Trong những năm gần đây, việc hợp tác với UGC và Micro-Influencers đã trở thành một xu hướng nổi bật trong các chiến lược marketing. Các doanh nghiệp nhận ra rằng ngoài việc kết hợp với những influencer nổi tiếng, thì việc hợp tác với những người có lượng người theo dõi nhỏ nhưng trung thành, và khai thác nội dung từ chính khách hàng vẫn mang lại nhiều lợi ích vượt trội.
Những chiến lược này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tạo ra những kết nối sâu sắc và chân thực hơn với người tiêu dùng. Bài viết này sẽ phân tích xu hướng ngày càng phổ biến này và lý do tại sao UGC và micro-influencers đang thay đổi cách thức tiếp cận khách hàng của các thương hiệu.
Nội dung bài viết
1. Định nghĩa UGC và Micro-Influencers:
2. Xu hướng doanh nghiệp hợp tác cùng UGC và Micro-Influencers:
3. Tại sao doanh nghiệp dần chuyển đổi sang hợp tác cùng UGC và Micro-Influencers:
4. Kết luận:
1. Định nghĩa UGC và Micro-Influencers:
- User-Generated Content (UGC) là nội dung do người dùng hoặc khách hàng tạo ra và chia sẻ trên các nền tảng xã hội, website, hoặc blog, thay vì từ các thương hiệu hay công ty. (Xem chi tiết tại đây)
Ví dụ: Khi một khách hàng của Nike đăng tải hình ảnh về mình đang chạy với đôi giày Nike trên Instagram và gắn thẻ @Nike, đồng thời chia sẻ cảm nhận về sản phẩm, đây chính là UGC.
- Micro-Influencers là những người có số lượng người theo dõi nhỏ, thường từ 1.000 đến 100.000 người.
(Xem chi tiết tại đây)
Ví dụ: Lâm Thúy Nhã (Beauty Blogger Việt Nam): Với khoảng 50,000 người theo dõi trên Instagram, Lâm Thúy Nhã nổi tiếng trong cộng đồng làm đẹp tại Việt Nam. Cô thường xuyên chia sẻ về các sản phẩm chăm sóc da và có sự tương tác tốt với khán giả.
2. Xu hướng doanh nghiệp hợp tác cùng UGC và Micro-Influencers:
Trong thời gian gần đây, doanh nghiệp Việt Nam đang chuyển hướng mạnh mẽ sang hợp tác với micro-influencers và tận dụng UGC (User-Generated Content) trong chiến lược marketing của mình. Báo cáo Influencer Marketing 2024 Việt Nam và toàn cầu cho thấy 43.9% doanh nghiệp ưu tiên hợp tác với micro-influencers (10.000–100.000 người theo dõi) vì chi phí hợp tác hợp lý và hiệu quả tương tác cao mà nhóm này mang lại.
Ngoài ra, 40.2% doanh nghiệp Việt Nam tập trung vào mục tiêu tăng doanh số qua các chiến dịch này, trong khi 22% chú trọng đến việc tạo ra nội dung do người dùng tạo (UGC), cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng sử dụng nội dung cộng đồng. Việc tạo dựng các chiến dịch UGC không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn giúp tăng cường tính chân thực và tạo sự kết nối với khách hàng.
(Nguồn: Báo cáo Influencer Marketing 2024 Việt Nam và toàn cầu)
3. Tại sao doanh nghiệp dần chuyển đổi sang hợp tác cùng UGC và Micro-Influencers:
- Tính chân thực:
Sự chân thực của UGC và micro-influencers là một trong những yếu tố quan trọng giúp các thương hiệu tạo được kết nối sâu sắc với khách hàng. Khách hàng thường tin tưởng những trải nghiệm từ người tiêu dùng thực tế hơn là những quảng cáo từ thương hiệu. Với UGC, nội dung do người dùng tạo ra là minh chứng cho sự thật và trải nghiệm thật sự, giúp xây dựng lòng tin và tính xác thực. Cùng với micro-influencers, những người gần gũi với cộng đồng và có mức độ tương tác cao, thương hiệu có thể dễ dàng tạo dựng hình ảnh gần gũi và chân thật hơn so với việc chỉ hợp tác với các influencer nổi tiếng.
![]() |
Ví dụ: Garnier đã hợp tác với nền tảng Skeepers để thực hiện chiến dịch sử dụng micro-influencer và nội dung từ người dùng thật. Thay vì sử dụng người nổi tiếng, họ để người tiêu dùng chia sẻ trải nghiệm thật khi dùng sản phẩm. Cách làm này giúp nội dung trở nên gần gũi, chân thực hơn và tăng độ tin cậy cho thương hiệu. Chiến dịch này đã đem lại kết quả rất tích cực. Các video do những người có sức ảnh hưởng tạo ra đã tạo ra 175.000 lượt hiển thị và 27.000 lượt tiếp cận. Tỷ lệ tương tác thậm chí đạt tới điểm 8,32%!
- Chi phí rẻ nhưng vẫn tạo được tiếng vang lớn:
Việc hợp tác với micro-influencers không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tạo ra những chiến dịch quảng cáo hiệu quả. Các micro-influencers có thể tiếp cận những cộng đồng nhỏ nhưng trung thành, giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng mà không phải chi trả số tiền lớn cho các hợp đồng đắt đỏ với những influencer nổi tiếng.
Blueland, thương hiệu sản phẩm làm sạch bền vững, đã thực hiện một chiến dịch marketing thành công với sự hợp tác của 211 micro-influencers thông qua nền tảng Stack Influence. Chiến dịch kéo dài 3 tháng này không chỉ giúp Blueland tăng trưởng doanh thu mà còn mở rộng sự hiện diện mạnh mẽ trên Amazon. Giúp thương hiệu tăng trưởng doanh thu 13 lần so với chi phí đầu tư, xuất hiện trên trang đầu của từ khóa "xà phòng tạo bọt" với 26.000 lượt tìm kiếm hàng tháng.
![]() |
Một ví dụ khác là chiến dịch của Drybar, thương hiệu chăm sóc tóc nổi tiếng với dịch vụ “blowout” chuyên nghiệp đã hợp tác với nền tảng Skeepers để giải quyết bài toán thiếu đánh giá khách hàng thực tế cho các dòng sản phẩm mới và phiên bản giới hạn. Với mục tiêu gia tăng độ tin cậy và thúc đẩy chuyển đổi mua hàng, Drybar đã tận dụng mạng lưới hơn 100.000 nano và micro-influencer để tạo ra hơn 7.000 đánh giá và 2.300 video UGC. Chiến dịch đạt 5,49 triệu lượt hiển thị, 697.000 lượt tiếp cận, 689.000 lượt tương tác với tỷ lệ tương tác 4,61%. Sản phẩm đạt điểm đánh giá trung bình 4,75/5 và tỷ lệ đề xuất lên tới 94%. Nội dung chân thực từ người dùng đã giúp Drybar tăng đáng kể độ nhận diện thương hiệu tại các nhà bán lẻ lớn như Ulta, Sephora và kênh DTC (bán hàng trực tiếp).
![]() |
- Kích thích tham gia và tạo cảm giác FOMO:
Nhờ vào việc hợp tác với một số lượng lớn micro-influencers và sử dụng các chiến lược UGC, các thương hiệu có thể dễ dàng tạo ra trend và FOMO. Một chiến dịch hashtag có thể nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng, từ đó tạo sự tò mò và khuyến khích người tiêu dùng tham gia.
![]() |
Ví dụ điển hình là chiến dịch #RedCupContest, nơi Starbucks yêu cầu khách hàng chia sẻ những bức ảnh về cốc Starbucks màu đỏ của họ để có cơ hội nhận giải thưởng trị giá 500 USD. Theo Fastercapital, chiến dịch này đã thu hút hơn 40.000 bài đăng và hàng trăm nghìn lượt thích, tạo ra một lượng lớn nội dung do người dùng tạo ra mà công ty có thể sử dụng để mở rộng phạm vi tiếp cận và giữ thương hiệu luôn hiện diện trong tâm trí khách hàng trong suốt mùa lễ hội.
4. Kết luận:
Mặc dù các influencer nổi tiếng vẫn giữ vị trí quan trọng trong chiến lược marketing, việc hợp tác với UGC và micro-influencers ngày càng chứng tỏ là một chiến lược mạnh mẽ và hiệu quả cho doanh nghiệp. Những yếu tố như tính chân thực, chi phí hợp lý và khả năng tạo ra sự tương tác sâu sắc với khách hàng đã khiến UGC và micro-influencers trở thành công cụ không thể thiếu trong việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với người tiêu dùng.
Bằng cách kết hợp khéo léo giữa những chiến lược này, thương hiệu có thể tạo ra những chiến dịch quảng cáo không chỉ thu hút sự chú ý mà còn tạo ra giá trị bền vững trong lòng khách hàng.
TRÒN