Sự trỗi dậy của Amazon như một thị trường trực tuyến toàn cầu đã mở ra nhiều cơ hội cho người bán giới thiệu sản phẩm của họ và tiếp cận nhiều đối tượng hơn. Một trong những tính năng mạnh mẽ để các chủ sở hữu thương hiệu có khả năng tạo và quản lý cửa hàng trên Amazon chính là thiết kế Amazon A+ Content một cách chỉn chu. Hãy cùng Tròn tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này nhé.

 

Bước 1: Nghiên cứu

 

Trước khi bạn tạo một cửa hàng Amazon, bạn cần thực hiện nghiên cứu của mình. Điều này bao gồm phân tích sự cạnh tranh, xác định đối tượng mục tiêu của bạn và xác định sản phẩm bạn muốn bán. Bạn cũng nên nghiên cứu các quy tắc và quy định của Amazon để đảm bảo rằng bạn hiểu các chính sách của nền tảng.

 

Phân tích sự cạnh tranh của bạn có thể giúp bạn xác định những gì hoạt động và những gì không trong ngành của bạn. Nó cũng có thể giúp bạn hiểu nhu cầu và sở thích của khách hàng. Bằng cách hiểu đối tượng mục tiêu của mình, bạn có thể tạo danh sách sản phẩm phù hợp với nhu cầu và sở thích của họ.

 

Bước 2: Tạo tài khoản của bạn

Khi bạn đã hoàn thành nghiên cứu của mình, bạn có thể tạo tài khoản người bán trên Amazon của mình. 

2.1. Lập tài khoản Amazon

Để có thể bắt đầu mở gian hàng trên Amazon, người bán cần có tài khoản người bán chuyên nghiệp (professional seller). Sau khi có những thông tin cần thiết giữa người bán và doanh nghiệp, Amazon cho phép người bán chọn các sản phẩm trên gian hàng chính thức và quản lý một gian hàng trực tuyến trên sàn Amazon.

 

Để mở tài khoản, chủ cửa hàng/chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị những thông tin sau: 

 

  •  Tên (theo tờ khai thuế) 
  •  Địa chỉ đầy đủ 
  •  Số fax quốc tế 
  •  Địa chỉ email 
  •  Loại cấu trúc doanh nghiệp của bạn (công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, . ..) 
  •  Trạng thái giao dịch 
  •  Số FTI (Hệ thống hải quan quốc tế) 

 

Để xác định tên tuổi, chủ cửa hàng hoặc chủ doanh nghiệp cần có các giấy tờ sau:  

 

  •  Họ và tên  
  •  Ngày tháng năm sinh 
  •  Số CMND/Căn cước công dân 
  •  Quốc gia sử dụng 
  •  Hình ảnh trước và sau của CMND/Căn cước công dân 
  •  Bảng sao kê tài khoản ngân hàng

 

Ngoài ra, chủ cửa hàng còn phải điền mục Display name: Tên cửa hàng hiện thị trên sàn Amazon. Tiếp tục bạn chọn “Text me now” để Amazon gửi mã pin xác minh danh tính, Cuối cùng ấn “Next” để sang bước tiếp theo.

2.2. Điền thông tin mã số thuế

 

Để hoàn thiện độ uy tín của cửa hàng, bạn cần điền chính xác thông tin mã số thuế của doanh nghiệp. Tiếp theo bạn ấn chọn “Launch Interview Wizard”. Chọn “No” vì bạn không phải là người Mỹ. Và cung cấp chữ ký điện tử theo video hướng dẫn từ Amazon.

2.3. Điền phương thức thanh toán

 

Sau khi hoàn thiện 2 bước quan trọng đã được Tròn nhắc ở trên, các bạn hãy tạo danh sách sản phẩm và thêm thẻ PO. Xong sau đó nhấn Submit để hoàn thành và chuyển sang bước tiếp theo.

 

Bước 3: Đăng kí thương hiệu với Amazon Brand Registry - ABR

Sau khi được Amazon chấp nhận tài khoản bán hàng, bước đăng kí thương hiệu với ABR chính là “cầu nối” sản phẩm của bạn và người tiêu dùng. Thông qua việc thương hiệu doanh nghiệp hiện trên trang Amazon.

 

Để đăng ký chương trình ABR, doanh nghiệp cần có:

 

  • Tên thương hiệu
  • Mã số thương hiệu (đã đăng ký USPTO)
  • Hình ảnh tên thương hiệu ở trên sản phẩm 
  • Hình ảnh nhãn hiệu sản phẩm

 

Bước 4: Thiết kế giao diện gian hàng

Sau khi đăng ký ABR, bạn hãy truy cập mục Quản lý cửa hàng. Amazon sẽ cung cấp cho bạn một danh sách những thương hiệu đủ điều kiện để tạo gian hàng. Và hướng dẫn người bán cách tạo gian hàng theo đúng form của Amazon. Người bán có thể thiết kế giao diện trang chủ bằng cách chọn các template có sẵn. Hoặc có thể lựa chọn từ gợi ý của Amazon với bốn chủ đề khác nhau. Hãy thiết kế và lựa chọn những template thực sự phù hợp với sản phẩm bạn muốn bán để tối ưu hoa gian hàng điện tử.

Bước 5: Đăng chi tiết danh sách sản phẩm của bạn

 

Khi đã tạo xong tài khoản cho doanh nghiệp, bạn có thể bắt đầu liệt kê các sản phẩm của mình. Bạn phải nhớ rằng, khi tạo danh sách sản phẩm, điều quan trọng là cung cấp mô tả sản phẩm chính xác và chi tiết. Điều này có thể giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt và giảm khả năng bị trả lại hoặc phản hồi tiêu cực. Bạn cũng nên tối ưu hóa danh sách của mình để tìm kiếm bằng cách:

 

  • Sử dụng các từ khóa có liên quan
  • Hình ảnh chất lượng cao
  • Tên sản phẩm
  • Một số đề xuất sản phẩm (ví dụ: sách bán chạy nhất)
  • Các dạng sản phẩm
  • Video giới thiệu sản phẩm

Bước 6: Tối ưu hóa nội dung 

Sau khi của hàng của bạn hoạt động, điều quan trọng là phải theo dõi hiệu suất của nội dung đó và tối ưu hóa nội dung đó để có kết quả tốt hơn. Amazon cung cấp các số liệu về hiệu suất, chẳng hạn như tỷ lệ nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi và doanh số cho Amazon A+ Content của bạn. Sử dụng dữ liệu này để xác định các khu vực cần cải thiện và thực hiện các điều chỉnh cần thiết cho nội dung của bạn. Thử nghiệm các biến thể khác nhau của nội dung để xem điều gì phù hợp nhất với đối tượng mục tiêu của bạn, đồng thời thúc đẩy mức độ tương tác và chuyển đổi cao hơn.

Bước 7: Gửi lại để Amazon xét duyệt

Sau khi hoàn thành hết tất cả những bước trên, bạn hãy kiểm tra lại 1 lần xem có gì sai sót bằng cách nhấp vào tùy chọn “Xem trước cửa hàng” để kiểm tra giao diện cửa hàng của bạn nhìn ra sao dưới tư cách khách hàng.

 

Cuối cùng, người bán cần gửi các trang đã tạo cho Amazon để xét duyệt và cho phép bắt đầu bán hàng trên Amazon.

 

Tạm kết

Tròn hy vọng bài viết này đã cung cấp đầy đủ hướng dẫn toàn diện để tạo và quản lý cửa hàng của bạn trên Amazon. Hiện nay Amazon đang là một thị trường màu mỡ, đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 

Vui lòng liên hệ ngay với Tròn House- chúng tôi luôn sẵn sàng tạo ra những hình ảnh đặc sắc và thu hút nhất cho template cửa hàng điện tử của bạn. Từ đó, sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận với xu hướng xuất khẩu và hội nhập thương mại toàn cầu hóa một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

 

 

Tròn House

Xem thêm:

THIẾT KẾ AMAZON A+ CONTENT THÀNH CÔNG CHO SẢN PHẨM CỦA BẠN

cách quay video bán hàng amazon

THIẾT kinh doanh trên amazon: cơ hội vàng cho các doanh nghiệp