Cách các nước trên thế giới chuẩn bị đón Tết âm lịch như thế nào?
Ngoài Việt Nam chúng ta, ở khu vực châu Á vẫn có một số quốc gia giữ truyền thống đón Tết Nguyên Đán. Cùng Tròn xem qua cách các nước trên thế giới chuẩn bị đón Tết nhé.
Với những quốc gia tại châu Âu, dịp đón năm mới của người dân sẽ được diễn ra theo lịch dương, nhưng tại châu Á thì chào mừng năm mới của người dân sẽ theo lịch âm, cùng đó là những phong tục tập quán “ăn Tết” hết sức độc đáo. Tuy không có quá nhiều sự khác biệt bởi đặc thù truyền thống văn hóa, nhưng chung quy thì Tết Nguyên Đán ở những quốc gia tại châu Á là dịp sum vầy của gia đình và cùng nhau chào đón năm mới. Để tìm hiểu rõ hơn, mời bạn đọc cùng Tròn điểm danh qua cách đón Tết Âm Lịch của nhiều nước trên thế giới như thế nào nhé.
Mỹ
Hiện nay trên đất Mỹ, có hàng triệu người châu Á nói chung và người Việt nói riêng, sinh sống và làm việc chủ yếu ở một số tiểu bang như: Texas, California, Washington,... Vì thế, vào dịp Tết Nguyên Đán, thì ở các nơi này dường như nhộn nhịp hơn bao giờ hết, bởi các chương trình và hoạt động truyền thống của người Việt.
Source: VnExpress
Mặc dù không thể sánh bằng với lễ hội diễn ra tại quê hương, tuy nhiên không khí đón Tết của cộng đồng người Việt vẫn sôi động với các màn múa lân, bắn pháo hoa, trò chơi dân gian, viết thư pháp,... Chứng tỏ, người Việt ở bất cứ đâu vẫn duy trì nét truyền thống lâu đời của cha ông ta.
Source: Đặc san Lâm Viên
Mặt khác, do bởi đại dịch Covid-19 diễn biến phúc tạp và khó lường, các hoạt động đón Tết 2021 sẽ hạn chế hơn. Lệnh giãn cách xã hội đã được thực hiện ở các tiểu bang có số ca mắc covid tăng lên không ngừng. Tuy thời điểm hiện tại có sự khả quan hơn trước, những không vì thế mà an ninh được nới lỏng, mọi hoạt động vui chơi có thể sẽ rất khác so với năm trước đó.
Thái Lan
Người dân “xứ sở chùa Vàng” Thái Lan sẽ đón Tết Nguyên Đán trong 3 ngày từ 13-15/04 mỗi năm theo lịch âm. Một nét đặc trưng trong dịp lễ hội này tại Thái đó là phong tục té nước diễn ra trên khắp các tuyến phố. Theo đó, các người trẻ tuổi sẽ té nước vào người lớn tuổi hơn để bày tỏ sự tôn trọng và thành kính. Đây cũng là một sự kiện được đông đảo du khách khắp nơi biết đến và họ đã cùng người dân tham gia vào lễ hội này trong chuyến đi của mình.
Source: BestPrice Travel
Hong Kong
Tết âm lịch tại Hong Kong có nhiều nét tương đồng với Trung Quốc, tuy nhiên cách người dân ở đây đón Tết sẽ có sự “hòa trộn” giữa nét hiện đại của Phương Tây và nét truyền thống của Phương Đông.
Source: Travellive
Người dân Hong Kong “ăn Tết” với khá nhiều hoạt động nổi bật, chẳng hạn như: tham gia vào Hội chợ hoa Tết từ 25-30/12 âm lịch, tập trung tại cảng Tsim Sha Tsui để xem các phần trình diễn nghệ thuật vào ngày mùng 1 năm mới, đến mùng 2 Tết thì họ đến cảng Victoria để xem màn biểu diễn pháo hoa 20 phút - được mệnh danh là màn bắn pháo bông đẹp nhất trên thế giới.
Ấn Độ
Tết Nguyên Đán tại Ấn Độ còn được gọi là lễ hội Holi, diễn ra vào ngày Purnima (ngày trăng tròn) vào tháng 3 theo lịch dương mỗi năm. Theo quan niệm của người dân nơi đây, lễ hội đến sẽ báo hiệu cho sự bình yên, ấm áp của mùa xuân để xua đi sự lạnh lẽo và ảm đạm của mùa đông vừa qua. Đặc biệt, lễ Holi cũng tượng trưng cho cái thiện “đè bẹp” cái ác. Trong lễ Holi, người dân có truyền thống bôi bột màu lên trang phục và khuôn mặt, vì thế dịp đặc biệt này thu hút khá nhiều du khách bốn phương đến tham quan.
Source: Smithsonian Magazine
Singapore
Diễn ra cùng thời điểm Tết Âm Lịch ở Việt Nam, những ngày này tại đảo quốc Singapore có những sự kiện đón năm mới rộn ràng như: Singapore River Hongbao, Hoa đăng, Lễ Diễu hành Chingay,...
Source: VnMedia
Có thể nói, Lễ Diễu hành Chingay là sự kiện sôi động và nhộn nhịp nhất tại Singapore, diễn ra vào thứ 7 đầu tiên của năm mới, được tổ chức tại vịnh Marina và kết thúc vào ngày rằm tháng Giêng. Theo đó, Chingay được dịch nghĩa theo tiếng Trung nghĩa là “nghệ thuật trang phục và hoá trang”. Vào dịp này, người dân ở đây không những vui chơi thỏa thích mà còn thắt chặt sự đoàn kết giữa mọi người với nhau.
Hàn Quốc
Được xem là một dịp lễ lớn trong năm tại “xứ sở kim chi”, Tết Âm Lịch hay còn có cái tên khác là Seollal. Trước tiên là nghi lễ Charye sẽ diễn ra ở nơi thờ cúng trong gia đình và các thành viên sẽ thực hiện phong tục bái lạy tổ tiên của mình. Kế tiếp là nghi lễ Sebae, thế hệ trẻ sẽ bái lạy và chúc thọ người lớn tuổi trong nhà, sau đó nhận tiền mừng tuổi (Sebaetdon). Trong 3 ngày mùng Tết, người Hàn thường diện trang phục truyền thống của họ là Hanbok. Cùng đó là tham gia vào các hoạt động ca hát, nhảy múa và chơi một số trò dân gian xưa.
Source: Time Out
Malaysia
Tại Malaysia, có đến ¼ dân số quốc gia này là người Hoa, thế nên Tết Âm Lịch cũng là một dịp đặc biệt với người dân nước này. Tương tự như nhiều đất nước khác, đây cũng là kỳ nghỉ chính thức trong năm, là dịp để các gia đình sum họp và quây quần bên nhau. Trong tối giao thừa, màn bắn pháo hoa sẽ được trình diễn tại Tháp đôi Petronas, kết hợp với các hoạt động múa lân, múa sư tử tại khu vực Chinatown (phố người Hoa).
Source: SBS TV
Xem thêm:
NHÌN LẠI CHIẾN DỊCH “PEPSI MANG TẾT VỀ NHÀ” - HÀNH ĐỘNG THAY CHO HÀNG NGHÌN LỜI NÓI
ĐIỂM DANH CÁC LỢI ÍCH TO LỚN KHI DOANH NGHIỆP THAM DỰ HỘI CHỢ THƯƠNG MẠI
CÁC THƯƠNG HIỆU ĐÃ “BẮT TREND” TVC TẾT 2021 NHƯ THẾ NÀO?
TRÒN HOUSE
Nguồn tham khảo: Bnews, Báo Lao Động