Kinh nghiệm chụp ảnh sản phẩm cho người mới vào nghề
Nếu bạn là một photographer mới vào nghề, có các ý tưởng độc đáo cho việc chụp ảnh sản phẩm. Bài viết sau từ Tròn House sẽ giúp bạn từ tay mơ đến con đường chuyên nghiệp.
Hình ảnh của sản phẩm là một bước đi đầu tiên của doanh nghiệp để tiếp cận khách hàng gần hơn. Một số thương hiệu nổi tiếng thường đầu tư nhiều vào bộ ảnh cho sản phẩm của họ, bởi đó là yếu tố níu chân khách hàng nhớ đến thương hiệu nhiều hơn. Vì thế, những nhiếp ảnh gia mới muốn chụp ảnh sản phẩm cho các nhãn hàng lớn, cũng cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi vào nghề. Sau đây là những kinh nghiệm chụp hình cho sản phẩm mà Tròn House tổng hợp cho các photographer.
Các dụng cụ hỗ trợ cần phải chuẩn bị
Một công cụ không thể thiếu cho các nhiếp ảnh gia chính là máy ảnh. Với những ai có điều kiện hơn, có thể trang bị cho bản thân một dòng máy ảnh cơ chụp chuyên nghiệp. Mặt khác, với những bạn mới vào nghề có thể sử dụng máy ảnh kỹ thuật số, nhưng chỉ thích hợp dùng cho các sản phẩm không đòi hỏi yêu cầu cao và không quá nhiều tiểu tiết.
Source: Flipkart Stories
Không những thế, chân máy và phông nền là hai đạo cụ chính yếu hỗ trợ cho việc chụp ảnh sản phẩm được thuận tiện hơn. Theo đó, chân máy có thể cố định được máy ảnh và tránh được trường hợp run tay khi bạn cầm trực tiếp. Đối với phông nền sẽ thường sử dụng gam màu đơn sắc, trong đó màu trắng chính là sự lựa chọn nhiều nhất. Bởi đây là màu sắc có thể làm nổi bật sản phẩm, quá trình hậu kỳ chỉnh sửa ảnh sau đó cũng dễ dàng hơn.
Source: Tròn House
Học hỏi và am hiểu lý thuyết về gam màu
Sử dụng đúng hệ màu trong từng ý tưởng chụp ảnh sản phẩm là cách thức đẩy cảm xúc người xem cao hơn, định hình được cá tính trong nghề và giúp nhiều khách hàng biết đến bạn hơn. Bạn có thể tham khảo các ý nghĩa và tâm lý học của từng màu sắc, điều này là hết sức cần thiết để nhiếp ảnh gia có thể truyền tải được thông điệp chính xác nhất trong từng bộ ảnh.
Bật mí cách chụp ảnh sản phẩm với ánh sáng tự nhiên và nhân tạo
Ánh sáng được xem là yếu tố không thể thiếu để cho ra đời một bộ ảnh sản phẩm đẹp. Có thể bạn đã biết, hai nguồn sáng cơ bản trong nhiếp ảnh chính là ánh sáng tự nhiên (mặt trời) và ánh sáng nhân tạo (đèn tuýp, đèn đánh sáng chuyên dụng).
Source: One Apparatus Productions
Thông thường, điều kiện ánh sáng vào ban ngày chính là thời điểm phù hợp để chụp ảnh sản phẩm, hai khung giờ lý tưởng nhất là vào 8-10 giờ sáng và 15-17 giờ chiều. Không nên chụp ảnh ngược sáng hay trong điều kiện thiếu ánh sáng, điều này sẽ làm cho sản phẩm bị tối màu và hình ảnh sẽ không cho màu sắc chuẩn xác. Ngoài ra, với những lúc chụp không có hỗ trợ từ ánh sáng tự nhiên, bạn cũng có thể sử dụng đèn đánh sáng chuyên nghiệp cho sản phẩm yêu cầu cao hoặc đèn tuýp cho các sản phẩm đơn giản.
Đảm bảo tỷ lệ cân đối trong quá trình chụp ảnh sản phẩm
Tỷ lệ trong nhiếp ảnh có sự quan trọng nhất định, sản phẩm sẽ có cảm giác nhìn lớn hơn khi các photographer biết cách cân đối tỷ lệ. Chú ý chọn sản phẩm và các vật dụng kết hợp với nhau sao cho thật ăn ý. Chẳng hạn như bạn cần chụp ảnh một món ăn của nhà hàng, chiếc đĩa đựng sẽ là vật tôn lên giá trị của món ăn đó, đừng quên thêm những nguyên vật liệu trang trí xung quanh. Lúc này bạn cần chọn một tỷ lệ thích hợp để bức ảnh cân xứng và hài hòa trong cả khung hình.
Phông nền và bố cục khi chụp ảnh sản phẩm
Không chỉ dừng lại ở đó, những nhiếp ảnh gia mới hành nghề cũng cần có sự hiểu biết về phông nền và bố cục chụp ảnh sản phẩm.
Phông nền (background) trong khung hình sẽ đóng vai trò làm nền giúp tôn lên các đường nét của sản phẩm. Một số các phông nền phổ biến mà bạn có thể sử dụng trong quá trình chụp như:
- Hộp chụp sản phẩm (foldio/studio box);
- Phông nền tự nhiên (các background sẵn có thích hợp từng ý tưởng chụp ảnh);
- Phông nền cố định (màu trắng, màu đơn sắc).
Source: Tròn House
Bố cục khung hình hợp lý sẽ giúp cho bức ảnh thêm sinh động hơn. Một mẹo dành cho bạn là có thể thêm các vật dụng khác để tạo điểm nhấn cho bức ảnh. Lưu ý là chỉ dùng tối đa từ 4-5 đạo cụ trong khung hình, bởi sẽ khiến cho sản phẩm không được nổi bật và làm cho bức ảnh thêm rối mắt.
Source: Liveside Media
Một số phần mềm xử lý hậu kỳ hình ảnh cho photographer
Một yếu tố quyết định cho bộ ảnh quảng cáo sản phẩm thu hút các khách hàng chính là khâu xử lý hậu kỳ. Bạn cần phải chọn lọc ra các hình ảnh phù hợp, chỉnh sửa từng bức ảnh, áp dụng hệ màu phù hợp giúp ảnh truyền tải đúng ý tưởng và thuyết phục người xem. Các photographer có thể sử dụng một số phần mềm trên máy tính sau khi chụp ảnh sản phẩm như: Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, Adobe Lightroom,... Những ứng dụng này sẽ hỗ trợ bạn độ nét cho ảnh chất lượng, áp hệ màu theo từng concept, thêm logo thương hiệu cho ảnh,... Đảm bảo cho bạn xuất bản được những “tác phẩm” ưng ý nhất.
Nói tóm lại, các photographer muốn chụp ảnh sản phẩm đẹp và có cá tính nghề nghiệp, điều này đòi hỏi sự nỗ lực và học hỏi cao. Tròn House đã giới thiệu đến bạn những kinh nghiệm chụp ảnh, lý thuyết cơ bản và các công cụ cần có để bước vào nghề sáng tạo này.
Ngoài ra, đây là một công việc yêu cầu sự chuyên môn khắt khe, nếu bạn vẫn đang loay hoay chưa biết bắt đầu như thế nào thì có thể chọn một khóa học nhiếp ảnh, từ đó nắm được các kiến thức cơ bản và trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hơn trong tương lai.
Xem thêm:
MẸO CHỤP HÌNH SẢN PHẨM - TẠO HIỆU ỨNG GRADIENT CÙNG TẤM TẢN SÁNG "TỰ CHẾ"
BÍ KÍP CHỤP HÌNH SẢN PHẨM PHONG CÁCH STREETWEAR ĐỐN TIM GIỚI TRẺ
XU HƯỚNG CHỤP HÌNH SẢN PHẨM MỚI: THỜI TRANG VỚI PHONG CÁCH SỐNG " OVERCOMING THE MONSTER"
TRÒN HOUSE