Nội dung bài viết:

    I. Amazon Account Health là gì?

    II. Amazon Account Health Ranking (AHR)
    III. Phát triển thương hiệu một cách chuyên nghiệp

hình amazon

 

Source: Web Retailer


Tổng quan về Amazon Account Health

Amazon Account Health là gì?

Amazon Account Health (AAH) là một trang được tạo ra để các doanh nghiệp theo dõi tổng quan tài khoản bán hàng của mình tại Amazon. Mục đích chính của AAH sẽ giúp bạn theo dõi các chỉ số về kinh doanh, bán hàng, sai phạm,...cũng như những chính sách yêu cầu từ Amazon. Qua đó, nhà bán hàng sẽ hạn chế tối đa vấn đề bị khóa tài khoản cũng như phát triển cửa hàng và thúc đẩy doanh số sản phẩm tại Amazon.

 

 

hình amazon

Source: SC Beginners

Amazon cực kỳ khuyến khích các doanh nghiệp nên thường xuyên theo dõi các chỉ số này để có thể kịp thời khắc phục các vấn đề nghiêm trọng. Đồng thời cũng có thể hợp tác với đội ngũ hỗ trợ của Amazon trong thời gian nhanh nhất để có thế xử lý các vi phạm.

Để truy cập vào Account Health của Amazon, bạn hãy làm theo cách sau:

Bước 1: Truy cập vào Amazon.com và đăng nhập tài khoản bán hàng của mình.

Bước 2: Truy cập và Seller Central

Bước 3: Nhấp vào Performance Menu và chọn Account Health.

 

 

seller launch

Source: Sellers Launch

Amazon Account Health sẽ có 3 mục chính, bao gồm:

 

Customer Service Performance (Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng): Phần trăm của yếu tố này sẽ dựa trên các vấn đề liên quan tới đơn hàng và đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

 

Product Policy Compliance (Các vi phạm về sản phẩm): Đây là chỉ số bạn nên quan tâm và theo dõi thường xuyên vì các vi phạm liên quan sản phẩm và sở hữu trí tuệ sẽ rất dễ dẫn tới việc tài khoản bị khóa tại Amazon.

 

Shipping Performance (Chất lượng hoàn thành đơn hàng): Yếu tố vận chuyển sẽ được đánh giá dựa trên 3 chỉ số, bao gồm:

  • Late Shipment Rate (Tỷ lệ đơn hàng bị giao chậm hơn so với thời gian dự kiến).
  • Pre-fulfillment Cancel Rate (Tỷ lệ đơn hàng bị hủy bởi nhà bán hàng).
  • Valid Tracking Rate (Tỷ lệ theo dõi đơn hàng).

 

Amazon Account Health Ranking (AHR)

Amazon Account Health Ranking có thang điểm từ 0-1000, được thể hiện ở các cấp độ màu sắc khác nhau. Thông thường các nhà bán hàng sẽ khởi đầu với 200 điểm. Việc tuân thủ hay vi phạm chính sách trong việc kinh doanh Amazon sẽ được hiển thị chi tiết để giúp các doanh nghiệp có thể nhận biết những vấn đề đang xảy ra với tài khoản của mình. Qua đó, bạn phải nhanh chóng xem xét các chỉ số tại Account Health và tiến hành xử lý cùng đội ngũ hỗ trợ của Amazon. Việc này nhằm hạn chế tối đa các rủi ro ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc kinh doanh của bạn.

 

bảng ranking

 

Source: Tròn House

Nếu chẳng may bạn bị dính vào các vi phạm chính sách bán hàng thì cũng đừng quá lo lắng. Amazon sẽ dựa trên mức độ nghiêm trọng của vấn đề để có thể đưa ra các cảnh cáo hợp lý nhất.

 

 

bảng ranking

Source: Tròn House

Bạn cần làm gì khi có các vi phạm chính sách kinh doanh Amazon?

Trước khi vô hiệu tài khoản bán hàng, Amazon sẽ gửi email để xác nhận các sai phạm và kế hoạch làm việc chi tiết (POA - Plan of Action). Lúc này Account Health Ranking sẽ chuyển về màu đỏ cùng điểm số 0 để thông báo khẩn cấp cho nhà bán hàng về tình trạng tài khoản.

Trong thời gian tối đa 03 ngày, bạn cần thu thập đủ các thông tin để giải trình về những vi phạm, càng chi tiết càng tốt. Qua đó giúp Amazon dễ dàng đánh giá mức độ nghiêm trọng của sai phạm mà có các cảnh cáo phù hợp. Và trong khoảng thời gian này, đội ngũ chuyên viên của Amazon sẽ luôn hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề trên.

Lưu ý, tài khoản bán hàng của bạn có thể bị khóa ngay lập tức nếu các lỗi vi phạm vượt quá số lần cho phép trong vòng 180 ngày, cụ thể:

  • Trên 05 lần đối với các vi phạm về chính sách bán hàng.
  • Trên 02 lần đối với các vi phạm liên quan tới sản phẩm.

 

 

hình amazon

Source: OA Beans

07 chỉ số quan trọng của Amazon Account Health

Các nhà bán hàng tại Amazon cực kỳ quan tâm tới Account Health, bởi vì họ hiểu rất rõ tầm quan trọng của yếu tố này mang lại cho việc kinh doanh của mình. Bên cạnh hạn chế những rủi ro cho tài khoản bán hàng, AAH còn được xem như bản kế hoạch với đầy đủ những chỉ số kinh doanh cần thiết. Bạn hoàn toàn có thể dựa trên các dữ liệu này để cải thiện và phát triển con đường kinh doanh tại sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới này.

Tròn House sẽ đi sâu hơn những chỉ số cực kỳ quan trọng của Amazon Account mà bạn cầm nắm nhé.

  1. Tỷ lệ đơn hàng sai sót (Order Defect Rate)

Tỷ lệ đơn hàng sai sót được đo lường tổng thể trong vòng 60 ngày dựa trên các đơn hàng đã được bạn xác nhận. Amazon khuyến nghị các nhà bán hàng nên duy trì ít hơn 1% để đảm bảo trạng thái hoạt động tốt nhất cho tài khoản. Chỉ số Order Defect Rate được tính dựa trên tổng của 03 yếu tố, cụ thể:

  • Negative Feedback (Tỷ lệ phản hồi tiêu cực).
  • A to Z Guarantee Claims (Khiếu nại liên quan tới trả hàng và hoàn tiền).
  • Chargeback Claims (Khiếu nại liên quan tới thanh toán).
  1. Tỷ lệ đơn hàng bị hủy (Cancellation Rate)

Khung thời gian đo lường và hiển thị chỉ số này là 07 ngày. Con số mà doanh nghiệp nên đảm bảo là dưới 2.5% để việc kinh doanh của mình không bị ảnh hưởng nhé.

Lưu ý: Tỷ lệ này được áp dụng cho các đơn hàng bị hủy bởi các nhà bán hàng (Fulfillment by Amazon sẽ không được tính). Nếu các đơn hàng do chính người mua hủy thì hoàn toàn không ảnh hưởng đến chỉ số này.

  1. Tỷ lệ theo dõi đơn hàng (Valid Tracking Rate)

Tỷ lệ này hiển thị theo số lượng đơn hàng trong vòng 30 ngày. Nếu muốn sở hữu đầy đủ các tính năng hỗ trợ bán hàng của Amazon, bạn cần đảm bảo chỉ số này luôn trên mức 95%. Thời gian Amazon cho các nhà bán hàng xác nhận đơn hàng là 5 ngày. Sau thời gian này, tỷ lệ giao hàng chậm sẽ được tính. Đồng thời họ cũng gửi email để nhắc nhở nhà bán hàng. Bạn hãy lưu ý những vấn đề này để không bị nhận con số “không vui vẻ” nhé.

 

 

hình amazon account

Source: Seller App

  1. Tỷ lệ giao hàng đúng thời gian quy định (On-time Delivery Rate)

97% là con số hoàn hảo để các nhà bán hàng nên có. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ cửa hàng của bạn hoạt động hiệu quả, tích cực và khách hàng tại Amazon cũng rất ưu tiên lựa chọn các sản phẩm đến từ những thương hiệu này.

  1. Tỷ lệ đánh giá không tốt từ khách hàng (Return Dissatisfaction Rate)

Đây là tỷ lệ vô cùng quan trọng mà bạn phải thường xuyên theo dõi vì liên quan tới đánh giá của khách hàng về sản phẩm. Phần trăm càng thấp thì càng tốt và Amazon khuyến cáo con số này nên nằm dưới 10% là ổn định cho các doanh nghiệp bán hàng tại đây.

  1. Tỷ lệ sai sót hóa đơn (Invoice Defect Rate)

Phần lớn người mua hàng tại U.S và nhiều thị trường khác có thói quen thanh toán bằng thẻ tín dụng (Credit Card). Bên cạnh đó, nhu cầu xuất hóa đơn các khách hàng thuộc Amazon Business cũng rất lớn. Đó là lý do vào tháng 6/2020, Amazon đã chính thức thêm tỷ lệ sai sót hóa đơn vào mục Account Health để khuyến khích các nhà bán hàng phải chủ động hơn trong việc xuất hóa đơn (các vấn đề liên quan tới thuế hoặc kế toán thu chi của công ty). Qua đó tăng thêm tính tiện ích khi mua sắm của người tiêu dùng. Hãy đảm bảo chỉ số này dưới 4 % để cửa hàng tại Amazon của bạn được hỗ trợ tốt nhất..

  1. Tỷ lệ gửi hàng muộn hơn ngày dự kiến (Late Dispatch Rate)

Tỷ lệ này được đo lường dựa trên tổng đơn hàng đã xác nhận giao hàng trong vòng 10 hoặc 30 ngày từ nhà bán hàng. Nhằm hạn chế việc bị cảnh cáo từ Amazon hoặc tệ hơn là bị đình chỉ tài khoản, bạn hãy luôn duy trì con số dưới 5%.

 Bạn cần làm gì để phát triển tài khoản bán Amazon của doanh nghiệp?

Amazon luôn được xem là miền đất hứa đối với các doanh nghiệp lớn nhỏ, đặc biệt là những thương hiệu Việt muốn tiếp cận thị trường quốc tế. Đồng nghĩa là sức cạnh tranh ở tại sàn thương mại điện tử này cực kỳ cao. Hãy lưu lại những bí kíp của Tròn để mang lại lợi thế cạnh tranh, thu hút khách hàng và gặt hái được những thành công khi kinh doanh tại Amazon ngay nào. 

Tuân thủ chính sách bán hàng, thường xuyên theo dõi Amazon Account Health

Như những thông tin mà Tròn House cung cấp cho bạn ở phía trên, việc theo dõi thường xuyên Account Health là vô cùng cần thiết. Sự thay đổi của các chỉ số sẽ cung cấp những thông tin quan trọng cho việc lập kế hoạch và phát triển kinh doanh tại Amazon. Đồng thời nếu chẳng may vi phạm chính sách của Amazon, bạn hoàn toàn có thể nhận ra sớm để khắc phục và hạn chế tối đa rủi ro cho tài khoản của mình.

Một thị trường đầy sự cạnh tranh như Amazon sẽ không thiếu những chiêu trò chơi xấu từ đối thủ cạnh tranh. Chính vì thế bạn hoàn toàn có thể nhận được những vi phạm “từ trên trời rơi xuống” bất cứ lúc nào. Hãy biết cách bảo vệ sự nghiệp kinh doanh của mình và chủ động xử lý những chiêu trò bẩn này nhé.

 

 

hình amazon

Source: Cap Forge

Tận dụng những tính năng hỗ trợ từ Amazon

Sau khi đã bảo vệ tài khoản bán hàng của mình, việc tiếp theo cần làm là phát triển thương hiệu và đưa sản phẩm của bạn tiếp cận khách hàng toàn cầu nhé. Amazon luôn có rất nhiều tính năng hỗ trợ các nhà bán hàng của họ trong việc kinh doanh, vận chuyển và phát triển thương hiệu. Không cần đầu tư quá nhiều chi phí, bạn hoàn toàn có thể sử dụng những tính năng này để giúp việc kinh doanh của mình trở nên thuận lợi hơn.

Bên cạnh đó, giá cả, dịch vụ, nhà cung cấp, đơn vị vận chuyển,...cũng cần được quan tâm. Chỉ cần một chút khác biệt từ các yếu tố này cũng giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn thay vì những đối thủ cạnh tranh khác. Qua đó dễ dàng giúp nhà bán hàng tăng doanh số và phát triển con đường kinh doanh Amazon.

 

 

marketing AI

Source: Marketing AI

Phát triển thương hiệu một cách chuyên nghiệp

Các tính năng hỗ trợ phát triển thương hiệu tại Amazon hiện nay chủ yếu đánh mạnh vào yếu tố nội dung sáng tạo (hình ảnh, video sản phẩm) với nhiều hình thức khác nhau. Đây được xem là yếu tố hàng đầu trong việc tạo ra sự thu hút đối với khách hàng, mang tới lợi thế cạnh tranh và thành công cho các nhà bán hàng biết tận dụng đúng cách.

 

 

hình amazon

Source: Digit Matter

Hiện nay, Amazon cũng có rất nhiều nguyên tắc đối với hình ảnh và video sản phẩm. Việc này nhằm đảm bảo tính nhất quán tại website của họ. Chính vì thế bên cạnh việc sáng tạo, bạn cũng cần đảm bảo việc tuân thủ những nguyên tắc để nội dung sáng tạo hoạt động hiệu quả nhất.

Bạn có thể hoàn toàn tự thực hiện hoặc thuê các đối tác thực hiện nội dung sáng tạo. Tại Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều công ty chuyên nghiệp về hình ảnh, video với nhiều chi phí khác nhau. Điều quan trọng nhất mà bạn cần lưu ý là lựa chọn được những đối tác phù hợp với mục tiêu và nhu cầu kinh doanh của mình. Đồng thời, các công ty này phải nắm rõ những nguyên tắc từ Amazon mới có thể sáng tạo hình ảnh và mang lại những thành công cho sản phẩm, thương hiệu của bạn.

 

hình amazon

Source: Tròn House

Là một trong những đối tác hình ảnh chính thức của Amazon tại Việt Nam, Tròn House đã vinh hạnh được đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước trên con đường kinh doanh tại Amazon. Thấu hiểu được tầm quan trọng của nội dung sáng tạo cùng những nguyên tắc của sàn thương mại điện tử này, Tròn luôn mong muốn được đồng hành cùng bạn để đạt được những mục tiêu phát triển mà doanh nghiệp đã đề ra.

Hy vọng bài viết trên đã mang tới cho bạn những thông tin bổ ích về Amazon Account Health cùng cách bảo vệ tài khoản và phát triển con đường kinh doanh tại Amazon nhé. Nếu có nhu cầu về hình ảnh và video sản phẩm thì đừng ngần ngại liên hệ với Tròn để được tư vấn tận tình nhất nhé. Tròn House luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên con đường xây dựng thương hiệu, kiến tạo thành công.

 

Nguồn tham khảo: Amazon, Sellers Launch, Repricerexpress, A Top Digital 
XEM THÊM
Các bước cần thiết để tạo và quản lý gian hàng Amazon

Thiết kế Amazon A+ Content thành công cho sản phẩm của bạn
Những sự thật về việc kinh doanh trên Amazon có thể bạn chưa biết

TRÒN HOUSE