9 XU HƯỚNG BÁN LẺ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐÁNG CHÚ Ý NĂM 2018

 

2017 qua đi để lại dấu ấn của nhiều sự kiện nổi cộm đáng chú ý như sự thoái trào của Vine, sự thịnh hành của trợ lý bằng giọng nói, sự ra đời của Apple iPhone X và hay sự thu hút mạnh mẽ của series Stranger Things. Chúng ta hãy cùng nhau điểm qua những xu hướng được kỳ vọng sẽ định hình ngành công nghiệp bán lẻ và thương mại điện tử vào năm 2018.

 

1. Sự thống trị của điện thoại di động

Tầm quan trọng của kênh điện thoại di động đối với những nhà bán lẻ không còn là một điều quá mới mẻ. Giao dịch trên điện thoại di động chiếm 51% doanh số bán lẻ trực tuyến của Anh trong Quý 4 năm 2015/16. Những cải tiến cho thoại thông minh gần đây (bao gồm Touch ID và thanh toán qua nhận dạng khuôn mặt) giúp tăng cường sự thống trị của kênh mua sắm di động này khi trải nghiệm duyệt web trên điện thoại di động ngày càng trở nên dễ dàng hơn – Như vậy, liệu đây có được xem là sự thoái trào của mua sắm trên máy tính để bàn hay không?

 

 

2. Tìm kiếm và mua sắm bằng giọng nói

 

Với sự ra đời của Amazon Alexa và Google Home, tương lai của “thương mại đối thoại” - những người sử dụng trợ lý giọng nói để mua sắm - đã trở thành hiện thực.

Mặc dù các thiết bị này hiện đang được sử dụng chủ yếu cho những nhu cầu tìm kiếm thông thường (chẳng hạn như yêu cầu dự báo thời tiết), việc ra mắt những hình hiển thị có thể là bước đột phá để tăng tính tiện nghi cho việc mua sắm, cho phép khách hàng tìm kiếm và quan trọng nhất là nhìn thấy được các sản phẩm.

 

3. Tìm kiếm và mua sắm thông qua hình ảnh

Phương thức tìm kiếm sản phẩm thông qua truy vấn bằng kí tự có thể được tổng hợp lại theo số thứ tự. Bên cạnh sự thịnh hành của tìm kiếm bằng giọng nói như đã đề cập, chúng ta còn có thể tìm kiếm bằng hình ảnh: Sử dụng tham chiếu hình ảnh để tìm các sản phẩm tương tự. Tính năng "Mua hàng dựa trên hình ảnh tương tự" của Google công bố vào năm ngoái đã mở đường cho xu hướng này - quảng cáo sản phẩm có liên quan thông qua tìm kiếm của Google Image. Ngoài ra, năm nay eBay cũng đã công bố hai tính năng tìm kiếm trực quan mới (“Image Search” và “Find it on eBay”), sử dụng AI để tạo nên ngân hàng khổng lồ của hãng về dữ liệu danh sách hình ảnh, tìm kiếm các sản phẩm liên quan từ ảnh sản phẩm đã xem qua. Những nhà bán lẻ lớn khác (bao gồm cả ASOS, Amazon và Wayfair) cũng đã tích hợp các tính năng tìm kiếm hình ảnh, và nhiều nhà bán lẻ được dự đoán cũng sẽ tiếp nối xu hướng này.

 

4. Dùng Chatbot để marketing

 

 

Chatbot đang bắt đầu nổi lên như một sự lựa chọn hàng đầu đáng tin cậy đối với người dùng khi thực hiện các chức năng đơn giản như trả lời các câu hỏi thường gặp và hướng dẫn người mua sắm đến các trang web có liên quan.

 

Tuy nhiên, khi điện thoại di động ngày càng phát triển mạnh mẽ và nhu cầu về hiệu quả càng tăng cao, chúng ta có thể kỳ vọng chatbot thực hiện được nhiều chức năng hơn, chẳng hạn như đề xuất sản phẩm một cách cá nhân hóa theo nhu cầu khách hàng, cung cấp nội dung hoặc quảng bá các đợt khuyến mãi và giảm giá.

 

5. Bricks-and-mortar pop-ups (Các cửa hàng ngắn hạn)

 

Trong vài năm qua xu hướng mua sắm trực tiếp tại cửa hàng đã sụt giảm khi các kênh trực tuyến phát triển nở rộ. Tuy nhiên, các nhà bán lẻ trực tuyến và cả những nhà xuất bản đang có dấu hiệu bắt đầu trở lại mở các pop-up store và cửa hàng trong các trung tâm mua sắm chính. Ví dụ điển hình là việc khai trương cửa hàng mỹ phẩm Marie Claire’s Fabled trên phố Tottenham Court Road ở London và Amazon ra mắt các pop-up store ở Soho để quảng bá sự kiện Black Friday của hãng. Liệu xu thế này có phải chỉ là tạm thời hay chỉ là một cách thu hút khách hàng ngắn hạn hay không? Thời gian sẽ trả lời.

 

6. Chia sẻ là quan tâm

 

Nền kinh tế chia sẻ đã tạo nên cuộc cách mạng hóa cho ngành du lịch (với sự tiên phong không thể phủ nhận của Airbnb) và có thể sẽ sớm có tác động tương tự đối với ngành bán lẻ. Một số công ty thời trang khởi nghiệp đã nổi lên trong những năm gần đây, dựa trên ý tưởng dịch vụ cho mượn từ cá nhân khác hoặc thuê quần áo cao cấp từ một tủ quần áo ảo bằng cách đăng kí định kì. Những ví dụ đáng chú ý bao gồm Rent the Runway ở Mỹ và Girl Meets Dress ở Anh. Khi việc sở hữu thứ gì đó không còn quá quan trọng nữa thì đây chính là xu hướng bán lẻ cần được lưu ý để nắm rõ và tối ưu hóa.

 

 

7. Trở nên “gọn nhẹ” hơn

Tương tự như việc người tiêu dùng ngày càng ít quan tâm đến quyền sở hữu vật chất, các nhà bán lẻ trực tuyến cũng ngày càng trở nên “gọn nhẹ” và ít cồng kềnh hơn. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ chứng kiến sự xuất hiện của nhiều mô hình thương mại thị trường không sở hữu một món hàng hóa cụ thể nào nhưng lại vượt trội về trải nghiệm khách hàng, cũng như ưu tiên thuê ngoài những bộ phận không thuộc vào những chức năng cốt lõi của công ty chẳng hạn như sản xuất hình ảnh và nội dung để giảm bớt chi phí đầu vào.

 

8. Augmented reality (AR)

 

Thách thức lâu dài của mua sắm trực tuyến, đặc biệt đối với trang trí nội thất và thời trang là sự thiếu khả năng hình dung và cảm nhận sản phẩm một cách thực tế. AR có tiềm năng để giải quyết vấn đề này. Cụ thể là các thương hiệu như Dulux và IKEA đã đưa ra các ứng dụng sử dụng công nghệ AR để giúp người tiêu dùng xem trước món đồ trang trí nội thất hoặc màu sơn nào đó ngay trong chính căn nhà của họ thì sẽ trông thực tế như thế nào. Tiềm năng của công nghệ này đang phát triển có thể sẽ là một cơ hội lớn cho các thương hiệu trong những ngành đã kể trên.

 

                                       
Nguồn : IKEA PLACE (IKEA UK)

9. Tính xác thực

 

“Fake news” (Tin đồn giả), theo từ điển Collins, đã được chọn là “Từ của năm” vào năm 2017. Điều này phần nào phản ánh được tính ngờ vực, mong muốn sự thật và tính xác thực trong xã hội nói chung.

 

Do đó, những thông tin được định lượng và kiểm định một cách minh bạch và chính xác sẽ thường tạo được nhu cầu tiêu dùng cao hơn, cho dù có liên quan đến quá trình sản xuất hay mức độ hiệu quả của một sản phẩm hay không.

 

Mảng Marketing sẽ có sự đẩy mạnh chú trọng hơn về tính xác thực, và những cảnh hậu trường về quá trình, cũng như chuyên môn của đội ngũ cũng sẽ thường xuyên được tiết lộ đến khách hàng thông qua các chiến dịch quảng cáo.

 

Các thương hiệu sẽ cần phải để tâm nhiều hơn đến xu hướng này, ngay cả khi thực hiện hoạt động “Hero Content” (làm chiến dịch, quảng cáo) hay Primary Content (như viết mô tả sản phẩm) cho các cửa hàng thương mại điện tử của họ để có thể cung cấp thông tin một cách chi tiết và xác thực giúp tạo niềm tin thu hút người tiêu dùng.

 

Xem thêm:

ĐIỀU GÌ ĐANG XẢY RA VỚI HÌNH ẢNH TRÊN WEBSITE MUA SẮM YÊU THÍCH CỦA BẠN?

XU HƯỚNG NHIẾP ẢNH THỜI TRANG NĂM 2018

TĂNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU QUA VIDEO ANIMATION

 

 

                                                                                                TRÒN HOUSE