tôi tự tạo kiểu tóc” gây bão tại thời điểm đó. Với ứng dụng này, người dùng có thể trải nghiệm tạo ra phong cách, kiểu dáng và màu sắc đa dạng cho mái tóc của bản thân. Bởi chính tính năng nhận diện môi trường từ AR, ứng dụng này đã tạo ra được sự tương tác chân thật giữa người dùng và những sản phẩm chăm sóc mái tóc đa dạng từ L'Oréal.

 

Ứng dụng công nghệ vào ngành mỹ phẩm -

Nguồn: Wazzup Pilipinas News and Events

 

Smart Mirror - Gương soi thông minh 

Smart Mirror - Gương soi thông minh với sự hỗ trợ từ hai công nghệ AI và AR cũng là một phát minh không thể không nhắc đến. Giờ đây, người dùng vừa có thể trang điểm qua các hiệu ứng trên smartphone, vừa có thể trực tiếp trải nghiệm sản phẩm trực tiếp tại cửa hàng thông qua gương soi thông minh.

 

Ứng dụng công nghệ vào ngành mỹ phẩm -

Nguồn: The Jakarta Post

 

Việc sử dụng thử sản phẩm qua “gương thần” này sẽ giúp người dùng hạn chế được tình trạng dị ứng da, tiết kiệm được thời gian tẩy trang hơn. Thêm nữa, đây là loại gương được tích hợp công nghệ AR trong ống kính để nhận diện được góc 360 độ của mái tóc, từ đó có thể đem lại trải nghiệm chân thật nhất cho màu tóc mới.

 

Tại sự kiện CES - Consumer Electronic Show 2019, Wella AG là thương hiệu phát triển các dòng sản phẩm chăm sóc từ của Đức đã giới thiệu chiếc gương thần “Artemis Smart Mirror”. Thiết bị này cung cấp cho người dùng tình trạng tóc và đưa ra cách chăm sóc tóc phù hợp. Thời điểm đó, “Artemis Smart Mirror” được xướng tên ở hạng mục Innovation Awards Honoree (Giải thưởng Sáng tạo Danh dự) tại CES 2019.

 

Ứng dụng công nghệ vào ngành mỹ phẩm -

Nguồn: Next Reality

 

Cá nhân hoá mỹ phẩm 

Qua việc ứng dụng Machine Learning (Học máy) để nâng cấp AI, các loại máy móc hiện nay “thông minh” hơn khi có thể thấu hiểu con người. Theo đó, mỹ phẩm không dừng lại ở việc sản xuất hàng loạt, mà còn phải được nghiên cứu và phát triển sao cho phù hợp với từng loại da của người dùng. Cùng đó là dựa vào các yếu tố khác như: môi trường sống, độ pH, độ ẩm, DNA,...

 

Hãng mỹ phẩm startup Atolla là một ví dụ điển hình trong việc ứng dụng cá nhân hóa mỹ phẩm. Được thành lập từ 2019 đi đôi với nền tảng được áp dụng từ thuật toán Học máy, hãng cho phép người dùng xét nghiệm chuyên sâu, rồi gửi kết quả đến ứng dụng Atolla HQ trên smartphone để biết được tình trạng da như thế nào. Sau đó, Atolla sẽ bắt đầu điều chế ra loại serum thích hợp với thông số da của người dùng.

 

Ứng dụng công nghệ vào ngành mỹ phẩm -

Nguồn: Robb Report

 

Bên cạnh đó, các khách hàng có thể xét nghiệm mỗi tháng để điều chỉnh thành phần sản phẩm sao cho phù hợp nhất. Có thể nói, Atolla chính là một trong những thương hiệu mỹ phẩm tiên phong khi áp dụng cá nhân hoá mỹ phẩm.

 

Với những thông tin mà Tròn chia sẻ ở trên đây, đã giúp bạn đọc biết được sự phối hợp giữa ngành làm đẹp và công nghệ được ứng dụng như thế nào. Đặc biệt hơn, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến, ngành công nghiệp mỹ phẩm dường như gắn chặt “mối quan hệ” hơn với những ứng dụng công nghệ. Đó là một xu hướng hứa hẹn mở đường cho những cơ hội trong tương lai cho các doanh nghiệp, từ đó đem đến trải nghiệm mới mẻ và độc đáo nhất cho người dùng yêu thích làm đẹp.

 

 

Xem thêm:

3+ MẸO CHỤP HÌNH SẢN PHẨM TRANG ĐIỂM ĐẸP, ĐỘC ĐÁO

3 PHONG CÁCH CHỤP ẢNH MỸ PHẨM GÂY ẤN TƯỢNG VỚI CÁC NÀNG

CÁCH CHỤP HÌNH SẢN PHẨM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÁN HÀNG

 

...

[ENGLISH BELOW]

 

APPLYING TECHNOLOGY TO THE COSMETICS INDUSTRY - A SIGNIFICANT TREND IN THE BEAUTY COMMUNITY

 

  Article Content:

I. 
AI (Artificial Intelligence)

II. AR (Augmented Reality)


III. Smart Mirror

IV. Personalized cosmetics

 

 

Major brands and startups in the cosmetics industry are embracing new technologies to provide fresh experiences for consumers. So what are these brands doing?

 

In recent years, alongside the explosion of technology, the cosmetics industry has been gradually evolving with unique service offerings. Consequently, the integration of technology into the beauty industry has seen a significant increase compared to previous times, with a projected market value exceeding 34 billion USD by 2024. Faced with this remarkable trend, many cosmetics brands have seized the opportunity to invest in and apply technology, such as AI (Artificial Intelligence) and AR (Augmented Reality), all with the aim of delivering personalized experiences for consumers. Let's delve deeper into this in the following article with Tròn and see how these brands have implemented these technologies.

 

AI (Artificial Intelligence) 

To put it bluntly, the technology that has garnered the most attention from beauty industry experts is AI - Artificial Intelligence. The full-fledged support of this technology has aided beauty devices and software in effectively monitoring the users' skin condition. Based on this factor, brands can offer a personalized skincare regimen for each individual.

 

Ứng dụng công nghệ vào ngành mỹ phẩm -

Source: Hacker Noon

 

A prime example of applying AI comes from the cosmetics brand Olay (USA) with their Skin Advisor application. The company leveraged big data from surveys and self-taken selfies uploaded by users to introduce the Skin Advisor app. Some of the features this app possesses include analyzing skin conditions, diagnosing the degree of skin aging, and providing personalized solutions for each individual.

 

Ứng dụng công nghệ vào ngành mỹ phẩm -

Source: Outside Insight

 

Furthermore, in Sweden, the brand FOREO - a company specializing in skincare devices, is no exception, as they utilize AI to enhance their product/service experience.

 

Ứng dụng công nghệ vào ngành mỹ phẩm -

Source: Nàng Review

 

With their latest skincare product, the FOREO Luna Fofo, the company has incorporated a sensor to monitor the user's skin condition. Based on this data, the device automatically adjusts the massage regimen for optimal effectiveness during use. Additionally, FOREO has also introduced a smartphone app that accompanies this facial cleansing device, allowing customers to create a personalized "beauty profile" for their skin.

 

AR (Augmented Reality) 

AR - Augmented Reality technology is considered one of the effective solutions for brands to interact with users. Fundamentally, AR allows users to comfortably experience the products/services that a brand is offering. Therefore, the integration of augmented reality technology into the beauty industry has enhanced the shopping experience and had a significant impact on consumer purchasing decisions.

 

Ứng dụng công nghệ vào ngành mỹ phẩm -

Source: Blippar

 

For instance, ModiFace is a pioneering company in AR research. The applications developed by this company can recognize the user's face, allowing them to try on makeup, hairstyles, or hair color.

 

Staying at the forefront of technological trends, L'Oréal acquired ModiFace in 2018 and launched the "Style My Hair" app, which caused a sensation at the time. With this app, users can experiment with various styles, designs, and colors for their hair. Thanks to the environmental recognition feature through AR, this app has fostered genuine interaction between users and L'Oréal's diverse hair care products.

 

Ứng dụng công nghệ vào ngành mỹ phẩm -

Source: Wazzup Pilipinas News and Events

 

Smart Mirror 

The Smart Mirror, supported by both AI and AR technologies, is also an innovation that cannot be overlooked. Now, users can not only apply makeup using smartphone effects but also directly experience products in stores through the Smart Mirror.

 

Ứng dụng công nghệ vào ngành mỹ phẩm -

Source: The Jakarta Post

 

Using this "magic mirror" for product trials helps users limit skin allergies and save more time on makeup removal. Furthermore, this mirror is equipped with AR technology in the lens to detect a 360-degree view of the hair, providing the most authentic experience for new hair color.

 

At the CES - Consumer Electronic Show 2019 event, Wella AG, a German brand specializing in hair care products, introduced the "Artemis Smart Mirror." This device assesses the user's hair condition and offers appropriate hair care recommendations. At that time, the "Artemis Smart Mirror" was named an Innovation Awards Honoree at CES 2019.

 

Ứng dụng công nghệ vào ngành mỹ phẩm -

Source: Next Reality

 

Personalized cosmetics

By employing Machine Learning to enhance AI, modern machines are now "smarter" as they can better understand human needs. Consequently, cosmetics are no longer limited to mass production but must also be researched and developed to be suitable for each user's skin type. This includes considering various factors such as the living environment, pH levels, moisture, DNA, and more.

 

The startup cosmetics brand Atolla is a prime example of personalized cosmetics. Founded in 2019, coupled with a machine learning algorithm, the company allows users to undergo in-depth testing and send the results to the Atolla HQ app on their smartphone to determine their skin condition. Afterward, Atolla formulates a suitable serum based on the user's skin specifications.

 

Ứng dụng công nghệ vào ngành mỹ phẩm -

Source: Robb Report

 

 

Moreover, customers can take monthly tests to adjust the product's components to be the most suitable. It can be said that Atolla is one of the pioneering cosmetics brands when it comes to applying personalized cosmetics.

 

With the information shared by Tròn here, readers now have a better understanding of how the beauty industry collaborates with technology. Particularly, in the context of the ongoing Covid-19 pandemic, the beauty industry appears to be even more closely intertwined with technology applications. This is a promising trend that paves the way for future opportunities for businesses to provide new and unique experiences for beauty enthusiasts.

 

 

See more:

3+ TIPS FOR CAPTURING BEAUTIFUL AND UNIQUE MAKEUP PRODUCT PHOTOS

3 MAKEUP PRODUCT PHOTOGRAPHY STYLES TO IMPRESS EVERYONE

HOW TO IMPROVE THE EFFECTIVENESS OF PRODUCT PHOTOGRAPHY

 

TRÒN HOUSE