Dịch bệnh hoành hành, giá mặt bằng cao ngất, cửa hàng kinh doanh điêu đứng
Việt Nam đã chữa trị thành công tất cả các ca nhiễm Covid-19 trong nước, nhưng những hậu quả khác do chúng gây ra vẫn chưa thể dập tắt. Hàng loạt cửa hàng kinh doanh không thể chống chọi với tác động của dịch bệnh và đành đóng cửa. Chưa bao giờ đường phố Việt Nam lại thiếu bóng các cửa hàng như bây giờ.
Trước và Sau dịch
Phan Xích Long (Phú Nhuận) thường được giới trẻ gọi vui là San Francis Long bởi cái tên ná na với San Francisco - một bang sầm uất của nước Mỹ. Không chỉ giống nhau ở cái tên, Phan Xích Long còn nổi tiếng là con đường “hot”. Dù cách xa trung tâm thành phố nhưng ở đây quy tụ vô số nhà hàng, quán cà phê lớn. Khách sạn, karaoke, bệnh viện khám chữa bệnh hay các trung tâm Anh ngữ cũng xuất hiện trên con đường này. Mỗi buổi tối hay những ngày cuối tuần, Phan Xích Long tấp nập người đến để thư giãn, giải trí. Nhà hàng, quán nước chật kín khách hàng. Mặt bằng ở đây trở thành mảnh đất vàng, được vô số thương hiệu săn đón.
Source: Zing |
Tuy nhiên tình thế bây giờ đã khác. Nếu đi ngang con đường này trong khoảng thời gian gần đây, bạn sẽ bị bất ngờ bởi sự đìu hiu khác thường của nó. Hàng loạt cửa hàng kinh doanh đóng cửa, trả mặt bằng. Những quán cà phê mới khai trương năm ngoái như Doha Coffee, Terra Coffee & Tea đành phải ngậm ngùi rời khỏi mảnh đất mình hằng mơ ước đặt chân đến. Các thương hiệu lớn như Trà sữa R&B, nhà hàng Hàn Quốc Dolpan Sam, chuỗi nhà hàng Food House,... cũng không thể chống chọi với “cơn lốc” Covid-19. Những nhà hàng, quán cà phê còn tiếp tục hoạt động vắng khách nhưng lại đông tài xế của các ứng dụng giao đồ ăn như GrabFood, Baemin, Foody bởi trong những ngày dịch bệnh, nhu cầu đặt đồ ăn tại nhà của người dân tăng lên nhanh chóng.
Source: Tuổi Trẻ |
Source: Tuổi Trẻ |
Nguyên do là đâu?
Lý giải cho sự đóng cửa hàng loạt này, chuyên gia trong giới kinh doanh cho rằng giá mặt bằng chính là yếu tố “knock-out” các chủ kinh doanh. Theo đó, giá mặt bằng tại Phan Xích Long dao động từ 2.000-5.000USD/tháng. Với những vị mặt bằng có không gian rộng lớn, vị trí đắc địa, con số này có thể lên đến 15.000USD/tháng, nghĩa là mỗi ngày vừa mở mắt ra chủ kinh doanh đã trả 10 triệu đồng, bất kể hôm đó buôn bán ra sao. Bên cạnh đó, trong thời điểm dịch bệnh khó lường như hiện tại, lượng khách đến nhà hàng, quán cà phê giảm dần. Họ ưu tiên việc ở nhà và đặt hàng qua ứng dụng hơn. Ngoài ra, Phan Xích Long chủ yếu được “phủ sóng” bởi các quán trà sữa, với đối tượng khách hàng chính là học sinh, sinh viên. Trong khi đó, sinh viên các trường đang được nghỉ học do tác động hàng loạt của dịch bệnh nên họ thường tiếp tục ở lại quê chờ đến ngày học lại. Với những sinh viên tiếp tục lên Sài Gòn, họ cũng có suy nghĩ rằng: “Tháng này dịch bệnh, đi làm không được nhiều tiền, nên bớt tiêu xài mua sắm lại”. Từ đó khách hàng đã ít lại càng hiu hắt hơn. Không có khách nhưng hàng loạt chi phí như phí mặt bằng, nhân viên, điện nước, nguyên liệu,... vẫn chờ đợi chủ kinh doanh. Không thể chống chọi nổi, đóng cửa là kết quả đáng buồn ai cũng có thể đoán được. Chỉ có điều mọi người không nghĩ mọi thứ diễn ra quá nhanh chóng như thế.
Source: Tuổi Trẻ |
Từ một con đường sầm uất, Phan Xích Long vắng vẻ khác thường. Những mảnh giấy “Cho thuê nhà” tróc keo, rơi xuống đất, bay lại giữa không khí đìu hiu càng làm cảnh tượng buồn bã hơn. Có đoạn đường, 6 cửa hàng liền kề sát nhau thì đến 4 cửa hàng đóng cửa, treo đầy biển cho thuê.
Source: Zing |
Chưa có dấu hiệu chỉ dừng lại ở đó
Không chỉ Phan Xích Long gặp tình trạng này mà hàng loạt con phố khác gặp vấn đề tương tự. Lý Tự Trọng, Đồng Khởi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tôn, những con đường nổi tiếng nằm ngay tại trung tâm Quận 1 cũng không thể vững vàng trước Covid-19. Vốn từng chật kín khách Tây lẫn khách Ta, nay khu vực này trở nên rộng rãi, thênh thang hơn. Những người làm bảo vệ hoặc sinh sống ở đây đã lâu vô cùng ngạc nhiên với tình trạng này bởi đây là lần đầu tiên có nhiều cửa hàng đồng loạt đóng cửa như thế. Thông thường, khi một doanh nghiệp vừa trả mặt bằng, chủ kinh doanh khác sẽ nhảy vào thuê lại địa điểm đó ngay nhưng ở thời điểm hiện tại, có những nơi bỏ trống hàng tháng nhưng vẫn chưa có ai thuê.
Source: Tuổi Trẻ |
Source: Tuổi Trẻ |
Covid-19 vẫn đang mặc sức hoành hành và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Dù không trực tiếp nhiễm bệnh, các chủ kinh doanh vẫn đang vô cùng đau đớn bởi sự thiệt hại do virus corona gây ra. Nếu tình hình dịch bệnh không nhanh chóng kết thúc, những chủ kinh doanh hiện tại chắc cũng sẽ không còn đủ sức để duy trì.
XEM THÊM:
Giá thuê nhà ở TP.HCM đột nhiên giảm mạnh.
Chủ kinh doanh ở Hà Nội cũng đồng loạt trả mặt bằng, thua lỗ vì dịch bệnh.
TP.HCM MÙNG 52 TẾT: VẮNG VẺ MỌI NẺO ĐƯỜNG
TRÒN HOUSE