COVID-19 mở ra cơ hội hợp tác cho thương mại điện tử Châu Á

Theo ghi nhận chung, trong thời gian vừa qua, lượng khách mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng hay trung tâm thương mại trên thế giới giảm mạnh. Người tiêu dùng chuyển hướng sang mua sắm trực tuyến các sản phẩm thiết yếu và sản phẩm bảo vệ sức khỏe, hạn chế đến những nơi công cộng nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Chính vì thế theo nhiều nhà phân tích, thương mại điện tử tại Châu Á đã được hưởng lợi ngắn hạn trong thời kỳ bùng phát dịch. Trong tương lai, nếu thói quen tiêu dùng có thể chuyển từ thương mại truyền thống sang thương mại điện tử hiện đại thì ngành này sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh hơn nữa.

 

Nguồn: daher

 

Với những tác động tiêu cực của dịch bệnh, người tiêu dùng thông minh đã tăng cường thực hiện các giao dịch thương mại qua kênh điện tử nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho chính mình. Cũng vì lý do này mà toàn thế giới đã được chứng kiến sự tăng trưởng đột phá của ngành thương mại điện tử trong cuộc khủng hoảng đại dịch. Lượng người truy cập và mua sắm mỗi ngày tăng, doanh số bùng nổ kéo theo thanh toán trực tuyến tại Châu Á phát triển.

 

Nguồn: vietnambiz

 

Cơn bão COVID-19 như vừa “quét” qua hàng triệu cửa hàng bán lẻ truyền thống trên toàn thế giới nói chung và Châu Á nói riêng. Hàng quán đóng cửa, cách ly xã hội đã mang đến một cơ hội bất ngờ cho các sàn thương mại điện tử trong thời gian qua. Nếu như trước đây, nhiều người ở Châu Á rất ngại thay đổi. Họ ngại mua sắm trực tuyến vì sợ hàng hóa không đảm bảo chất lượng, sợ mất tiền oan hay sợ chế độ bảo mật thông tin khách hàng kém thì dịch bệnh chính là thời điểm để những người này “ghé thăm” và mua sắm tại các sàn thương mại điện tử.

 

Nguồn: vietnam.net

 

Ông Zhou Junjie - Giám đốc của nền tảng thương mại điện tử Shopee có trụ sở tại Singapore chia sẻ: “Chúng tôi đã thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm vệ sinh cá nhân và sức khỏe bao gồm mặt nạ phẫu thuật và chất khử trùng tay, cùng với các nhu yếu phẩm hàng ngày khác như thực phẩm và đồ uống”. Trong thời gian dịch bệnh bùng nổ, Shopee đã gặt hái được rất nhiều lợi ích, với tổng giá trị hàng hóa tăng vọt 74,3% để đạt 6,2 tỷ USD trong quý đầu tiên. Tổng số đơn đặt hàng trên Shopee trong quý I năm 2020 vừa rồi đạt 429,8 triệu, tăng hơn hai lần so với 203,5 triệu cho cùng kỳ năm ngoái - tăng 111,2%. 

 

Nguồn: blogsosanh

 

Những con số khủng đó đã phần nào khẳng định Shopee chính là một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á. Trong thời gian vừa qua, Shopee đã đưa ra rất nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho người tiêu dùng mua sắm các mặt hàng gia dụng, trang trí nhà cửa hay miễn phí vận chuyển để thúc đẩy doanh số mùa dịch. Giám đốc của nền tảng thương mại ddiejn tử Shopee đã chia sẻ rằng: “Tình hình đại dịch đã thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ trong lối sống trực tuyến rộng, sâu và chúng tôi tin rằng không thể đảo ngược”.

 

Nguồn: haiquanonline

 

Chủ tịch CapitaLand của Singapore vừa tuyên bố sẽ giới thiệu một nền tảng thương mại điện tử mới có tên là eCapitaMall trong thời gian tới. Đây sẽ là nền tảng bao gồm tất cả các cửa hàng bán lẻ có cửa hàng truyền thống trong trung tâm thương mại của chính họ. Chris Chong, Giám đốc điều hành bán lẻ tại CapitaLand nói: “Là nhà điều hành mạng lưới trung tâm mua sắm lớn nhất Singapore, chúng tôi muốn giúp các nhà bán lẻ tiếp cận nhiều người tiêu dùng và cơ hội kinh doanh trực tuyến hơn”. Những người đi đầu trong tập đoàn bất động sản lớn nhất Châu Á này đã nhanh chóng nắm bắt thị trường, đưa ra nhiều chiến dịch mới để thay đổi, đảo ngược tình trạng tiêu thụ chung trên toàn thế giới.

 

Nguồn: straitstimes

 

Theo ông William Yuen - Giám đốc Đầu tư của Invesco đã chia sẻ với Nikken rằng các nhà bán lẻ điện tử có thể sẽ tiếp tục giành được “miếng bánh” trong thị trường bán lẻ trong thời gian tới. Ông tin rằng sẽ có sự cải tiến trong các tương tác với khách hàng, đẩy mạnh phát triển sản phẩm để đảm bảo doanh số hoạt động, đồng thời các hợp tác để làm nên nhiều chiến dịch bán hàng trực tuyến đạt hiệu quả cao hơn. Chính vì lý do này, nhiều “ông lớn” đã quyết định bắt tay với nhau, hợp tác để cùng phát triển qua đại dịch. 

 

Nguồn: tabipacademy

 

Grab và Gojek đã hợp tác với công ty thương mại điện tử Indonesia Bukalapak để áp dụng các chức năng giao hàng - để tiếp cận khách hàng. Ông Anugrah Mardi Honesty, Trưởng phòng tiếp thị hiển thị tại Bukalapak đã nêu lên quan điểm rằng: “Chúng tôi đang có rất nhiều sáng kiến ​​để thực sự tăng tỉ lệ giữ chân khách hàng của mình về phần đó, chẳng hạn như tặng cho họ một phiếu giảm giá tốt hoặc giảm giá tốt cho lần mua tiếp theo, và cũng đưa ra (tùy chọn) để mua hàng với giao hàng ngay lập tức”. Nhờ sự hợp tác này, Gojek cũng cho biết các giao dịch trên dịch vụ giao hàng GoFood tăng 10% vào đầu tháng 5 vừa rồi.

 

Nguồn: doanhnhanplus

 

Decacorn cũng đã hợp tác với Bộ Nông nghiệp Indonesia để giúp nhiều nông dân và người bán hàng ở địa phương chuyển sang kinh doanh trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử. Người địa phương tại Chợ Mitra, Indonesia chia sẻ rằng trước khi dịch bệnh xảy ra, họ bán được khoảng 1 tấn đến 1,5 tấn gạo. Tuy nhiên ngay khi dịch bệnh bùng nổ, họ đã bán được 2,5 tấn đến 3 tấn gạo, tương đương tăng doanh số từ 25% đến 50% nhờ đưa hàng hóa lên sàn thương mại điện tử.

 

Tại Việt Nam, các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,... cũng đang tìm kiếm sự hợp tác của các đối tác nước ngoài nhằm mở rộng phạm vi hoạt động và cải thiện chất lượng hàng hóa trong tương lai. Tròn House tin rằng, chính COVID-19 sẽ mở ra cho thương mại điện tử tại nước ta những cơ hội mới, tạo nên những bước ngoặt kinh tế trong những năm tới.

 

 

Đọc thêm: 

 Dịch vụ chụp hình ảnh sản phẩm thương mại điện tử

 MẮT NGƯỜI CŨNG TẠO NÊN ĐỘ LỆCH MÀU Ở HÌNH ẢNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

 DOANH NGHIỆP VIỆT TRÊN AMAZON PHÁT TRIỂN NHANH NHẤT CHÂU Á

TRÒN HOUSE

Nguồn tham khảo: Nhipcaudautu