Những mô hình kinh doanh thời trang mà bạn cần biết

Dành cho những nhà kinh doanh đang "nung nấu" khởi nghiệp trong ngành thời trang, Tròn sẽ tổng hợp cho bạn những mô hình kinh doanh trong ngành phổ biến nhất hiện nay.

 

Kinh doanh ngành thời trang là một “miếng đất màu mỡ” nhưng cũng ẩn chứa trong đó nhiều rủi ro khôn lường. Nếu có đam mê trong lĩnh vực thời trang, muốn đạt sự thành công và phát triển thương hiệu phổ biến trong cộng đồng, việc trước tiên là bạn nên trang bị cho bản thân kiến thức về kinh doanh và chuyên ngành. Sau đây là những mô hình kinh doanh thời trang mà Tròn tổng hợp, giúp bạn tạo nên một ý tưởng và là kim chỉ nam cho quá trình phát triển của thương hiệu mà bạn sáng lập.

 

Thời trang thiết kế

Được hiểu là mô hình kinh doanh và quảng bá những sản phẩm do chính thương hiệu tự tay thiết kế. Thậm chí, nhiều nhãn hàng lớn còn sở hữu một quy trình khép kín từ công đoạn sản xuất, gia công cho đến khâu phân phối ra thị trường.

 

chụp hình quảng cáo sản phẩm tròn house

Source: Tròn House

 

Hiện nay, mô hình này đang là xu hướng kinh doanh phổ biến tại thị trường Việt. Người tiêu dùng khi đi mua sắm đã bắt đầu khó tính hơn trong việc chọn lựa sản phẩm, họ đã chán với việc nhìn thấy những mặt hàng giá rẻ đại trà, thay vào đó là tìm kiếm các món đồ thời thiết kế ấn tượng và hợp thị hiếu. Đặc biệt, các sản phẩm này có thể điều chỉnh tương ứng với số đo cá nhân và thể hiện nét cá tính riêng khi mặc.

 

Thời trang may đo (Bespoke/ Made-to-measure)

Tiếp theo, thời trang may đo là mô hình kinh doanh các sản phẩm không sản xuất hàng loạt, mà chủ yếu dựa vào thông số đo và theo yêu cầu đặt hàng. Theo đó, với Bespoke là một hình thức may đo phụ thuộc vào thông số mà khách hàng cung cấp, bộ trang phục sẽ không dựa trên bất cứ sản phẩm sẵn có nào. Các thợ may sẽ tiến hành đo thông số cơ thể, vẽ và lên rập, ướm thử, may,... cho đến lúc sản phẩm được hoàn thiện đến tay người mặc.

 

chụp hình quảng cáo sản phẩm tròn house

Source: Tạp Chí Tuệ Việt

 

Với hình thức may đo Made-to-measure sẽ dựa trên một bộ rập sẵn có, các thợ may sẽ phụ thuộc vào đó để chỉnh sửa sao cho vừa vặn với cơ thể của khách hàng. Hiểu theo một cách đơn giản, đây là kiểu may đo nhanh và tiết kiệm chi phí hơn hình thức Bespoke.

 

Trở thành nhà bán lẻ và phân phối độc quyền

Với mô hình này, các nhà bán lẻ thời trang sẽ là fashion buyer - người thu mua thời trang với số lượng lớn các sản phẩm từ những thương hiệu, nhà thiết kế nổi tiếng về cửa hàng của mình. Sau đó, nhà kinh doanh sẽ bán lại cho các khách hàng mua lẻ.

 

chụp hình quảng cáo sản phẩm tròn house

Source: IPPG

 

Một số tập đoàn lớn phân phối độc quyền những sản phẩm của các thương hiệu đẳng cấp quốc tế như: DAFC (Burberry, Balmain, Dolce & Gabbana), ACFC (Levi’s, Mango, GAP),... Bên cạnh đó, những doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ sau khi đã có được kinh nghiệm và số vốn nhất định, có thể tự sản xuất - kinh doanh - phát triển các mặt hàng riêng của mình với mức giá cạnh tranh trên thị trường.

 

Thời trang cho thuê

Ngày nay, thị trường thời trang cho thuê cũng phổ biến và hoạt động sôi nổi không kém các mô hình kinh doanh khác. Bắt nguồn từ xu hướng mong muốn thay đổi và thử nghiệm với nhiều phong cách thời trang khác nhau. Hơn nữa, nhiều người trong chúng ta có thói quen mua và mặc các trang phục vài lần trong các dịp đặc biệt, nhưng sau đó lại không có nhu cầu sử dụng món đồ này nữa. Với thời trang cho thuê, các khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn quần áo với mức giá “dễ chịu”, thậm chí người dùng cũng có thể mua luôn mặt hàng đó nếu cảm thấy thích.

 

Thời trang nhanh

Khi lựa chọn mô hình kinh doanh thời trang nhanh - Fast Fashion, bạn sẽ được giải quyết hai vấn đề: giá thành và xu hướng. Khi đó, Fast Fashion phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường với các món đồ thời trang mới nhất, hợp thị hiếu cùng mức giá cạnh tranh. Vì lẽ đó, đa số các nhãn hàng thời trang nhanh đều “sao chép” ý tưởng từ những thiết kế nối tiếng từ các thương hiệu lớn, nhưng được bán với mức giá phải chăng.

 

chụp hình quảng cáo sản phẩm tròn house

Source: Highlark

 

Thế nên, thời trang nhanh không những được đón nhận nồng hậu từ người yêu thời trang, mà còn cập nhật xu hướng nhanh cùng chi phí cực rẻ. Đi đôi với khả năng đó, Fast Fashion yêu cầu nhà kinh doanh phải đầu tư vào quy trình sản xuất, dây chuyền công nghệ sao cho hiệu quả. Mặt khác, hình thức này cũng nhận về các phản ứng trái chiều từ dư luận, bởi tác động xấu đến môi trường, nguồn gốc của các nguyên vật liệu, thiếu sự rõ ràng trong việc chi trả lương bổng cho nhân công.

 

Thương mại điện tử

Nói không ngoa khi thương mại điện tử là mô hình kinh doanh lên ngôi mạnh mẽ trong năm 2020, đặc biệt là do diễn biến từ đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến thói quen và hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Cụ thể, đây là hình thức kinh doanh bằng cách chụp ảnh thời trang, quảng bá và bán hàng trên nền tảng trực tuyến, cụ thể là thông qua các trang web ecommerce (Amazon, Shopee, Lazada, Sendo,...) hay trên mạng xã hội (Facebook, Instagram,...). Ngoài ra, thị trường hiện nay còn xuất hiện nhiều hình thức bán hàng độc đáo, có thể kể để như: Livestream, See now Buy now (Nhìn thấy, mua ngay), Virtual Try-on (thử đồ thực tế ảo),...

 

chụp hình quảng cáo sản phẩm tròn house

Source: Disruptive Advertising

 

Nói chung, nếu bạn chọn mô hình kinh doanh thời trang nào, cùng cần phải có chiến lược bài bản. Trong đó, quảng bá sản phẩm là một việc quan trọng để đưa các mặt hàng mà bạn phân phối đến gần hơn với khách hàng mục tiêu. Cụ thể, chụp hình thời trang sẽ giúp thương hiệu tôn lên thiết kế, đặc tính, phong cách của sản phẩm để kích thích khách hàng quyết định mua sản phẩm của bạn.

 

Nếu nhận thức được tầm quan trọng của chụp hình ảnh thời trang và chưa biết thực hiện bộ ảnh như thế nào, các doanh nghiệp có thể liên hệ đến Tròn House để bắt tay thực hiện ý tưởng hình ảnh sản phẩm ấn tượng và độc đáo nhất nhé.

 

 

 

XEM THÊM:

CÁCH CHỤP HÌNH SẢN PHẨM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÁN HÀNG

BÍ QUYẾT CHỤP ẢNH LOOKBOOK HOÀN HẢO GHI ĐIỂM TỪ CÁI NHÌN ĐẦU TIÊN

5 Ý TƯỞNG ĐỘC ĐÁO CHỤP HÌNH SẢN PHẨM QUẢNG CÁO BÁN HÀNG

TRÒN HOUSE