Nên chọn hình thức đơn lẻ hay xây dựng chiến dịch quảng cáo bài bản?
Nội dung bài viết:
I. Phân biệt giữa chiến dịch quảng cáo và quảng cáo đơn
II. Vì sao phải thực hiện chiến dịch quảng cáo thay vì dùng các quảng cáo đơn lẻ?
III. Một số lưu ý bạn nên nắm chắc khi triển khai chiến dịch quảng cáo
Quảng cáo là hoạt động tiếp thị nằm trong kế hoạch xây dựng và phát triển hình ảnh cho thương hiệu. Thế nhưng, khi triển khai một chiến dịch quảng cáo, các marketer cần phải nắm được những kiến thức gì?
Trong thời đại công nghệ 4.0, chúng ta có thể bắt gặp sự xuất hiện của những hình ảnh quảng cáo ở mọi nơi. Từ các billboard, màn hình LED ngoài trời cho đến hình thức truyền tải nội dung, chụp hình quảng cáo trên website, mạng xã hội,... Sự phổ biến và đa dạng của các hình thức quảng cáo là như vậy, nhưng liệu bạn đã từng có thắc mắc rằng các loại hình trên được xây dựng đơn lẻ trong thời gian ngắn hay là cả một chiến dịch quảng cáo dài hạn? Đó là lý do để TRÒN HOUSE cùng bạn đi qua những nội dung quan trọng về hoạt động quảng cáo mà bạn không thể bỏ qua. Khám phá ngay trong bài blog này bạn nhé!
Phân biệt giữa chiến dịch quảng cáo và quảng cáo đơn
Có 2 hình thức quảng cáo thông dụng hiện nay, đó là: quảng cáo đơn lẻ và chiến dịch quảng cáo. Cụ thể như sau:
-
Quảng cáo đơn lẻ - one shot là một hình thức với mức độ nhỏ, có giới hạn về ý tưởng trong quá trình triển khai, chủ yếu được sử dụng để thông báo chương trình quảng bá sản phẩm, giảm giá, ra mắt sản phẩm mới, sự kiện lớn của thương hiệu,... Chúng ta có thể bắt gặp quảng cáo đơn lẻ nhiều nhất trên mạng xã hội, OOH ngoài trời, banner trên trang web,...
- Chiến dịch quảng cáo sẽ bao gồm các mẫu quảng cáo đơn lẻ, phục vụ cho việc truyền tải một Big Concept - Thông điệp chung mà thương hiệu muốn gửi gắm đến khách hàng. Thông thường, chiến dịch quảng cáo có thể triển khai trên các nền tảng khác nhau: chụp ảnh quảng cáo sản phẩm trên mạng xã hội, video viral, TVC, trình chiếu ngoài trời,...
![]() |
Nguồn: The Next Scoop
Vì sao phải thực hiện chiến dịch quảng cáo thay vì dùng các quảng cáo đơn lẻ?
Có nhiều marketer thường có câu hỏi rằng vì sao không dùng nhiều quảng cáo đơn lẻ mà phải chạy một chiến dịch quảng cáo từ A-Z?
Do mục đích chính của một chiến dịch quảng cáo là truyền đạt thông điệp chung đến cho người dùng, nhằm thực hiện mục tiêu truyền thông đã đặt ra ban đầu từ thương hiệu. Dựa vào mục tiêu, thông điệp truyền thông đó sẽ tác động đến cảm xúc và nhận thức của người dùng. Từ đó, dẫn đến sự thay đổi hành vi của họ, chẳng hạn như cân nhắc chọn mua sản phẩm A thay vì mua sản phẩm B, giúp đẩy mạnh và tăng vọt doanh số cho doanh nghiệp hơn.
![]() |
Nguồn: TechnologyAdvice
Một case study tiêu biểu không thể không nhắc đến, chính là chiến dịch quảng cáo “Đi để trở về” từ nhãn hàng Biti’s. Là một chiến dịch đã được 5 năm tuổi, truyền tải thông điệp chung cho những người trẻ rằng cho dù có đi khám phá và trải nghiệm bất cứ đâu, Biti’s luôn luôn đồng hành với họ trong các chuyến đi đó.
Chiến dịch được thương hiệu Biti’s định hướng triển khai trong nhiều năm liền, điều đó đã giúp cho thông điệp “Đi để trở về” in sâu vào tâm trí người trẻ, và thế là mỗi khi nhắc đến câu này là chúng ta sẽ nhớ ngay đến Biti’s.
![]() |
Một số lưu ý bạn nên nắm chắc khi triển khai chiến dịch quảng cáo
Để giúp các marketer có thể thực hiện được một chiến dịch quảng cáo theo một lộ trình xuyên suốt và có sự hiệu quả, hãy cùng TRÒN HOUSE đi qua các thông tin quan trọng của một Advertising Campaign: thời gian, kế hoạch chi tiết và cách truyền tải thông điệp.
Thời gian của toàn bộ chiến dịch
Khi chuẩn bị triển khai chiến dịch quảng cáo, bạn nên lưu ý về tổng thời gian mà chiến dịch được diễn ra, bởi đây là yếu tố có sự tác động lớn đến ngân sách mà doanh nghiệp chi trả.
Với những chiến dịch nhỏ với thời gian dưới 3 tháng, thường diễn ra ở một khoảng thời gian đặc biệt trong năm, chẳng hạn như: các dịp lễ, chạy theo mùa,... và truyền tải một thông điệp chính trong quãng thời gian này.
Ở đây, chúng ta có thể liên tưởng đến chiến dịch ngắn “Đi về nhà” - Đen Vâu và JustaTee kết hợp với thương hiệu Honda Việt Nam. MV này được đăng tải trước dịp nghỉ Tết một tháng, cùng các hoạt động truyền thông mà Honda triển khai trong 3 tháng Tết Âm Lịch 2021 trên mạng xã hội.
![]() |
Nguồn: Tiin
Đối với các chiến dịch quảng cáo lớn có thể hơn 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng, 1 năm hoặc có thể là diễn ra nhiều năm liền. Tuy có lộ trình khác nhau, nhưng các chiến dịch lớn này sẽ gồm nhiều những chiến dịch nhỏ được triển khai độc lập và liên kết với nhau bởi một Big Concept.
“Làm điều hay – ngại gì bẩn” (Dirt is good) là một thông điệp mà OMO sử dụng suốt từ 2005 đến hiện nay. Trong dịp Tết Tân Sửu 2021 vừa rồi, thương hiệu đã một lần nữa truyền tải sứ mệnh qua thông điệp “Lời chúc hóa hành động – Lấm bẩn mang điều hay”, gửi gắm đến người tiêu dùng lời nói hết sức ý nghĩa về “Tết xanh” thông qua hành động trồng cây xanh bảo vệ môi trường. Dù cho thông điệp nay không có gì mới, những cách làm của OMO trong việc biến hóa thông điệp qua mỗi chiến dịch đã tạo được sự gắn kết chặt chẽ với khách hàng của họ.
![]() |
Lập kế hoạch chi tiết cho lộ trình truyền thông
Khi thực hiện chiến dịch quảng cáo, thương hiệu nên lập ra kế hoạch và chiến lược bài bản để tiếp cận khách hàng dễ hơn, phân chia ra thành những chiến thuật để truyền thông hiệu quả.
Nói một cách đơn giản, khi triển khai chiến dịch quảng cáo, chúng ta cần xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu, những kênh truyền thông thích hợp, có lộ trình truyền thông truyền tải các ý tưởng đó nhằm thu về hiệu quả cao nhất.
Phải nói đến những chiến dịch quảng cáo từ thương hiệu BAEMIN, bằng việc xác định đối tượng mục tiêu là dân công sở nữ với độ tuổi từ 20-30, họ đã xây dựng chiến dịch quảng cáo tập trung vào mặt cảm xúc nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống phong phú của những người này.
![]() |
Có thể kể đến những chiến dịch như: “Em bé”, “Phụ nữ nên yêu an toàn hay thú vị”, “Ngọt”. BAEMIN đã dựa trên những video thịnh hành trên Youtube để xây dựng suy nghĩ và nhận thức của khách hàng, hướng cho họ chọn món ăn dựa trên cảm xúc và khiến họ có hành động theo mục tiêu được đặt ra trong chiến dịch.
![]() |
Truyền tải một thông điệp xuyên suốt
Khi xây dựng Big Concept - thông điệp chính cho chiến dịch quảng cáo, thương hiệu nên chú ý nội dung truyền tải phải có chiều sâu, nhiều khía cạnh và kể được đa dạng câu chuyện khác nhau.
Với một thông điệp đủ tốt sẽ tạo ra được sự thân thiện và gần gũi cho người dùng, giúp họ cảm nhận được chính mình đang trong câu chuyện này, dễ tác động đến cảm xúc và hành vi của người dùng hơn.
![]() |
Kế tiếp, chúng ta cần xác định cách thức thể hiện cho thông điệp, ví dụ như: chuỗi event, video, MV ca nhạc, bài đăng trên mạng xã hội,... Tất các những hình thức này được xem là phương tiện tiếp cận khách hàng, nên phải được chia sẻ chung một câu chuyện. Khi đã hoàn tất việc xác định hình thức từ những ý tưởng, đây là thời điểm mà chúng ta sẽ dựa vào lộ trình truyền thông nhằm triển khai chi tiết trên các kênh đa dạng.
Qua bài viết tổng hợp thông tin quan trọng để triển khai một chiến dịch quảng cáo mà TRÒN HOUSE chia sẻ, mong rằng các marketer sẽ hiểu rõ và ứng dụng hiệu quả để thu về được kết quả hơn mong đợi về mặt truyền thông cho thương hiệu của mình.
Còn có nhiều bài viết chia sẻ thông tin hữu ích khác về Marketing mà bạn có thể theo dõi và đón đọc tại website TRÒN HOUSE, đừng bỏ lỡ các kiến thức được cập nhật mỗi ngày bạn nhé!
Xem thêm:
ĐÂU LÀ CÁCH ĐỂ QUẢNG CÁO SẢN PHẨM "NHẠY CẢM" MỘT CÁCH "BÌNH THƯỜNG HÓA"?
ĐIỂM QUA CÁC CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG GIÚP VSMART NÂNG SMARTPHONE VIỆT LÊN TẦM CAO MỚI
GÓC NHÌN MARKETING - GIẢI MÃ "CƠN SỐT" LY NHỰA STARBUCKS "GÂY BÃO" THỜI GIAN QUA
TRÒN HOUSE