Xu hướng chụp hình sản phẩm mới: thời trang với phong cách sống " overcoming the monster"

 

       Nội dung bài viết:

    I. 
Phông nền


    II. 
Diễn biến câu chuyện

    III. Kết luận

 

Hôm nay Tròn xin giới thiệu đến bạn một xu hướng chụp hình “mới toanh”, đó là chụp hình sản phẩm theo concept phong cách sống, cụ thể hơn là phong cách “ overcoming the monster”. 

 

Chụp hình thời trang theo phong cách này chính là gián tiếp chuyển đến khách hàng một câu chuyện, một thông điệp, một trải nghiệm hay một nhận định của nhãn hàng, thông qua đó “giao tiếp” với khách hàng.

 

Câu chuyện là nền tảng của việc giao tiếp hiệu quả, tâm trí của một khách hàng sẽ ấn tượng với nhãn hàng nào có câu chuyện về sự thành công, nhất là câu chuyện vượt khó đến thành công. Thông điệp ngầm sẽ là: sử dụng tôi đi, tôi đã chật vật, đã thành công, sự hiện diện của tôi sẽ khuyến khích bạn cố gắng, cố lên, cố lên, cố lên….

 

Vậy nên, chụp hình sản phẩm như thế nào để truyền tải câu chuyện của bộ sưu tập? Làm sao để có cộng hưởng với những người bạn phục vụ? Có kết nối, và truyền cảm hứng cho nhóm khách hàng của bạn? 

 

Câu trả lời là phong cách sống “Overcoming the monster”, đây là một cách kể chuyện kinh điển nhất trong các phong cách kể chuyện. Bởi bất cứ ai trên đời, từ người vĩ đại nhất đến người bình thường nhất đều có một monster của riêng mình, như một hòn đá  chắn đường đến bên kia thành công. 

 

Ai cũng sẽ ngần ngại khi chạm mặt với hòn đá to, có thể họ sẽ dừng chân, mắc kẹt mãi với nỗi sợ của chính mình, nhưng một khi đã vượt qua được chướng ngại vật và nhìn lại hành trình gian khó, người ta sẽ đó vốn chỉ là một viên đá nhỏ. Vượt qua hòn đá ấy, chân trời mới đợi họ đáng giá hơn rất nhiều.

Mỗi nhãn hàng thời trang cũng có một câu chuyện vượt qua “quái vật” của riêng mình, làm cho họ khác biệt với người khác. 

Hãy làm cho câu chuyện của bạn là niềm cảm hứng cho người khác, khuyến khích họ vượt qua nỗi sợ, bước qua được chướng ngại vật (monster) cản đường họ, họ sẽ luôn nhớ về bạn.

Vậy câu chuyện của bạn là gì? bạn áp dụng nó vào việc chụp hình sản phẩm thời trang của mình ra sao để thông tin đó đến với khách hàng? Tròn sẽ đưa ra cho bạn ba hướng dẫn quan trọng giúp bạn sáng tạo nên phong cách sống của chính mình.

 

Phông nền

Nếu bạn có một bộ sưu tập thời trang và muốn áp dụng phong cách sống này để chụp hình thời trang cho BST này, hãy dựa vào cốt truyện của nhãn hàng để định ra phông nền phù hợp.

 

Thông thường, màu của phông nền sẽ đi từ vùng màu tối đến màu sáng, cũng giống như tâm trạng của con người chuyển từ miền tăm tối sang vùng ánh sáng rực rỡ. Bạn có thể chuẩn bị bố cục chụp ảnh sản phẩm BST theo các bước sau. Đầu tiên ban đầu màu sắc phông nền có thể trùng với màu của quần áo, ví dụ áo vàng chấm bi thì phông nền cũng vàng chấm bi, sao cho quần áo tiệp màu với phông. Sau đó phông nền dần đổi màu nhưng vẫn giữ chấm bi.

 

Bạn có thể áp dụng phông nền khác nhau cho cùng một bộ sưu tập nhưng với mỗi phông nền đều được điều chỉnh từ tối màu cho đến màu sáng. Riêng hình ảnh biểu tượng cho nỗ lực vượt qua chướng ngại vật hay nỗi sợ (monster), hãy là làm cho tấm ảnh trông có vẻ “chiến đấu” chút bằng kỹ xảo thiết kế. 

 

Hãy kết hợp tất cả màu sắc, biểu cảm người mẫu, phông nền để diễn tả được câu chuyện của bạn.

 

Diễn biến câu chuyện

 

Câu chuyện nào rồi cũng đem đến một bài học cho người xem, đối với OTM, đó chính là nói về thành công bất chấp tỷ lệ thất bại mà mọi người nghĩ về bạn, thảo luận về những bài học cuộc sống. Thể hiện cách mà bạn, nhóm hoặc công ty của bạn trở nên mạnh mẽ hơn qua nghịch cảnh.

 

Nhãn hàng có thể tùy vào những khó khăn của mình mà thiết kế bộ sưu tập mang ý nghĩa liên quan này, có thể sử dụng cho giới trẻ trước kỳ thi đại học, hay trước các vấn đề họ gặp phải như tính rụt rè, nạn bắt nạt học đường, nỗi sợ khi đứng trước thử thách… hoặc đơn giản là cách “ Say No”.

 

Diễn biến câu chuyện sẽ luôn đi theo trình tự: một nhân vật luôn có một monster ám ảnh cuộc sống của họ, khiến họ tồn tại một cách mờ nhạt thậm chí khốn khổ. Rồi điều họ mong chờ cả cuộc đời cũng xuất hiện, đó có thể là một người họ thích, hay một việc làm mình thích nhưng họ lại bị monster giữ chân. Ví dụ như một anh chàng thích cô gái nọ nhưng rụt rè không dám nói, hay một cô gái thích làm cô giáo nhưng lại sợ đứng trước đám đông, hay một đứa con từ chối trường đại học mà gia đình chọn cho họ. 

 

Cuối cùng là cách họ vượt qua mọi chướng ngại, đạt được điều mình thích.

 

Người mẫu

 

Người mẫu của bạn phải thật đặc biệt, họ sẽ thực hiện thay đổi nét mặt cho đến cách post hình theo từng trạng thái của phông nền, tùy vào nội dung câu chuyện mà nhãn hàng đưa ra.

 

Như trên đã đề cập, bạn có thể dựa vào màu sắc của phông nền để nói lên câu chuyện khi chụp hình sản phẩm, nhưng bạn có thể dựa vào biểu cảm của người mẫu để làm điểm nhấn cho hình ảnh sản phẩm. Biểu cảm vẫn sẽ đi theo motif từ thờ ơ, chán chường, cho đến có hy vọng, vượt qua gian khó, lại trở về với thất vọng, và rồi thành công….

 

Nếu người mẫu vẫn chưa nắm được cốt truyện, bạn có thể hỏi họ câu chuyện của chính bản thân họ, và cách thức họ diễn đạt trong buổi chụp hình hôm nay cũng chính là “monster” mà họ phải vượt qua.

 

Kết luận:

 

OTM là một trong những cốt truyện phổ biến nhất được dùng để kể nên câu chuyện thu hút sự chú ý của người khác. Nhất là trong giai đoạn hiện tại, khi mà lòng người đều bất an vì đại dịch Covid vẫn đang hoành hành, thì thông điệp mà bạn đem lại sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy như có một lời động viên đúng lúc.

 

Lúc này, chụp hình sản phẩm không còn là công cụ để bạn giới thiệu sản phẩm của mình, mà hơn thế, hoạt động này sẽ giúp bạn đến gần với khách hàng mục tiêu của mình hơn. Đến đây, bạn đã có câu chuyện của mình chưa, nếu hãy còn phân vân thì liên lạc với Tròn nhé, chúng tôi sẽ có 1001 câu chuyện giúp gợi nên câu chuyện của chính bạn!

 

 

 

Xem thêm:

TRÒN HOUSE