Định vị thương hiệu cho doanh nghiệp SMEs có khó không? (Brand Positioning)

 

  Nội dung bài viết:

   
 I. Insight khách hàng là "vũ khí tối thượng" để có hướng đi đúng đắn

     II. Định vị thương hiệu phải có sự khác biệt với các đối thủ

    III. Thông điệp quảng bá nên đề cao yếu tố dễ nhớ, dễ hiểu, dễ truyền tải

 

Có người lầm tưởng rằng muốn xây dựng chiến lược định vị thương hiệu thì doanh nghiệp cần có logo “độc lạ” hay cái tên chẳng giống ai. Vậy điều đó có đúng không?

 

Khi quyết định mua sản phẩm, khách hàng thường có thói quen xem tính năng là giá trị mà mặt hàng đó đem lại. Trong đó, động lực khiến cho người dùng mua hàng chính là lợi ích của sản phẩm (lý tính và cảm tính). Thông thường, khách hàng sẽ thích chọn một sản phẩm nào đó từ thương hiệu tên tuổi trên thị trường, bởi sẽ giải quyết cho họ được hai yếu tố: một là vấn đề mà họ đang gặp phải (nhiệm vụ của sản phẩm), hai là niềm tin của người dùng (nhiệm vụ của thương hiệu). Theo đó, làm cách nào để doanh nghiệp SMEs tìm được cho mình một hướng đi Brand Positioning thích hợp trong thời đại cạnh tranh gay gắt và khách hàng đã trở nên khó tính hơn rất nhiều?

 

Insight khách hàng là "vũ khí tối thượng" để có hướng đi đúng đắn

 

Nếu như thấu hiểu được khách hàng mục tiêu sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp tìm ra được insight với các yếu tố như: suy nghĩ, mong muốn tiềm ẩn bên trong mỗi người mà không thể nói. Khách hàng luôn tồn tại insight trong chính bản thân họ, tuy nhiên vì lý do nào đó mà họ lại không thể nhận ra được. Chính lý do đó, họ sẽ cần một ai đó nhắc nhở bản thân họ những sự thật ẩn giấu này.

 

Nguồn: Marketing Admicro

 

Việc tìm ra được insight cùng tương đồng với việc bạn tìm được một “chỗ trống” bên trong tâm trí của người tiêu dùng. Từ đó, việc quảng bá với các nội dung và chụp hình ảnh sản phẩm đăng tải trên mạng xã hội sẽ thu hút họ hơn.

 

Khi tập trung xây dựng insight của khách hàng mà chỉ sản phẩm của doanh nghiệp bạn mới đáp ứng được nhu cầu của họ, điều đó mới giúp thương hiệu có hướng đi lâu dài hơn. Nói theo một cách khác, insight khách hàng sẽ đi đôi với USP (Unique Selling Point) của nhãn hàng giúp tạo nên sự khác biệt với các đối thủ cùng phân khúc.

 

Nguồn: ColorMedia

 

Qua các ý trên, ta có thể thấy được rằng một thương hiệu nếu như không bắt nguồn từ insight khách hàng sẽ khó có cơ hội cạnh tranh với những “ông lớn” trong ngành, không thể giải quyết được vấn đề của thương hiệu mà chỉ giải quyết được vấn đề của sản phẩm/dịch vụ.

 

Định vị thương hiệu phải có sự khác biệt với các đối thủ

 

Điều quan trọng nhất mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn chính là được khách hàng nhắc đến thương hiệu của mình. Cho dù là thực hiện với loại hình nào, thương hiệu nên có nét riêng của mình, giúp cho người dùng phân biệt được với những sản phẩm của đối thủ cùng ngành. Theo đó, việc định vị thương hiệu nên triển khai trong quá trình thiết kế nhãn hiệu và xây dựng thương hiệu.

 

Nguồn: Tomorrow Marketers

 

Lấy một ví dụ cụ thể, cùng là một dòng sản phẩm dầu gội đầu cho phái mạnh, thế nhưng định vị của Romano và X-men lại không giống nhau. Theo đó, hình ảnh sản phẩm của X-men sẽ hướng đến người tiêu dùng trẻ là các chàng trai đào hoa, được định vị là sản phẩm thể hiện sự mạnh mẽ. Còn với thương hiệu Romano, hãng hướng tới người dùng tầm trung, định vị sản phẩm của mình có sự lịch lãm cho người có địa vị, doanh nhân thành đạt.

 

Thương hiệu luôn phải có tính tiên phong

 

Trong thời đại cạnh tranh gay gắt với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu, nếu như khách hàng trở nên khó tính và tiêu dùng thông minh hơn thì “trở thành người dẫn đầu” là một định hướng được những doanh nghiệp SMEs chọn theo đuổi.

 

Nguồn: Khuyến Mãi Zin

 

Bạn có thể thấy rằng Tiki và Shopee đều có dịch vụ giao hàng nhanh trong 2 tiếng, nhưng liệu khi nhắc đến điều này thì sàn TMĐT nào sẽ xuất hiện ngay trong đầu bạn? Không ai khác đó chính là Tiki, bởi thương hiệu này là người đi đầu trong dịch vụ này, họ đã định vị trong tâm trí khách hàng là “người giao hàng nhanh nhất”. Khi đã tìm ra được một insight thích hợp, những doanh nghiệp SMEs nên bắt đầu thực hiện định vị thương hiệu thông qua việc chạy quảng cáo digital, triển khai marketing mix,...

 

Thông điệp quảng bá nên đề cao yếu tố dễ nhớ, dễ hiểu, dễ truyền tải

 

Khi xác định được một insight chủ chốt, việc truyền tải và định vị đến người dùng mục tiêu còn yêu cầu marketers truyền đạt thông điệp cần nói đến khách hàng sao cho dễ nhớ và dễ hiểu nhất. Đặc biệt, thông điệp này cần đảm bảo tính nhất quán với các yếu tố: sản phẩm, quảng bá digital, IMC,...

 

Nguồn: ColorMedia

 

Ở một số doanh nghiệp SMEs thường triển khai định vị không nhất quán giữa việc “nói và làm”. Điều này khiến cho việc định vị không truyền bá thông điệp chính xác đến khách hàng mục tiêu. Bởi vậy, xây dựng thương hiệu không những là nhiệm vụ của phòng marketing, mà còn là sự phối hợp ăn ý giữa các phòng ban.

 

Một yếu tố tiềm năng để giúp việc định vị thương hiệu “đi vào lòng khách hàng” đó chính là đầu tư ảnh sản phẩm đẹp. Đó là việc làm thiết thực nhất mà doanh nghiệp nên khởi động và triển khai ngay trong thời gian tới, đặc biệt là những thương hiệu có chiến dịch quảng bá các sản phẩm mới ngay sau dịp Tết.

 

Chụp ảnh sản phẩm đẹp không hề khó khi đã có Tròn House ở đây hỗ trợ bạn đắc lực. Nếu như doanh nghiệp SMEs nào đang cần chụp ảnh sản phẩm cho chiến dịch marketing sản phẩm sắp tới của mình, kết nối với Tròn ngay để nhận tư vấn và lên ý tưởng cho bộ ảnh của bạn nhé.

 

 

Xem thêm:

TRÒN HOUSE